backup og meta

Chăm sóc dinh dưỡng như thế nào giúp bé sinh mổ có miễn dịch khỏe mạnh hơn?

Chăm sóc dinh dưỡng như thế nào giúp bé sinh mổ có miễn dịch khỏe mạnh hơn?

Sự khác biệt giữa bé sinh mổ và bé sinh thường không chỉ nằm ở cách thức bé được đưa ra khỏi bụng mẹ mà nghiên cứu còn cho thấy, bé sinh mổ có nguy cơ miễn dịch kém hơn và dễ gặp các vấn đề tiêu hóa, hô hấp. Vậy mẹ cần chăm sóc dinh dưỡng như thế nào để giúp bé sinh mổ có miễn dịch vững vàng, khỏe mạnh hơn? Mẹ hãy tìm hiểu ngay bí quyết xoay chuyển những bất lợi thành cơ hội giúp trẻ sinh mổ thuận lợi phát triển qua bài viết bên dưới nhé!

Liệu có sự khác biệt về sức đề kháng từ nhỏ trẻ sinh thường và sinh mổ?

Khi so sánh giữa việc sinh thường và sinh mổ, kết quả nghiên cứu cho thấy sinh mổ làm giảm đi sự đa dạng vi khuẩn ở đường ruột và hại khuẩn từ môi trường sẽ chiếm ưu thế hơn [2]. Theo nghiên cứu, hệ vi sinh đường ruột của bé sinh mổ có tỷ lệ hại khuẩn cao hơn 80% so với bé sinh thường [6]. Trong khi hệ vi sinh đường ruột lại có mối liên hệ mật thiết với hệ miễn dịch nên sự khác biệt này khiến miễn dịch của bé sinh mổ yếu thế hơn. Cụ thể, trẻ sinh mổ sẽ có nguy cơ miễn dịch kém hơn 1,5 lần so với trẻ sinh thường và nguy cơ này kéo dài cho đến khi trẻ lên 5 tuổi [3]. 

Nguyên nhân khiến hệ vi sinh đường ruột của bé sinh mổ có sự khác biệt được cho là có liên quan đến phương thức sinh nở. Thực chất, ngay trong giai đoạn thai kỳ, hệ vi sinh vật của mẹ và thai nhi đã có sự tương tác với nhau và tác động đến sự phát triển miễn dịch của trẻ. Hệ vi sinh vật là một phần không thể thiếu trong một cơ thể khỏe mạnh – giúp tạo ra hàng rào phòng thủ ở da, ruột và là nhà máy sản xuất rất nhiều vitamin thiết yếu [5]. Khi chào đời, bé sinh thường sẽ đi qua đường sinh tự nhiên của mẹ, điều này giúp con có cơ hội được thừa hưởng các chủng vi sinh vật có tác dụng bảo vệ cơ thể trước mầm bệnh [4]. Tuy nhiên, bé sinh mổ lại bỏ lỡ cơ hội này nên dẫn đến việc hệ vi sinh đường ruột của con có sự khác biệt. [2]  

Ngoài ra, trẻ sinh mổ cũng có có nguy cơ gặp các vấn đề về hô hấp. Nguyên nhân là do nếu sinh thường, quá trình chuyển dạ sẽ giúp đẩy nước trong phổi của bé ra ngoài. Tuy nhiên, trẻ sinh mổ không trải qua quá trình này nên dễ bị tồn dịch phổi dẫn đến tình trạng trẻ thở khò khè, ho ra dịch đờm nhầy… [4]. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trẻ sinh mổ có nguy cơ nhiễm trùng hô hấp cao hơn 1,3 lần so với trẻ sinh thường [6].

Dinh dưỡng cho bé sinh mổ – Bí quyết để xây nền tảng vững chắc cho bé

Dù bé sinh mổ có nguy cơ gặp nhiều bất lợi về sức khỏe, nhưng mẹ cũng đừng quá lo lắng, bởi thực tế các nghiên cứu cũng cho thấy, việc chăm sóc dinh dưỡng khoa học, đúng cách sẽ là “chìa khóa” hóa giải nhiều vấn đề ở trẻ sinh mổ. Lời khuyên từ các chuyên gia là hãy nuôi con bằng sữa mẹ, bởi trẻ sinh mổ sẽ cần được tăng cường bảo vệ nhờ những thành phần tuyệt vời có sẵn trong sữa mẹ như:

HMO – Dưỡng chất giúp ngăn ngừa mầm bệnh [9]

HMO là dưỡng chất có hàm lượng nhiều thứ ba trong sữa mẹ, chỉ sau chất béo và lactose. Dưỡng chất này mang đến rất nhiều lợi ích cho trẻ sơ sinh, nhất là trẻ sinh mổ bởi có khả năng ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập niêm mạc ruột, giúp tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ nhiễm bệnh.

Trong sữa mẹ có hơn 200 loại HMO, trong đó chiếm 50% hàm lượng dưỡng chất HMO trong sữa mẹ là 5 loại HMO: LNT, 2’-FL, 3-FL, 3’SL và 6’-SL. Đặc biệt, kết quả của nghiên cứu còn cho thấy 2’-FL HMO còn giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng hô hấp ở trẻ đến 66%, ngăn ngừa mầm bệnh [10], [11].

Nucleotides – Tăng cường miễn dịch, hỗ trợ sản xuất kháng thể [12], [13], [14]

Nucleotides là các hợp chất được tìm thấy với hàm lượng cao trong sữa mẹ. Đây là dưỡng chất cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ sơ sinh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nucleotides trong sữa mẹ giúp tăng cường sản sinh tế bào miễn dịch và kháng thể, giúp củng cố hệ miễn dịch, nâng cao khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Ngoài ra, dưỡng chất này còn hỗ trợ tăng sản xuất kháng thể nhiều hơn 86% sau 6 tháng tiêm vaccine HIB [12], [13], [14].

Bifidobacterium củng cố hệ tiêu hóa [19]

Đối với trẻ sinh mổ, các vi khuẩn từ môi trường bệnh viện có thể dễ xâm nhập và chiếm ưu thế hơn [25]. Trong khi đó, sức khỏe đường ruột và hệ miễn dịch lại có mối quan hệ mật thiết khi 70 – 80% tế bào miễn dịch hiện diện ở đường ruột [26]. Do đó, những năm tháng đầu đời sẽ là thời điểm “vàng” để mẹ giúp hệ vi sinh đường ruột của bé sinh mổ lấy lại sự cân bằng. Từ đó, góp phần củng cố và nâng cao hệ miễn dịch, giúp trẻ sinh mổ phát triển khỏe mạnh như trẻ sinh thường [17], [18].

Để hệ vi sinh đường ruột của trẻ sinh mổ nhanh lấy cân bằng, bạn sẽ cần chú ý bổ sung lợi khuẩn cho bé. Cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt là giải pháp tốt nhất mà mẹ nên thực hiện. Bởi ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết đối với sự phát triển của trẻ, sữa mẹ còn chứa nhiều chủng vi khuẩn có lợi [15]. Một trong những chủng lợi khuẩn quan trọng nhất là Bifidobacterium. Đây là chủng lợi khuẩn có thể giúp củng cố hệ tiêu hóa, giúp giảm số ngày mắc tiêu chảy và giảm nguy cơ mắc tiêu chảy ở trẻ [19].

Chất bột đường

Trong tất cả các loại dưỡng chất, chất bột đường là nguồn năng lượng mà cơ thể cần để hoạt động. Chất bột đường hiện diện trong sữa mẹ bao gồm nhiều loại đường khác nhau. Trong đó, loại đường chiếm tỷ lệ cao nhất là lactose [20], [21].

Chất béo

Là một trong những dưỡng chất quan trọng được tìm thấy trong sữa mẹ, chất béo hoạt động như nguồn cung cấp năng lượng  chính và giúp cơ thể trẻ hấp thu các vitamin tan trong chất béo. Không những thế, các axit béo chuỗi dài rất cần thiết cho sự phát triển của não, võng mạc và hệ thần kinh của trẻ [22].

Đạm

Đạm trong sữa mẹ bao gồm hỗn hợp whey và casein và nhiều loại peptide khác nhau. Đạm cũng là thành phần chính của rất nhiều chất liên quan tới khả năng miễn dịch của cơ thể. Trong quá trình tiêu hóa, đạm được phân thành các amino axit đơn giản được sử dụng trong quá trình trao đổi chất [23], [24]. 

Với những thành phần này, sữa mẹ chính là nguồn dưỡng chất vàng quan trọng đối với sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó mẹ không thể cho bé bú, mẹ cũng đừng quá lo lắng. Thay vào đó, mẹ nên ưu tiên bổ sung đầy đủ cho bé nguồn dưỡng chất như trên để giúp bé xây dựng hệ miễn dịch vững vàng từ những năm đầu đời.

Hello Bác sĩ biết, bé sinh mổ với nhiều nguy cơ về sức khỏe khiến mẹ trăn trở. Tuy nhiên, nếu mẹ chăm sóc con đúng cách với bí quyết về dinh dưỡng như vừa chia sẻ, mẹ sẽ có thể xoay chuyển tình thế, biến nguy cơ thành cơ hội xây dựng cho con một nền tảng miễn dịch vững chắc. Hi vọng rằng những thông tin này sẽ phần nào giúp mẹ thêm tự tin trong hành trình chăm sóc và nuôi dưỡng bé!

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Senn, V., Bassler, D., Choudhury, R., Scholkmann, F., Righini-Grunder, F., Vuille-dit-Bille, R. N., & Restin, T. (2020). Microbial colonization from the fetus to early childhood—a comprehensive review. Frontiers in Cellular and Infection Microbiology, 10. https://doi.org/10.3389/fcimb.2020.573735

2. Kim, G., Bae, J., Kim, M. J., Kwon, H., Park, G., Kim, S.-J., Choe, Y. H., Kim, J., Park, S.-H., Choe, B.-H., Shin, H., & Kang, B. (2020). Delayed establishment of gut microbiota in infants delivered by cesarean section. Frontiers in Microbiology, 11. https://doi.org/10.3389/fmicb.2020.02099 

3. Miller, J. E., Goldacre, R., Moore, H. C., Zeltzer, J., Knight, M., Morris, C., Nowell, S., Wood, R., Carter, K. W., Fathima, P., de Klerk, N., Strunk, T., Li, J., Nassar, N., Pedersen, L. H., & Burgner, D. P. (2020). Mode of birth and risk of infection-related hospitalisation in childhood: A population cohort study of 7.17 million births from 4 high-income countries. PLOS Medicine, 17(11). https://doi.org/10.1371/journal.pmed.1003429

4. C-Section Birth Associated with Numerous Health Conditions https://www.center4research.org/c-section-birth-health-risks/ Truy cập ngày 23/05/2023

5. When a Neonate Is Born, So Is a Microbiota https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7920069/ Truy cập ngày 18/08/2024

6. Pediatrics Consequences of Caesarean Section—A Systematic Review and Meta-Analysis https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7662709/ Truy cập ngày 23/05/2023

7. Shao, Y., Forster, S. C., Tsaliki, E., Vervier, K., Strang, A., Simpson, N., Kumar, N., Stares, M. D., Rodger, A., Brocklehurst, P., Field, N., & Lawley, T. D. (2019). Stunted microbiota and opportunistic pathogen colonization in caesarean-section birth. Nature, 574(7776), 117–121. https://doi.org/10.1038/s41586-019-1560-1

8. Korpela K et al (2018)

9. The Role of Two Human Milk Oligosaccharides, 2′-Fucosyllactose and Lacto-N-Neotetraose, in Infant Nutrition https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6629589/ Truy cập ngày 18/08/2024

10. Reverri et al (2018)

11. Rousseaux et al (2021)

12. Pickering et al (1998)

13. Effect of dietary ribonucleotides on infant immune status. Part 2: Immune cell development https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15496603/ Truy cập ngày 23/05/2023

14. Nucleotides: an updated review of their concentration in breast milk https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0271531721000737#:~:text=Nucleotides%20are%20ubiquitous%20intracellular%20compounds,growth%20and%20development%20in%20infants.  Truy cập ngày 23/05/2023

15. Lactobacilli and Bifidobacteria in Human Breast Milk: Influence of Antibiotherapy and Other Host and Clinical Factors https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4086764/   Truy cập ngày 23/05/2023

16. The Effects of Delivery Mode on the Gut Microbiota and Health: State of Art https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8733716/#:~:text=It%20was%20considered%20that%20c,month%2Dold%20vaginally%20delivered%20infants Truy cập ngày 18/08/2024

17. The Interplay between the Gut Microbiome and the Immune System in the Context of Infectious Diseases throughout Life and the Role of Nutrition in Optimizing Treatment Strategies https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8001875/#:~:text=With%2070%E2%80%9380%25%20of%20immune,the%20local%20mucosal%20immune%20system. Truy cập ngày 18/08/2024

18. Development of Gut Microbiota in the First 1000 Days after Birth and Potential Interventions https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC10457741/ Truy cập ngày 18/08/2024

19. Acidified milk formula supplemented with bifidobacterium lactis: impact on infant diarrhea in residential care settings https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15076628/ Truy cập ngày 23/05/2023

20. Carbohydrate composition in breast milk and its effect on infant health https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7805382/ Truy cập ngày 18/08/2024

21. Review of Infant Feeding: Key Features of Breast Milk and Infant Formula https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4882692/ Truy cập ngày 18/08/2024

22. Fats in Human Milk: 2022 Updates on Chemical Composition https://www.newbornjournal.org/abstractArticleContentBrowse/JNB/31211/JPJ/fullText# Truy cập ngày 18/08/2024

23. Components of human breast milk: from macronutrient to microbiome and microRNA https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7402982/ Truy cập ngày 18/08/2024

24. Protein Digestion, Absorption and Metabolism https://med.libretexts.org/Courses/American_Public_University/APUS%3A_An_Introduction_to_Nutrition_(Byerley)/APUS%3A_An_Introduction_to_Nutrition_1st_Edition/05%3A_Proteins/5.04%3A_Protein_Digestion_Absorption_and_Metabolism Truy cập ngày 18/08/2024

25. C-Section Birth Associated with Numerous Health Conditions https://www.center4research.org/c-section-birth-health-risks/ Truy cập ngày 18/08/2024

26. The Interplay between the Gut Microbiome and the Immune System in the Context of Infectious Diseases throughout Life and the Role of Nutrition in Optimizing Treatment Strategies https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8001875/ Truy cập ngày 18/08/2024

Phiên bản hiện tại

23/08/2024

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc

Cập nhật bởi: Ngân Phạm


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc

Nhi khoa · Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 23/08/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo