backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Cách xử lý khi bé bị đầu lép sau khi sinh

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 10/12/2019

    Cách xử lý khi bé bị đầu lép sau khi sinh

    Đầu lép (đầu bẹp, đầu dẹt, đầu méo) ở trẻ sơ sinh có lẽ là một trong những nỗi lo lớn nhất của các bà mẹ đối với con mình. Vậy phải làm thể nào để xác định nguyên nhân và cách chữa trị đầu lép cho con?  Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu câu trả lời nhé.

    Đầu lép là gì?

    Khi đầu của em bé bị dẹt ở một bên hoặc ở phía sau thì được gọi là đầu lép. Bố mẹ không nên quá lo lắng vì hiện tượng đầu lép không gây ra vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe và sẽ tự mất theo thời gian. Đầu lép phổ biến ở các em bé nhỏ hơn 5 tháng tuổi, bởi vì xương sọ của trẻ lúc này rất mềm và chưa cố định. Khi trẻ lớn lên, xương của bé sẽ dần dần khỏe cứng lại và phát triển.

    Nguyên nhân nào gây đầu lép ở trẻ sơ sinh?

    Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng đầu lép là do một bên trên hộp sọ của bé chịu 1 áp lực nhẹ và kéo dài. Điều này làm hộp sọ thay đổi hình dạng và không còn đối xứng nhau nữa.

    Đầu lép có thể xuất hiện trước khi hoặc sau khi em bé được sinh ra. Con bạn có thể bị đầu lép vì thiếu không gian trong tử cung. Điều này có thể xảy ra trong những trường hợp sau:

    • Bé sinh ra với ngôi mông;
    • Bé sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn;
    • Bé là con so. Khi sinh, đầu của con so thường lọt trước khi bắt đầu chuyển dạ, do đó nó sẽ bị đè ép nhiều hơn trên đường đi và mẹ thường cố rặn mạnh hơn;
    • Bị thiếu nước ối trong tử cung của mẹ.

    Mẹ phải làm gì khi con bị đầu lép?

    Bạn có thể giúp đầu em bé trở lại hình dáng bình thường bằng cách điều chỉnh lại tư thế khi bé ngủ, lúc bú hoặc chơi đùa. Khi bé nằn, bạn đặt bé nằm ngửa. Hãy đảm bảo phần đầu tròn bình thường tiếp xúc với nệm và hạn chế để các phần bị lép tiếp xúc với bề mặt nằm.

    Cách thứ hai là mẹ đặt bé xuống giường, cho nằm theo chiều này một đêm và đổi chiều khác vào đêm hôm sau. Em bé thường sẽ thích quay mặt về cùng một hướng, do đó bé sẽ quay hai bên đầu của mình qua hai đêm liên tục.

    Ngoài ra, bạn hãy thay đổi khung cảnh ở khu vực bé nằm thường xuyên theo nhiều hướng khác nhau để bé không chỉ tập trung nhìn về một hướng.

    Khi bé thức giấc, bạn có thể thực hiện những bước khuyến khích bé di chuyển đầu xung quanh bằng cách thay đổi vị trí các đồ chơi và những điều thú vị khác khiến bé thích nhìn từ phía này của giường cho đến phía khác.

    Khi cơ cổ của bé khỏe hơn, bạn hãy thử cho bé nằm sấp khoảng chừng 1-2 phút lúc mới bắt đầu. Khi bé được ba tháng, bạn sẽ có thể chơi với con. Dần dần, bạn nên tăng thời gian cho bé nằm sấp ít nhất 30 phút một lần, ba lần một ngày.

    Bạn nên giảm lượng thời gian cho con ở trong xe đẩy hoặc ghế xe hơi dành cho trẻ sơ sinh vì những nơi này khiến đầu bé chỉ ở một vị trí. Bạn có thể thay đổi bên vai hoặc hông khi bế bé và chắc chắn rằng đầu em bé luôn luôn không cùng một vị trí khi mẹ cho ăn.

    Thông thường, định hình lại đầu em bé theo các cách trên sẽ giải quyết được tình trạng lép mà không cần điều trị thêm. Tuy nhiên, nếu bạn đã cố gắng thử chỉnh lại trong 6-8 tuần mà không có bất kỳ cải thiện nào thì hãy đến gặp bác sĩ để có được lời khuyên hoặc áp dụng cách điều trị khác.

    Bạn có thể quan tâm đến:

  • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
  • Giải mã tiếng khóc của trẻ sơ sinh
  • 6 lưu ý phải nhớ khi chăm sóc trẻ sơ sinh
  • Tránh đột tử ở trẻ sơ sinh bằng nguyên tắc vàng
  • Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 10/12/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo