backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Thực đơn tập cho bé ăn cơm ngon miệng, đủ chất, phù hợp hệ tiêu hóa bé

Thông tin kiểm chứng bởi: Lan Quan


Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 31/08/2023

    Thực đơn tập cho bé ăn cơm ngon miệng, đủ chất, phù hợp hệ tiêu hóa bé

    Việc tập cho bé chuyển từ ăn bột hoặc cháo sang ăn cơm là cột mốc chuyển đổi quan trọng đối với sự phát triển của con. Do đó, mẹ nên chuẩn bị thực đơn tập cho bé ăn cơm như thế nào để phù hợp với khả năng tiêu hóa của con?

    Tập cho bé ăn cơm là hoạt động thú vị đối với cả mẹ và bé cưng. Vì vậy, bạn cũng đừng quá lo lắng về việc trẻ không hợp tác hoặc biếng ăn. Thay vào đó, bạn có thể bắt đầu chuẩn bị các món ăn cho bé tập ăn cơm theo một số công thức vô cùng đơn giản mà Hello Bacsi gợi ý. Việc bắt đầu tập ăn những món cơ bản bằng những thực đơn tập cho bé ăn cơm sau đây có thể giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển nhưng không bị rối loạn tiêu hóa hoặc khó tiêu.

    Khi nào mẹ nên cho bé tập ăn cơm?

    Trước khi tham khảo thực đơn tập cho bé ăn cơm, cùng tìm hiểu về thời điểm mẹ nên tập cho bé ăn cơm.

    Có khá nhiều thông tin về thời điểm mẹ nên cho bé tập ăn cơm và có thể gây tranh cãi. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của mỗi đứa trẻ là khác nhau nên sẽ không có kết luận chính xác rằng khi nào bạn nên tập cho trẻ ăn cơm. Thay vào đó, bạn nên dựa trên những dấu hiệu thông báo trẻ đã sẵn sàng để ăn cơm hoặc thức ăn có kết cấu rắn như:

    • Bé kiểm soát vùng đầu cổ tốt.
    • Trẻ đã biết ngồi và có thể ngồi vững mà không cần người lớn hỗ trợ.
    • Khả năng cầm nắm của trẻ phát triển và bé đã cầm được những món đồ nhỏ. Song song đó là bé còn thường xuyên với lấy thức ăn đưa vào miệng.
    • Trẻ đã mọc răng và sẵn sàng cho việc nhai sẽ là thời điểm thích hợp nhất để mẹ cho bé tập ăn cơm.

    Bạn có thể xem thêm thực đơn cơm nát cho bé mới tập ăn:

    Thực đơn cho bé tập ăn cơm đơn giản với những món ăn cơ bản nhất

    Bữa cơm đơn giản với rau củ hoặc thịt, cá, trứng có thể quen thuộc với người lớn nhưng vẫn là những món ăn mới lạ đối với trẻ đang tập ăn cơm. Vì vậy, mẹ hãy bắt đầu tập cho bé ăn cơm với những món cơ bản và thanh đạm nhất mà Hello Bacsi tổng hợp được nhé!

    1. Thực đơn tập cho bé ăn cơm với đậu hũ non hấp trứng

    Nguyên liệu nấu cơm cho bé tập ăn:

  • 1/4 miếng đậu hũ non
  • 1 quả trứng
  • Hành lá, mè, gia vị dành cho trẻ ăn dặm
  • 1 thìa cà phê dầu ăn dành cho trẻ em
  • Các bước thực hiện thực đơn tập cho bé ăn cơm với đậu hũ và trứng:

    • Bước 1: Rửa sạch đậu hũ, cho vào bát và nghiền mịn.
    • Bước 2: Đập trứng gà cho vào bát đậu hũ và cho thêm 1 thìa cà phê dầu ăn dành cho trẻ em.
    • Bước 3: Khuấy đều các nguyên liệu trong bát, thêm hành thái lát nhỏ, mè và một chút gia vị.
    • Bước 4: Đánh đều tay đậu hũ trứng cùng gia vị rồi cho vào lò vi sóng quay 5 phút là chín.

    các món cho bé tập ăn cơm như món đậu hũ hấp trứng ăn là món khá dễ ăn để ăn kèm với cơm đối với hầu hết trẻ đang tập ăn cơm. Cách làm cũng đơn giản và nhanh chóng nên dù mẹ bận rộn thì vẫn có thể đưa món này vào thực đơn để nấu cho bé yêu ăn dặm.

    2. Thực đơn tập cho bé ăn cơm bằng cách nấu cơm nát cùng tôm và bí đỏ

    thực đơn cho bé tập ăn cơm

    Nguyên liệu nấu cơm cho bé tập ăn:

    • 1 miếng bí đỏ
    • 3 con tôm
    • 1 thìa cà phê dầu ăn dành cho trẻ em
    • 1 miếng bơ lạt nhỏ

    Các bước thực hiện thực đơn tập cho bé ăn cơm với tôm và bí đỏ:

    • Bước 1: Vo gạo và nấu cơm như bình thường rồi nghiền nát một chút.
    • Bước 2: Rửa sạch bí đỏ, thái miếng vuông cho vào nồi nước sôi nấu đến khi chín mềm hoặc bạn cũng có thể hấp bí để giữ trọn hương vị.
    • Bước 3: Rửa sạch tôm, bóc vỏ và băm nhuyễn.
    • Bước 4: Cho bơ lạt và dầu ăn vào chảo, đun lửa nhỏ đến khi bơ tan hết.
    • Bước 5: Tiếp theo cho tôm vào chảo xào cho tôm săn lại.
    • Bước 6: Cuối cùng, bạn cho tôm và bí đã nấu mềm và nghiền nát vào bát để bé ăn cùng với cơm.

    Bí đỏ giàu vitamin A và tôm rất giàu sắt và canxi, là những món ăn cho bé ăn cơm phù hợp. Do đó, món cơm tán nhuyễn kết hợp cùng tôm và bí đỏ sẽ là món ăn vô cùng dinh dưỡng trong thời kỳ trẻ bắt đầu ăn dặm hoặc ăn cơm.

    Xem hướng dẫn chi tiết

    Cách nấu cơm nát cho bé vừa đơn giản, nhanh gọn, vừa thơm ngon, dễ nhai

    3. Thực đơn tập cho bé ăn cơm cùng với cá hấp hoặc nướng tán nhuyễn

    Trong giai đoạn trẻ làm quen với cơm thì việc kết hợp cá nướng với cơm sẽ là món khá dễ ăn. Mẹ có thể chọn cách hấp hoặc nướng cá làm món ăn cho bé ăn cơm đều được. Sau đây là hướng dẫn về cách làm thực đơn tập cho bé ăn cơm với cá:

    • Bước 1: Nếu muốn nướng cá thì gợi ý là mẹ cần chuẩn bị 225 – 300 g phi lê cá .
    • Bước 2: Sau đó bọc cá bằng giấy bạc và cho vào lò nướng ở nhiệt độ 190 độ C.
    • Bước 3: Khi cá đã chín thì mở giấy bạc và chờ nguội. Tiếp theo, bạn cần lột da, loại bỏ xương (nếu còn).
    • Bước 4: Cuối cùng, tán hoặc gỡ phần thịt cá cho thật nhuyễn và cho vào cơm để bé ăn dặm.
    Đây là món ăn đơn giản và rất cơ bản đối với bé đang tập ăn cơm. Các mẹ có thể tập ăn cơm cho bé bằng cách thay cá nướng bằng thịt băm nhuyễn kết hợp thêm các loại rau củ khác để bữa ăn của con phong phú hơn.

    Mách mẹ cách tập cho bé ăn cơm dễ dàng

    thực đơn cho bé tập ăn cơm

    Không chỉ băn khoăn về thực đơn tập cho bé ăn cơm, mà cách tập cho bé ăn cơm như thế nào để trẻ vui vẻ hợp tác và không bị biếng ăn về sau là vấn đề khiến nhiều mẹ băn khoăn. Nếu chưa có kinh nghiệm thì mẹ có thể tham khảo một vài bí quyết sau khi chuẩn bị thực đơn tập cho bé ăn cơm để giúp bé làm quen với việc ăn cơm nhé!

    • Mẹ nên cho con chuyển đổi dần dần từ ăn cháo sang ăn cơm. Chẳng hạn như trước đây 2- 3 bữa chính của bé là ăn cháo/bột thì giờ đây mẹ có thể cho con ăn 1 -2 bữa cháo và 1 bữa là ăn cơm. Điều này giúp bé có thời gian làm quen và hấp thu tốt những thức ăn thô.
    • Trong giai đoạn đầu, mẹ nên đánh nhẹ cho cơm nát hoặc nấu nhão một chút để con dễ nhai nuốt hơn và không bị khó tiêu. Lượng cơm cũng nên được tăng dần khi trẻ lớn hơn chứ không nên cho bé ăn cơm quá nhiều khi mới tập ăn.
    • Thực phẩm ăn kèm như rau củ hay thịt cá cần được nấu, hầm hoặc ninh cho chín mềm và nghiền nhỏ để ăn chung với cơm. Đồng thời, mẹ nên quan sát cẩn thận và chú ý đến khả năng nhai nuốt của bé để tránh tình trạng con bị nghẹn khi ăn thức ăn thô.
    • Đầu tư bộ dụng cụ ăn dặm cho bé với màu sắc, hình ảnh minh họa bắt mắt cũng là cách thu hút sự chú ý của trẻ và giúp con hứng thú hơn trong bữa ăn. Tuy nhiên, mẹ nên chú ý đến chất liệu của chén, muỗng để đảm bảo an toàn cho bé khi tập ăn cơm nhé!
    • Điều quan trọng cuối cùng là mẹ nên kiên nhẫn khi tập cho bé ăn cơm. Không phải lúc nào trẻ cũng hợp tác và dễ chịu trong bữa ăn. Tuy nhiên, nếu mẹ ngừng cho con ăn cơm hoặc ăn không đa dạng sẽ khiến bé thiếu hụt dinh dưỡng. Vì vậy, mẹ đừng bỏ cuộc quá sớm khi con ăn chậm hoặc có dấu hiệu chán ăn. Nếu quá khó khăn thì mẹ có thể nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

    Thực đơn tập cho bé ăn cơm có thể được chuẩn bị theo nhiều cách với đa dạng các nguyên liệu khác nhau. Mẹ có thể cho bé ăn các món đơn giản trước rồi mới “nâng cấp” thực đơn lên dần để giúp bé khám phá nhiều loại thực phẩm hơn. Đồng thời, trong suốt quá trình tập cho bé ăn cơm, mẹ cần có sự quan sát chặt chẽ để tránh trường hợp con bị hóc nghẹn nhé.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Thông tin kiểm chứng bởi:

    Lan Quan


    Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 31/08/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo