Chăm sóc mẹ sau sinh mổ đúng cách là điều rất quan trọng. Bởi việc này không chỉ giúp mẹ hồi phục sức khỏe nhanh mà còn giúp bé có cơ hội nhận được nguồn sữa chất lượng và sự chăm chút tốt hơn trong những năm tháng đầu đời.
Chăm sóc mẹ sau sinh mổ đúng cách là điều rất quan trọng. Bởi việc này không chỉ giúp mẹ hồi phục sức khỏe nhanh mà còn giúp bé có cơ hội nhận được nguồn sữa chất lượng và sự chăm chút tốt hơn trong những năm tháng đầu đời.
Sau mỗi lần vượt cạn, mẹ luôn cần một khoảng thời gian nhất định để cơ thể hồi phục hoàn toàn. Thông thường đối với mẹ sinh mổ, quá trình này cần khoảng 6 tuần, tuy nhiên tuỳ vào cơ địa và cách chăm sóc mà thời gian có thể khác nhau đôi chút giữa mỗi người [1].
Mang thai và sinh nở sẽ gây ra sự thay đổi lớn bên ngoài lẫn bên trong cơ thể. Vì vậy các mẹ bầu, đặc biệt những mẹ sinh mổ cần lưu ý chăm sóc cả hai phương diện trên để quá trình hồi phục được tốt hơn.
Mẹ sinh mổ thường được yêu cầu ở lại bệnh viện từ 2-4 ngày sau sinh để theo dõi. Trong thời gian này, mẹ sẽ được các nhân viên y tế chăm sóc vết thương, giúp giảm đau và tập đi lại [1]. Sau khi xuất viện, mẹ sinh mổ sẽ cần chú ý nghỉ ngơi, tịnh dưỡng. Trong thời gian này, mẹ hãy [2], [3]:
Bên cạnh sức khỏe thể chất, mẹ sau sinh mổ cũng cần quan tâm đến sức khỏe tinh thần. Sau sinh, mẹ sinh mổ có nguy cơ gặp phải một số vấn đề về sức khỏe tinh thần như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn tâm thần sau sinh… [4] Để giảm nguy cơ gặp phải những vấn đề này, mẹ sẽ cần chú ý chăm sóc sức khỏe tinh thần bằng cách thực hiện một số biện pháp như [5]:
Vì quá trình sinh không diễn ra theo tự nhiên nên sức khoẻ của trẻ sinh mổ có chút “thiếu hụt” so với trẻ sinh thường. Thế nhưng, mẹ cũng không nên quá lo lắng vì chế độ chăm sóc và dinh dưỡng sau sinh có thể giúp bé cải thiện vấn đề này [7].
Khi sinh thường, trẻ sẽ được tiếp xúc với hệ vi sinh vật trong cơ thể mẹ thông qua âm đạo. Hệ vi khuẩn có nguồn gốc từ mẹ này đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa các chức năng hoạt động đường ruột, giúp xây dựng hệ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch của trẻ trong những năm tháng đầu đời [8]. Trong khi đó, trẻ sinh mổ lại không nhận được sự tiếp xúc trực tiếp này, dẫn đến hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ có thể bị xáo trộn đến tận 6 tháng sau sinh. Điều này gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hoá. Trong khi, hệ tiêu miễn dịch cũng có mối liên hệ chặt chẽ với hệ tiêu hóa, vì thế trẻ sinh mổ thường có sức đề kháng yếu và dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn trẻ sinh thường [8].
Bên cạnh đó, một số trẻ sinh mổ còn có khả năng mắc các vấn đề về hô hấp. Vài ngày sau khi sinh, trẻ có thể ho ra đàm nhớt để làm sạch phổi, trong khi tình trạng này sẽ ít gặp đối với trẻ sinh thường do quá trình đi qua ống sinh sản của mẹ đã tạo áp lực lên lồng ngực giúp bé tống sạch mọi thứ từ phổi ra ngoài [9]. Ngoài ra, kết quả của một số nghiên cứu cũng cho thấy trẻ sinh mổ có nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp cao hơn 1.3 lần [6].
Để giúp bé sinh mổ khắc phục những vấn đề trên, việc chăm sóc bé sinh mổ đúng cách đóng vai trò rất quan trọng. Đối với bé sinh mổ, mẹ sẽ nên thực hiện tiếp xúc da kề da với bé trong 24 giờ đầu tiên sau sinh để giúp bé giữ ấm cơ thể, cảm thấy gắn kết với mẹ và cho bú dễ dàng hơn. Đồng thời khi tiếp xúc kề da trực tiếp, những lợi khuẩn từ mẹ sẽ còn có thể truyền sang cho con, giúp bé cải thiện hệ vi sinh đường ruột được tốt hơn [10], [11].
Một điều nên lưu ý nữa là nên cho bé bú càng sớm càng tốt, ngay sau khi sinh nếu bạn có thể. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ sơ sinh cần được bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu [12]. Đối với trẻ sinh mổ, điều này lại càng quan trọng hơn vì sữa mẹ sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh trong thời gian hệ miễn dịch còn đang xáo trộn. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trẻ bú mẹ sẽ ít bị mắc các chứng bệnh về đường ruột, hô hấp và viêm tai giữa hơn [14].
Nếu vì một lý do nào đó mà mẹ không thể trực tiếp cho bé bú hoặc mẹ không đủ sữa, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra những giải pháp thay thế. Một trong những giải pháp mẹ có thể lựa chọn là nhờ đến sự hỗ trợ của công thức sữa được thiết kế dành riêng cho trẻ có hệ miễn dịch yếu với hàm lượng cao các dưỡng chất như:
Nhìn chung, trong quá trình chăm sóc sau sinh mổ, điều quan trọng nhất mẹ cần làm hãy giữ cho mình một tinh thần vui vẻ thoải mái, đồng thời cố gắng ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ. Điều này sẽ không những giúp vết mổ mau lành mà còn giúp mẹ “gọi” sữa về nhanh hơn. Từ đó, giúp con có được nguồn dinh dưỡng tốt nhất trong những năm tháng đầu đời.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. C-Section Recovery Timeline and Aftercare https://health.clevelandclinic.org/c-section-recovery/ Ngày truy cập: 18/05/2023
2. 6 Tips for a Fast C-Section Recovery https://www.healthline.com/health/pregnancy/c-section-tips-for-fast-recovery#healing Ngày truy cập: 18/05/2023
3. Recovery Caesarean section https://www.nhs.uk/conditions/caesarean-section/recovery/ Ngày truy cập: 18/05/2023
4. Feeling depressed after childbirth https://www.nhs.uk/conditions/baby/support-and-services/feeling-depressed-after-childbirth/ Ngày truy cập: 18/05/2023
5. Postpartum Mental Health https://www.healthyparentshealthychildren.ca/im-pregnant/postpartum/mental-health-2/ Ngày truy cập: 19/05/2023
6. Pediatrics Consequences of Caesarean Section-A Systematic Review and Meta-Analysis https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33142727/ Ngày truy cập: 19/05/2023
7. Neonatal Diet and Gut Microbiome Development After C-Section During the First Three Months After Birth: A Systematic Review https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fnut.2022.941549/full Ngày truy cập: 19/05/2023
8. Cesarean versus Vaginal Delivery: Long term infant outcomes and the Hygiene Hypothesis https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3110651/ Ngày truy cập: 19/05/2023
9. What to Know About Babies Born by C-section – And What You Can Do https://www.lamaze.org/Giving-Birth-with-Confidence/GBWC-Post/what-to-know-about-babies-born-by-c-section-and-what-you-can-do Truy cập ngày 23/05/2023
10. Breastfeeding after a c-section https://www.tommys.org/pregnancy-information/giving-birth/caesarean-section/breastfeeding-after-c-section Ngày truy cập: 19/05/2023
11. Care of the Baby in the Delivery Room https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/care-of-the-baby-in-the-delivery-room Ngày truy cập: 19/05/2023
12. The Role of Two Human Milk Oligosaccharides, 2′-Fucosyllactose and Lacto-N-Neotetraose, in Infant Nutrition https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6629589/ Ngày truy cập: 19/05/2023
13. Human Milk Oligosaccharides: Health Benefits, Potential Applications in Infant Formulas, and Pharmacology https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7019891/ Ngày truy cập: 19/05/2023
14. Breastfeeding – deciding when to stop https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/breastfeeding-deciding-when-to-stop Truy cập ngày: 23/05/2023
15. Reverri et al (2018)
16. Rousseaux et al (2021)
17. Merolla et al (2000)
18. Yau et al (2003)
19. Pickering et al (1998)
20. Mohan et al (2006)
Phiên bản hiện tại
08/12/2023
Tác giả: Giang Tran
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật bởi: Ngân Phạm