backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Cho bé ăn quá nhiều: lợi bất cập hại

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hoàng Ngọc · Ngày cập nhật: 15/11/2019

    Cho bé ăn quá nhiều: lợi bất cập hại

    Nếu thiên thần nhà bạn biếng ăn, bạn sẽ sợ con ăn quá ít và không đủ chất nên thường cho con ăn thêm. Tuy nhiên, làm sao biết được con có đang ăn quá nhiều?

    Lần đầu làm mẹ, chúng ta khó tránh khỏi bỡ ngỡ, lo lắng liệu mình có đang làm tốt vai trò mới này không. Cẩn thận và chu đáo thì cũng tốt thôi nhưng nếu bạn con ăn hay uống nhiều hơn mức bình thường cũng chẳng cần lo lắng quá vì như thế cũng không gây ra hậu quả nghiêm trọng đâu.

    Làm sao để biết bạn đang cho con ăn quá nhiều?

    Thông thường, bạn nên để trẻ tự quyết định khẩu phần ăn của chúng. Bạn cũng không cần quá bận tâm về việc con có ăn nhiều hơn nhu cầu hay không đâu, miễn sao trẻ lớn lên với tốc độ bình thường là được.

    Có một cách để bạn nhận ra con mình ăn đủ chứ không quá nhiều đó là học cách đọc được các dấu hiệu. Khi đã cảm thấy no, bé thường có những biểu hiện như ngậm miệng lại, quay sang hướng không có bình sữa, cắn núm vú, đùa nghịch bình sữa hay chìm vào giấc ngủ. Nếu trong chưa đầy 15 phút đã thấy con bú được khoảng 113ml sữa thì bạn có thể thay núm vú hiện tại sang núm vú có tia sữa nhỏ hơn để giảm tốc độ bú của con.

    Tác hại của việc cho con ăn quá nhiều

    Trẻ sơ sinh có bao tử nhỏ và thường chỉ bú vài chục ml sữa mẹ hay sữa bột mỗi cữ. Con sẽ chỉ bú cho tới khi chúng thấy no rồi dừng lại. Bé yêu thường có xu hướng bú ít hơn là bú quá nhiều. Sau đây là một vài dấu hiệu cho thấy bao tử con yêu của bạn đang quá tải:

    Ợ sữa

    Nếu bé yêu ăn quá nhiều hoặc quá nhanh, hiện tượng phổ biến nhất là sữa sẽ trào ngược ra ngoài. Con sẽ ợ ra sữa bột hay sữa mẹ dưới dạng chất nhầy màu trắng nặng mùi, thường là sẽ dính lên khắp người bạn. Vì thế, bạn nên lót một tấm khăn bông hay miếng vải mềm trên vai để tránh gặp phải tình trạng này nhé. Nếu không bạn rất có thể sẽ phải thay quần áo cho trẻ cũng như cho bạn đấy.

    Đau bao tử

    Cũng giống như đối với người lớn, ăn quá nhiều hoặc bị khó tiêu sẽ gây ra đau bao tử ở trẻ sơ sinh. Triệu chứng của đau bao tử bao gồm chướng bụng, khóc nhiều, tiếng lình bình trong bụng và xì hơi. Để giảm đau và thúc đẩy tiêu hóa cho con, bạn có thể nắm bàn chân bé kéo đẩy nhẹ nhàng như tư thế trẻ đang đạp xe và xoa bụng con ngược chiều kim đồng hồ. Lưu ý là không nên dùng thuốc dạ dày khi con còn là trẻ sơ sinh nhé.

    Béo phì

    Về lâu về dài, cho trẻ ăn quá nhiều sẽ khiến nó bị béo phì trong tương lai. Những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ bao gồm cả việc so sánh chiều cao và cân nặng để xem con có một cơ thể khỏe mạnh hay không. Sự tăng cân diễn ra chậm và khó để ý vì con thay đổi qua từng ngày. Hãy tham vấn bác sĩ nhi khoa  để biết rằng con bạn có cân nặng hợp lý so với độ tuổi và chiều cao của nó hay không nhé.

    Hi vọng rằng thông qua bải viết này, bạn sẽ có cách điều chỉnh thực đơn ăn uống của bé yêu sao cho khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng nhất nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Hoàng Ngọc · Ngày cập nhật: 15/11/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo