backup og meta

Xây dựng thói quen ngủ đúng giờ cho bé từ những điều giản đơn

Xây dựng thói quen ngủ đúng giờ cho bé từ những điều giản đơn

Trẻ sơ sinh thường khó phân biệt đâu là ngày, đâu là đêm. Do đó, việc tạo thói quen ngủ đúng giờ cho bé rất quan trọng trong giai đoạn này.

Bé hay thức giấc đột ngột vào ban đêm và quấy khóc khiến bố mẹ lo lắng và mất ngủ thường xuyên. Khi con bạn được vài tuần tuổi, bạn có thể kiểm soát giấc ngủ của cả gia đình bằng cách dạy bé ngủ đúng giờ. Dưới đây là những phương pháp hiệu quả giúp bố mẹ xây dựng một thói quen ngủ đúng giờ cho thiên thần nhỏ của mình.

Sử dụng ánh sáng hợp lý

Bóng tối kích thích não bộ sản xuất melatonin, một hormone thiết yếu trong việc đưa cơ thể vào giấc ngủ. Áp dụng điều này, bạn hãy cho bé tiếp xúc với ánh sáng ban ngày và bóng tối ban đêm để bé nhanh chóng nhận ra thời điểm thích hợp để ngủ. Suốt ban ngày, bố mẹ nên cho bé chơi ở những nơi tràn ngập ánh sáng, tốt nhất là ánh mặt trời, bằng cách cho bé vui đùa ngoài trời.

Để giúp bé dễ đi sâu vào giấc ngủ, bạn cần chuẩn bị một căn phòng có ánh sáng mờ làm phòng ngủ cho bé, giảm ánh sáng chiếu vào phòng khi chiều tối cũng là cách kích hoạt cảm giác ngủ. Tốt nhất nên để phòng tối mờ 2 giờ trước khi bé đi ngủ.

Ngủ cùng con yêu

Những tiếp xúc trực tiếp bằng da thịt giữa bố mẹ với bé yêu được xem là phương pháp hiệu quả trong việc gắn kết tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình. Những hoạt động như cho bé bú, mặc tã và đặc biệt là việc ngủ cùng con cũng sẽ tạo ra sợi dây liên kết giữa bạn và bé cưng.

Các bà mẹ cho con bú thường thấy việc cho con bú sẽ giúp mẹ dễ kiểm soát giấc ngủ của bé vào thời gian đầu hơn và đặc biệt còn giúp mẹ giảm các triệu chứng trầm cảm sau sinh.

Cho bé ngủ khi bé buồn ngủ

Đây là một điểm vô cùng đặc biệt mà các bà mẹ cần biết. Bạn nên cho bé ngủ khi bé buồn ngủ chứ không nên đợi đến khi bé đã ngủ. Chìa khóa then chốt này giúp bạn dễ quản lý thời gian cho cả hai mẹ con. Những bé tự mình học cách ngủ thì dễ dàng điều khiển giấc ngủ hơn. Áp dụng điều này, bạn nên đặt bé vào giường khi bé bắt đầu bớt quấy, im lặng hơn và trước khi bé gật gù.

Chờ đợi

Nếu vội vàng chạy đến bên bé ngay khi vừa nghe tiếng khóc thì vô tình bố mẹ đang dạy bé cách thức giấc thường xuyên hơn. Bạn nên đợi một, hai phút trước khi chạy đến vỗ về bé. Nếu bé thức giấc nhưng không quấy khóc, bạn cũng nên đợi vài phút để đến bên bé, ngay trước khi bé bò ra khỏi giường ngủ chẳng hạn. Đôi khi trước lúc bạn bước vào, bé sẽ lại thiếp vào giấc ngủ ngay thôi.

Không nên nhìn sâu vào mắt trẻ

Trẻ sơ sinh thường dễ bị tác động. Nhìn sâu vào mắt con có thể khiến bé bị thu hút và khiến bé hiểu lầm đây là tín hiệu của thời điểm vui chơi. Những ông bố bà mẹ thường giao tiếp với bé bằng ánh mắt dễ khiến trẻ thoát khỏi giấc ngủ mau chóng.

Nếu bạn cho bé đi ngủ vào ban đêm, đừng nhìn quá sâu và quá lâu vào mắt con, đừng nói chuyện quá sôi nổi hoặc bật một bài nhạc sôi động mà bé yêu thích. Thay vào đó, mẹ hãy giúp bé ngủ bằng giọng nói nhẹ nhàng và những cử chỉ âu yếm.

Quy tắc về thay tã

Đôi khi chính việc siêng năng thay tã cho bé khi không cần thiết lại là nguyên nhân khiến bé thức giấc thật sự. Thay vào đó, bạn nên chọn mua loại tã chất lượng, thấm hút tốt suốt cả đêm và khi bé thức, bạn nên kiểm tra xem tã có bị vấy bẩn chưa và có cần thay không để tránh đánh thức bé.

Hy vọng với những mẹo nhỏ trên, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích để xây dựng một thói quen ngủ đúng giờ cho bé yêu của mình.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Expert sleep stretagies for babies https://www.babycenter.com/0_expert-sleep-strategies-for-babies_1445907.bc Ngày truy cập 19/05/2017

Baby Sleep Strategies http://www.parenting.com/article/baby-bedtime-strategies Ngày truy cập 19/05/2017

Phiên bản hiện tại

13/08/2020

Tác giả: Hương Quỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hương Quỳnh · Ngày cập nhật: 13/08/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo