Lễ cúng thôi nôi là đặc trưng văn hóa tâm linh lâu đời của người Việt, đánh dấu ngày bé yêu tròn 1 tuổi. Việc tiến hành nghi thức cúng thôi nôi nhằm cầu mong sự an lành và những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với bé yêu.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Lễ cúng thôi nôi là đặc trưng văn hóa tâm linh lâu đời của người Việt, đánh dấu ngày bé yêu tròn 1 tuổi. Việc tiến hành nghi thức cúng thôi nôi nhằm cầu mong sự an lành và những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với bé yêu.
Để lễ cúng thôi nôi diễn ra suôn sẻ, bạn và gia đình cần chuẩn bị đầy đủ các lễ vật, nội dung bài cúng thôi nôi thật chu đáo. Nếu trong gia đình có người lớn tuổi (ông bà, cha mẹ…) am hiểu việc này thì đây là một lợi thế. Bạn hãy tham khảo ý kiến của họ về việc chuẩn bị lễ vật cúng, bài khấn cúng thôi nôi cho bé yêu. Nếu bạn không có được lợi thế trên, hãy tham khảo bài viết sau của Hello Bacsi để biết bạn cần chẩn bị những lễ vật gì cho lễ cúng, nội dung bài cúng thôi nôi cho con ra sao…
“Thôi nôi” theo nghĩa dân gian là bé yêu của bạn sẽ không nằm nôi nữa, tức là thôi dùng nôi khi bé tròn 1 tuổi. Đây là một sự kiện đáng nhớ, đánh dấu bước phát triển của trẻ. Từ đây, trẻ có thể thoải mái ra ngoài vui chơi, học hỏi. Đồng thời, lễ cúng thôi nôi là để bạn và gia đình tạ ơn 12 bà mụ và đức ông đã nặn ra bé yêu, che trở, bảo vệ bé.
Ngày tiến hành lễ cúng thôi nôi thường được tính theo ngày sinh âm lịch và tính theo giới tính của bé. Quy luật chọn ngày cúng thôi nôi trong dân gian từ xưa đến nay là “trai kém 2, gái kém 1″. Tức là nếu bé là con trai, bạn hãy tính từ ngày sinh theo âm lịch của bé lùi lại 2 ngày và nếu bé là con gái thì sẽ lùi 1 ngày. Thời gian tiến hành lễ thôi nôi tùy vào sự lựa chọn của gia đình bạn nhưng thông thường lễ cúng hay tiến hành vào buổi sáng.
Lễ vật cúng thôi nôi cho trẻ tùy thuộc vào phong tục cúng bái, tập quán của riêng từng vùng nơi gia đình bạn đang sinh sống hoặc gia cảnh riêng. Trong lễ cúng thôi nôi có nghi thức cho bé yêu chọn đồ chơi để bạn và gia đình dự đoán ngành nghề tương lai của bé yêu. Đây là một thủ tục khá thú vị trong lễ cúng để có thể tiên đoán ngành nghề trong tương lai sau này của con.
Thực tế là tùy theo từng vùng miền và gia cảnh mà lễ vật bày trên mâm cúng thôi nôi có nhiều khác biệt. Bạn có thể tăng giảm lượng lễ vật cúng tùy theo điều kiện kinh tế gia đình. Về cơ bản, trong nhà có bao nhiêu bàn thờ sẽ cần bấy nhiêu mâm cúng. Thông thường lễ cúng thôi nôi có 3 mâm cúng chính: mâm cúng 12 bà mụ và đức ông, mâm cúng ông Địa, ông thần Tài và mâm cúng ông Táo. Ngoài việc chuẩn bị các lễ vật cho mâm cúng thôi nôi, bạn đừng quên đặt cho bé một ổ bánh sinh nhật thật đẹp nhé.
Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị một mâm đồ chho bé bốc thôi nôi (các món đồ chơi mang tính biểu trưng cho các ngành nghề: bút, máy tính, ô tô, máy bay, lược, ống nghe, micro, búp bê…) để bé chọn món đồ yêu thích.
Trong lễ cúng thôi nôi, mâm cúng 12 bà mụ và đức ông thường có các lễ vật sau:
Sau khi đã hoàn tất phần chuẩn bị và bày biện lễ vật làm lễ cúng thôi nôi cho bé yêu, bạn cần chuẩn bị bài khấn cúng thôi nôi của con để khấn cầu ông bà tổ tiên phù hộ cho bé khỏe mạnh, chóng lớn. Bài cúng thôi nôi cho bé trai và bé gái có nội dung chung như sau:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát
– Con lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa
– Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa
– Con kính lạy Đệ tam Thiên mụ đại tiên chúa
– Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên nương
Hôm nay là ngày … tháng … năm … (tính theo âm lịch, ví dụ: ngày 27 tháng 2 âm lịch năm nay đọc là: ngày Giáp Tuất, tháng Ất Mão, năm Mậu Tuất)
Vợ chồng con là ……………… sinh được con (trai/gái) đặt tên là …………
Chúng con ngụ tại …………
Nay nhân ngày đầy năm của bé, chúng con thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật dâng bày lên trước án, trước bàn tọa chư vị tôn thần kính cẩn tâu trình:
Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị thánh hiền, chư vị tiên bà, các đấng thần linh, thổ công địa mạch, thổ địa chính thần, tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên …………….. sinh ngày ………………… được mẹ tròn, con vuông.
Cúi xin chư vị tiên bà, chư vị tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.
Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Trên đây là nội dung bài cúng thôi nôi chung cho trẻ. Ở mỗi mâm cúng, bạn bế bé yêu đến, thắp nhang vái lạy và thay đổi danh xưng các vị cần khấn cho đúng nghi thức.
Sau khi tiến hành xong nghi lễ cúng thôi nôi, bạn thực hiện nghi thức mang tính biểu trưng hết sức thú vị là bày mâm thôi nôi cho bé chọn. Đây là một nghi thức mang tính chất “phỏng đoán nghề nghiệp trong tương lai” của trẻ. Từ đồ vật đầu tiên mà bé bốc, bạn và gia đình sẽ dự đoán nghề nghiệp, tính cách trong tương lai của bé. Sau khi trẻ lựa chọn món đồ chơi mà trẻ thích, bạn và mọi người cùng chúc phúc, tặng quà cho trẻ và dự tiệc mừng.
Ý nghĩa biểu trưng của một số món đồ trong mâm đồ chơi cụ thể như sau:
Nghi thức trẻ bốc đồ chơi để bạn và gia đình phỏng đoán nghề nghiệp trong tương lai chỉ mang tính chất tham khảo vui. Do đó, trong việc nuôi dạy bé, bạn không nên căn cứ vào món đồ bé bốc mà gò ép bé, để tránh những sai lầm đáng tiếc.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!