backup og meta

Mách mẹ cách xây dựng miễn dịch vững vàng cho bé sinh mổ

Mách mẹ cách xây dựng miễn dịch  vững vàng cho bé sinh mổ

Chăm sóc trẻ sinh mổ đòi hỏi mẹ phải dành nhiều lưu ý hơn, bởi so với bé sinh thường, bé sinh mổ sẽ có nguy cơ đối mặt với nhiều bất lợi về sức khỏe hơn. Thế nhưng, mẹ cũng đừng quá lo lắng, xem ngay bài viết bên dưới và “bỏ túi” bí quyết chăm sóc bé sinh mổ đúng cách để biến nguy cơ thành cơ hội xây dựng nền tảng vững chắc cho con nhé!

Bé sinh mổ và nguy cơ đối diện với nhiều vấn đề sức khỏe

Nhiều người thường nghĩ, sinh mổ là một quá trình sinh nở diễn ra khá dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên, vấn đề phục hồi sau phẫu thuật và cách chăm sóc trẻ sinh mổ mới là thách thức thật sự cho các bà mẹ. Nguyên nhân chính là vì trẻ sinh mổ thường gặp các vấn đề về hô hấp, tiêu hóa và hệ miễn dịch.

Các vấn đề hô hấp mà trẻ sinh mổ có thể gặp phải

Đối với các trẻ được sinh qua đường âm đạo, sự co thắt khi sinh sẽ giúp chất nhầy được đẩy ra khỏi phổi của bé và giúp bé thở dễ dàng sau khi chào đời. Trong khi đó thì trẻ sinh mổ sẽ không trải qua quá trình này nên phổi của bé vẫn tồn đọng dịch nhầy sau ca mổ. Tình trạng này có thể là nguyên nhân làm cho bé sau sinh mổ thở khò khè, thở khó, ho ra dịch đờm nhầy… [1], nhất là trong giai đoạn chuyển mùa – thời điểm mà tỷ lệ trẻ em mắc bệnh hô hấp tăng nhanh. Theo nghiên cứu, trẻ sinh mổ sẽ có khả năng bị nhiễm trùng đường hô hấp cao gấp 1,3 lần so với trẻ sinh thường [2].

Không dừng lại ở đó, trẻ sinh mổ còn có nguy cơ mắc chứng thở nhanh thoáng qua với những dấu hiệu như nhịp thở nhanh, thở rít, có dấu hiệu nở cánh mũi, rút lõm lồng ngực [3]. Lúc này, mẹ cần cho bé đến bệnh viện thăm khám ngay nhằm tránh các rủi ro có thể xảy ra.

Hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch

Hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Bởi ở đường ruột của trẻ nhỏ thường chứa từ 70% – 80% tế bào miễn dịch [4]. Đây chính là trung tâm của hệ miễn dịch và cũng là nơi thường trú của hệ vi sinh đường ruột. Như vậy, việc sớm kích hoạt hệ vi sinh đường ruột chính là cơ sở để giúp hệ miễn dịch của bé phát triển và khỏe mạnh hơn.

Với trẻ sinh mổ, do không được tiếp xúc với vi khuẩn có lợi trong đường âm đạo của mẹ nên bé thường có nguy cơ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột nhiều hơn so với trẻ sinh thường. Từ đó dẫn đến tình trạng hệ miễn dịch của trẻ sinh mổ thường kém phát triển và tốn nhiều thời gian hơn để hoàn thiện [1]. Không những vậy, kết quả của 1 số nghiên cứu còn cho thấy trẻ sinh mổ có nguy cơ gặp phải các vấn đề về hệ miễn dịch cao hơn 1,5 lần so với trẻ sinh thường [5].

Bí quyết chăm sóc trẻ sinh mổ giúp xây nền tảng miễn dịch vững chắc, con phát triển tối ưu

Mặc dù trẻ sinh mổ có thể gặp nhiều nguy cơ về sức khỏe, nhưng mẹ cũng đừng quá lo lắng, bởi mẹ vẫn có thể xoay chuyển nguy cơ, giúp trẻ cải thiện tiêu hóa, xây dựng nền tảng miễn dịch vững chắc cho con nhờ vào những biện pháp dinh dưỡng và chăm sóc hợp lý sau sinh.

Cho bé bú càng sớm càng tốt

Sữa mẹ được chứng minh là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Không những vậy, sữa mẹ còn có các thành phần “chuẩn vàng”, tốt cho hệ miễn của bé sinh mổ như:

  • HMO (Human Milk Oligosaccharides): Đây là dưỡng chất có hàm lượng phong phú nhiều thứ 3 trong sữa mẹ, chỉ sau chất béo và lactose [7]. Trong đó, 5 HMOs nổi bật thường được nhắc tới là 2’-FL, 3-FL, LNT, 3-SL, 6’-SL. Theo nghiên cứu, 2’- FL HMO là dưỡng chất được chứng minh lâm sàng giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng hô hấp ở trẻ đến 66%, ngăn ngừa mầm bệnh [8], [9].
  • Nucleotides: Dưỡng chất được chứng minh giúp tăng cường miễn dịch, giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy và hỗ trợ tăng sản xuất kháng thể nhiều hơn 86% sau 6 tháng tiêm vaccine (HIB) [10], [11], [12].
  • Lợi khuẩn: Sữa mẹ là nguồn cung cấp lợi khuẩn ổn định, giúp bé tăng cường sức khỏe đường ruột [13]. Trong đó, Bifidobacteria là nhóm lợi khuẩn quan trọng đối với hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng [14].

Vì vậy, mẹ nên cho bé bú càng sớm càng tốt. Trong trường hợp mẹ không thể cho bé bú hoặc sữa chưa kịp về, mẹ hãy cho con bú thường xuyên hơn để kích thích sữa về nhiều hơn. Trong trường hợp mẹ không thể cho bé bú, mẹ có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ các nhân viên y tế để tìm được giải pháp dinh dưỡng phù hợp cho bé. Nên ưu tiên chọn sữa có 3 thành phần “dưỡng chất vàng” nói trên là HMO, Nucleotides và lợi khuẩn BB12 Bifidobacteria để giúp bé sinh mổ hấp thu tốt và có hệ miễn dịch vững vàng.

Thực hiện da kề da

Cách chăm sóc trẻ sinh mổ sớm nhất tại bệnh viện chính là hoạt động da kề da giữa mẹ và bé ngay sau ca sinh. Bé sinh mổ không được tiếp xúc với các vi khuẩn có lợi trong đường âm đạo như khi sinh thường. Thế nhưng, hệ vi sinh đường ruột của bé vẫn có thể được kích hoạt để tăng khả năng miễn dịch khi da kề da với mẹ ngay sau khi chào đời [15].

Theo dõi hơi thở

Hệ hô hấp của trẻ sinh mổ thường gặp nhiều vấn đề hơn so với trẻ sinh thường. Trong đó nghiêm trọng nhất là trẻ có nguy cơ mắc chứng thở nhanh thoáng qua do dịch nhầy trong phổi không được đẩy ra ngoài. Lúc này, nhịp thở của bé thường không ổn định. Trẻ có thể thở nhanh hoặc chậm, thậm chí là thở nặng nhọc [3].

Thông thường, sau ca sinh mổ, các bác sĩ sẽ quan sát để có thể chẩn đoán được bé có mắc chứng thở nhanh thoáng qua hay không trong vài giờ đầu. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần chủ động trong cách chăm sóc trẻ sinh mổ bằng quan sát bé thường xuyên và đưa bé đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường.

Trên đây là 1 số bí quyết chăm sóc trẻ sinh mổ mà Hello Bacsi muốn chia sẻ cùng bạn. Trẻ sinh mổ có nguy cơ miễn dịch kém hơn trẻ sinh, do đó, khi chăm sóc bé sinh mổ mẹ sẽ cần nhiều lưu ý, đặc biệt là trong các vấn đề dinh dưỡng để giúp bé xây dựng nền tảng đề kháng vững chắc.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. What to Know About Babies Born by C-section – And What You Can Do https://www.lamaze.org/Giving-Birth-with-Confidence/GBWC-Post/what-to-know-about-babies-born-by-c-section-and-what-you-can-do Ngày truy cập 19/05/2023

2. Peters et al (2018)

3. Transient Tachypnea of the Newborn (TTN) https://kidshealth.org/en/parents/ttn.html Ngày truy cập 19/05/2023

4. The Interplay between the Gut Microbiome and the Immune System in the Context of Infectious Diseases throughout Life and the Role of Nutrition in Optimizing Treatment Strategies https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8001875/ Ngày truy cập: 19/08/2024

5. Korpela K et al (2018)

6. The Role of Two Human Milk Oligosaccharides, 2′-Fucosyllactose and Lacto-N-Neotetraose, in Infant Nutrition https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6629589/ Ngày truy cập: 19/08/2024

7. Functional effects of human milk oligosaccharides (HMOs) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC10026937/ Ngày truy cập: 20/8/2024

8. Reverri et al (2018)

9. Rousseaux et al (2021)

10. Merolla et al (2000)

11. Yau et al (2003)

12. Pickering et al (1998)

13. Breastfeeding Benefits Your Baby’s Immune System https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/breastfeeding/Pages/Breastfeeding-Benefits-Your-Babys-Immune-System.aspx Ngày truy cập: 28/10/2023

14. Isolation of Bifidobacteria from Breast Milk and Assessment of the Bifidobacterial Population by PCR-Denaturing Gradient Gel Electrophoresis and Quantitative Real-Time PCR https://journals.asm.org/doi/10.1128/AEM.02063-08   Ngày truy cập: 28/10/2023

15. The Importance of Skin To Skin Contact After A C-Section https://csectionuk.com/blog/importance-of-skin-to-skin-contact-after-c-section Ngày truy cập: 28/10/2023

 

Phiên bản hiện tại

30/08/2024

Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Ngân Phạm


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 30/08/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo