Trong những tháng đầu sau sinh, nhiều cha mẹ có thể luôn trong trạng thái căng thẳng, lo âu vì trẻ thường xuyên khóc đêm. Trẻ có thể khóc trước khi đi ngủ hoặc trong lúc ngủ vì nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, nếu trẻ quấy khóc dữ dội, khóc lâu khó dỗ thì mẹ cần lưu ý vì trẻ có thể đang gặp một số các dấu hiệu bất thường về sức khỏe, trong đó dấu hiệu về hệ tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi mà nguyên nhân có thể do mất cân đối hệ vi sinh đường ruột.
Nếu đang trải qua căng thẳng vì con hay khóc đêm, mẹ có thể tham khảo một số giải pháp hữu ích trong bài viết bên dưới về chăm sóc tiêu hóa cho trẻ đúng cách để giúp bé ít khóc đêm và ngủ ngon hơn.
“Giải mã” nguyên nhân trẻ hay khóc đêm
Trong giai đoạn dưới 6 tháng tuổi, trẻ nhỏ thường hay khóc và thức giấc vào ban đêm. Điều này là bình thường vì trẻ dưới 6 tháng chưa thể ngủ một giấc dài xuyên suốt đêm [1]. Dù có nhiều nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm nhưng mẹ chỉ cần lưu ý đến 2 nhóm nguyên nhân chính:
Trẻ khóc đêm vì có những nhu cầu cần được đáp ứng [2], [3]:
- Đói bụng: Trẻ dưới 6 tháng tuổi có kích thước dạ dày chưa phát triển hoàn thiện nên cần được cho bú sau mỗi 2 – 3 giờ. Vì vậy, có thể trẻ thức dậy giữa đêm và khóc vì đói bụng. Trường hợp này mẹ cần duy trì việc cho bé bú đều đặn và đủ lượng để giúp con ngủ ngon.
- Tã bẩn: Tã ướt, bẩn có thể gây kích ứng cho làn da nhạy cảm khiến con khóc đêm. Do đó, kiểm tra tã của bé thường xuyên để thay tã mới kịp thời là điều cần thiết.
- Quấn khăn khiến bé khó chịu: Việc quấn khăn cho bé thường được thực hiện quanh cơ thể, đặc biệt là trong những tháng đầu đời để tạo cảm giác an toàn và ấm áp, tương tự như khi còn trong bụng mẹ. Khăn thường được quấn quanh các bộ phận như quấn từ ngực xuống chân để giữ ấm và hạn chế việc bé vung tay, vung chân quá mức hoặc quấn quanh tay và chân để bé không bị giật mình hoặc gây ra tổn thương cho bản thân khi vô tình giơ tay chân ra ngoài. Tuy nhiên, việc quấn quá chặt cho bé khi đi ngủ có thể gây khó chịu do hạn chế sự vận động tự do của cơ thể bé. Điều này cũng góp phần làm bé khóc khi thức giấc vào ban đêm.
- Nhiệt độ không phù hợp: Nhiệt độ phòng quá lạnh hoặc quá nóng cũng có thể làm trẻ khó chịu và khóc đêm.
- Các nguyên nhân khác: Không gian quá ồn, bé bị lắc lư nhiều quá… cũng khiến trẻ khóc đêm.
Trẻ hay khóc đêm liên quan đến vấn đề tiêu hóa (khóc dạ đề)
Nếu trẻ khóc đêm dai dẳng, khó dỗ kèm theo những biểu hiện như khóc đỏ mặt, co chân, nắm chặt tay, căng bụng.. thì đây có thể là khóc dạ đề do đau bụng ở trẻ nhỏ [4].
Khóc dạ đề do đau bụng được biết đến theo tiêu chuẩn Wessel là tình trạng trẻ khóc hơn 3 tiếng mỗi ngày, ít nhất 3 ngày mỗi tuần và diễn ra trong hơn 3 tuần. Trẻ có thể khóc đột ngột nhưng chủ yếu là khóc vào chiều tối [4]. Dù chưa rõ nguyên nhân chính xác khiến trẻ khó chịu vùng bụng, quấy khóc nhưng nhưng có một số yếu tố liên quan tới hệ tiêu hóa, được cho là góp phần vào tình trạng này. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
- Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Trong những tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn đang phát triển, điều này có thể ảnh hưởng đến vận hành đường ruột bao gồm nhu động, tưới máu…có thể gây co thắt, trương giãn đường ruột, gây đầy hơi chướng bụng, đau bụng… và dẫn đến việc trẻ khóc.
- Mất cân đối vi khuẩn đường ruột: Mất cân bằng trong hệ vi sinh vật đường ruột có thể góp phần vào các vấn đề tiêu hóa và khó chịu.
[embed-health-tool-child-growth-chart]
Giải pháp hỗ trợ nâng cao sức khỏe đường ruột để bé ngủ ngon, ít khóc đêm giúp mẹ giảm stress
Đối với những trường hợp trẻ hay khóc đêm, ngủ không ngon giấc do đau bụng, đầy hơi… thì một trong những giải pháp quan trọng là cải thiện sức khỏe đường ruột cho trẻ. Sự cân đối, đa dạng của hệ vi sinh đường ruột sẽ là nền tảng quan trọng góp phần giúp con ngăn ngừa các bệnh lý về tiêu hóa, hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng và tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch [7].
Để hệ vi sinh đường ruột của con được đa dạng và cân đối, bé sẽ cần được cung cấp hai thành phần quan trọng là lợi khuẩn (probiotics), chẳng hạn như các chủng lợi khuẩn quan trọng với sức khỏe của bé như Bifidobacterium, Lactobacillus và chất xơ (prebiotics) – đặc biệt là HMO, “thức ăn khoái khẩu” của vi khuẩn có lợi trong đường ruột.
HMO là dưỡng chất đa lượng đóng vai trò như “thức ăn yêu thích” của lợi khuẩn, giúp thúc đẩy sự phát triển của chúng, đặc biệt là gia tăng Bifidobacterium [7]. Thành phần này đã được chứng minh mang đến nhiều lợi ích khác nhau cho trẻ như cân đối hệ vi sinh đường ruột, tăng cường chức năng hàng rào đường ruột, ngăn ngừa nhiễm trùng và hỗ trợ hệ thống miễn dịch [10].
Hiện các nhà khoa học đã phát hiện khoảng 200 cấu trúc HMO khác nhau, trong đó 6 HMOs nổi bật có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của trẻ đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là 2′-FL, 3-FL, DFL (nhóm Fucosylated), 3’-SL, 6′-SL (nhóm Sialylated) và LNT (nhóm Non-Fucosylated). Việc bổ sung đồng thời cả 6 HMOs này đã được chứng minh là mang đến cho trẻ các lợi ích như: [16]
- Có thể giúp đa dạng hệ lợi khuẩn ở một số chủng, hỗ trợ cân đối hệ vi sinh đường ruột.
- Có tiềm năng tạo sự tương hỗ & cộng hưởng ở một số chủng lợi khuẩn, từ đó giúp tối ưu hóa hệ vi sinh đường ruột, nâng cao hiệu quả miễn dịch cũng như sức khỏe tổng thể.
- Có thể giúp tăng gấp đôi lượng axit-béo chuỗi ngắn (SCFA), một hoạt chất sinh học tiềm năng trong việc tăng cường sức khỏe trẻ.
Trong những tháng đầu đời, nguồn bổ sung lợi khuẩn và chất xơ cho trẻ chính là sữa, đặc biệt là sữa mẹ. Trường hợp không thể cho bé bú mẹ vì những nguyên nhân như phải quay lại công việc, căng thẳng, không đủ sức khỏe, đang dùng thuốc….[11], mẹ hãy ưu tiên chọn sữa công thức có chứa hàm lượng HMO phù hợp và bổ sung lợi khuẩn với hàm lượng hợp lý để hỗ trợ tối ưu đường ruột của bé, giúp trẻ dễ tiêu hóa, ít quấy khóc và ngủ ngon. Trên thị trường hiện nay, dù HMO đã được thêm vào sữa công thức nhưng hầu hết sản phẩm sữa chỉ chứa 5 HMOs, thường thiếu đi 1 trong 2 loại HMO là DFL hoặc 3-FL.
Dù vậy, mẹ cũng hãy yên tâm vì hiện nay đã có công thức sữa được cải tiến thành công với 6 HMOs đầu tiên tại Việt Nam, 6 HMOs này chiếm khoảng 58% tổng hàm lượng HMO có trong sữa mẹ. Trong đó, 3-FL là một trong những HMO có thể được hấp thu vào hệ tuần hoàn và thực hiện các chức năng miễn dịch [12], [13]. Còn DFL là HMO có hoạt tính kháng khuẩn, hỗ trợ phòng chống các bệnh lý viêm nhiễm ở trẻ [14]. Không những vậy, khi DFL kết hợp với 2’-FL còn tạo thành “bộ đôi” giúp tăng cường sự phát triển của lợi khuẩn Bifidobacterium spp [15].
Đặc biệt, sữa công thức được cải tiến không chỉ cung cấp cho bé đầy đủ 6 HMOs mà còn bổ sung 2 tỷ lợi khuẩn BB-12TM và LGGTM trên 100g bột cùng đạm whey giàu alpha-lactalbumin với hàm lượng lên đến 2,2g/lít, gần giống với mức tiêu chuẩn trong sữa mẹ: từ 2 đến 3g/lít, giúp hỗ trợ sự phát triển và tăng trưởng của trẻ. Ngoài ra, các chất xơ hòa tan phổ biến như FOS và GOS cũng được bổ sung trong sữa giúp tăng cường sự phát triển của vi khuẩn có lợi và hạn chế vi khuẩn có hại, từ đó góp phần nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa [17].
Trẻ hay khóc đêm và ngủ không ngon do đau bụng thường sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, mẹ không nên bỏ qua việc xây dựng một hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh cho bé ngay từ giai đoạn đầu đời. Cung cấp cho trẻ sữa chứa HMO và các vi khuẩn có lợi không chỉ giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, giúp bé ngủ ngon và giảm quấy khóc, mà còn tăng cường sức đề kháng, bảo vệ bé khỏi nhiều bệnh tật và hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ.