backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

2

Hỏi bác sĩ
Lưu

Giai đoạn thích nghi tự nhiên của trẻ sinh mổ và các vấn đề tiêu hóa thường gặp

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 08/12/2023

    Giai đoạn thích nghi tự nhiên của trẻ sinh mổ và các vấn đề tiêu hóa thường gặp

    Những tháng đầu tiên sau khi chào đời là giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Đây cũng là giai đoạn thích nghi của bé đối với thế giới bên ngoài [1]. 

    Trong những ngày tháng đầu tiên khi mới bước ra thế giới, bé sẽ vô cùng lạ lẫm với mọi thứ xung quanh. Đây là lúc mà bé sẽ phải bắt đầu làm quen với thế giới bên ngoài và học cách thích nghi với một môi trường sống khác hẳn với thời gian 9 tháng 10 ngày bé nằm trong bụng mẹ. Trước khi con có thể thích nghi hoàn toàn, sẽ có hàng loạt các vấn đề “rình rập” đe dọa bé cưng và một trong số đó là vấn đề về tiêu hóa [1], [2].

    1.000 ngày đầu đời, trẻ sẽ thích nghi như thế nào?

    1.000 ngày đầu tiên là vòng đời của trẻ từ khi được hình thành cho đến khi trẻ được 2 tuổi (24 tháng). Ngoài việc làm quen với những yếu tố về môi trường như âm thanh, nhiệt độ hay với ba mẹ, đây cũng là lúc mà cơ thể trẻ học cách thích nghi với cuộc sống. Điều này sẽ cần đến sự phối hợp của nhiều hệ cơ quan trong cơ thể như: hệ hô hấp, hệ tim mạch, khả năng điều hòa thân nhiệt, hệ miễn dịch… [3], [4].

    Ở giai đoạn này, hầu hết các cơ quan vẫn đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Nếu như trước đây, khi còn nằm trong bụng mẹ, bé sẽ được nuôi dưỡng bằng dưỡng chất cung cấp qua dây rốn và nhau thai thì giờ đây bé sẽ phải tiếp xúc trực tiếp với thức ăn thông qua việc bú mẹ hoặc sữa công thức (trong trường hợp mẹ không thể cho bé bú) để đáp ứng các nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể [2], [3].

    Do những trải nghiệm của bé trong 1000 ngày đầu có ảnh hưởng rất lớn đến sự trưởng thành trong suốt phần đời còn lại nên giai đoạn này còn được ví như “giai đoạn vàng” đối với sự phát triển của bé mà ba mẹ cần đặc biệt quan tâm. Chế độ dinh dưỡng, căng thẳng tâm lý hay chấn thương xảy ra trong giai đoạn này đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của con bạn trong tương lai [3].

    Các vấn đề về tiêu hóa trong giai đoạn thích nghi tự nhiên liên quan đến sữa mẹ và sữa công thức

    các vấn đề về tiêu hóa trong giai đoạn thích nghi

    Dù là bú sữa mẹ hay sữa công thức, do hệ tiêu hóa vẫn còn non nớt và đang trong giai đoạn thích nghi với nhiều thay đổi, trẻ vẫn rất dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa. Tùy thể trạng của từng trẻ mà có thể xảy ra các tình trạng như bỏ bú, bú kém, trớ sữa, nôn, tiêu chảy hay táo bón. Tuy nhiên, những biểu hiện này nếu xảy ra do giai đoạn thích nghi tự nhiên, sẽ không kéo dài và không có các dấu hiệu nghiêm trọng [1].

    Ví dụ như táo bón – vấn đề ở trẻ sơ sinh dùng sữa công thức khiến rất nhiều bố mẹ lo lắng. Nhiều bố mẹ ngay khi thấy con chậm đi ngoài trong 2 – 3 ngày đã vội vàng kết luận là con bị táo bón và ngay lập tức đổi sữa cho con vì nghi đây là nguyên nhân. Thực tế, trẻ dưới 4 tuổi chỉ được xác định là bị bệnh táo bón khi có ít nhất 2 biểu hiện sau, kéo dài trong ít nhất 1 tháng: đại tiện dưới 2 lần/tuần, có tiền sử nhịn đại tiện quá mức, gặp khó khăn và đau khi đi đại tiện (phải dùng sức để rặn khiến hậu môn bị đau rát, trẻ đỏ mặt và khóc…), đi ngoài ra khối phân có kích thước lớn… [6].

    Đặc biệt, đối với bé sinh mổ, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đường ruột và hệ tiêu hoá lại càng cao hơn. Bởi trẻ sinh mổ không được “kế thừa” các chủng vi khuẩn có lợi từ quá trình chui qua ống sinh của mẹ như các trẻ sinh thường khác. Việc này khiến hệ vinh sinh đường ruột của bé bị xáo trộn, hệ miễn dịch kém và dễ mắc bệnh hơn [7]. 

    Cũng theo đó, nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ sinh mổ thường có tỷ lệ viêm dạ dày ruột cao hơn trẻ sinh thường 30%. Bệnh có thể khiến bé rơi vào tình trạng mất nước, nôn ói và tiêu chảy có khi kéo dài đến 10 ngày. Do đó, ba mẹ cần đặc biệt chú ý xem xét các triệu chứng có thật sự nghiêm trọng hay chỉ là nôn trớ, tiêu chảy bình thường để kịp thời đưa bé đến các cơ sở y tế [8], [9].

    Nhìn chung, để có thể giúp bé sinh mổ và cả sinh thường hạn chế các một số bệnh liên quan đến đường ruột, dù lựa chọn bú mẹ hay bú sữa công thức, bố mẹ cũng đừng quên chú ý đảm bảo chất lượng nguồn sữa đầu vào để có thể giúp con phát triển toàn diện nhất ngay những năm tháng đầu đời. 

    Mẹ cần làm gì để giúp bé phát triển tối đa trong giai đoạn thích nghi quan trọng này?

    Để giúp bé nhanh chóng thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ và phát triển tối đa với nhiều các vấn đề tiêu hóa kể trên, bạn có thể áp dụng một số bí quyết sau của Hello Bacsi:

    Duy trì cho bé bú mẹ

    Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu và có thể giúp trẻ tránh gặp phải các vấn đề về tiêu hóa [10]. Nếu bé đi phân xanh, lỏng, nhiều khả năng là con đang uống quá nhiều sữa đầu. Trong trường hợp này, trước khi cho con bú, bạn hãy vắt bớt sữa đầu để bé có thể bú lượng sữa cuối được nhiều hơn. Điều này làm tăng lượng chất béo mà bé nhận được, làm cho quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn và giúp cơ thể nhanh chuyển đổi lactose trong sữa thành các dưỡng chất cần thiết [11].

    Cân nhắc chọn công thức sữa phù hợp cho bé

    Trong trường hợp không thể cho bé bú mẹ, bạn nên chọn cho bé công thức sữa phù hợp. Khi chọn, cần đọc kỹ các thành phần ghi trên bao bì [12], có thể cân nhắc lựa chọn công thức sữa có chứa các dưỡng chất trong sữa mẹ như HMO, Nucleotides, lợi khuẩn, giúp trẻ mổ cải thiện và nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa. 

    • HMO – được biết đến như một trong những dưỡng chất quan trọng có hàm lượng lớn thứ 3 trong sữa mẹ, giúp nuôi dưỡng các lợi khuẩn đường ruột, cải thiện hệ miễn dịch [13], [14]; 
    • Nucleotides: Dưỡng chất giúp tăng cường sản xuất kháng thể. Theo kết quả của các nghiên cứu, nucleotides có thể giúp cơ thể trẻ sản xuất kháng thể tốt hơn 86% sau khi tiêm chủng vaccine HIB và còn có tác dụng giúp giảm nguy cơ mắc tiêu chảy [21], [22], [23].
    • Lợi khuẩn BB-12: Lợi khuẩn được nghiên cứu nhiều nhất về độ hiệu quả, giúp tăng lợi khuẩn và giảm hại khuẩn trong đường ruột [24].

    Pha sữa theo đúng hướng dẫn ghi trên bao bì

    Ba mẹ cần tránh tình trạng pha quá loãng hoặc quá đặc. Nếu pha quá loãng, trẻ sẽ không được cung cấp đủ dưỡng chất còn nếu pha quá đặc, trẻ sẽ rất dễ bị thiếu nước, sinh ra các chứng táo bón, chán ăn, sợ sữa do quá ngán [18]. Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm đến nhiệt độ của nước khi pha sữa bởi nếu nước quá nóng, các dưỡng chất sẽ bị mất trong khi nước quá lạnh lại làm cho sữa dễ bị vón cục, khiến bé khó hấp thu [19].

    Bình tĩnh, kiên nhẫn và tránh đổi sữa ngay khi thấy con gặp những vấn đề tiêu hóa

    Việc con gặp những vấn đề tiêu hóa như táo bón hay tiêu chảy chỉ là một dấu hiệu cho thấy con trong giai đoạn thích nghi. Nếu ba mẹ vội kết luận là do sữa công thức và ngay lập tức đổi sữa mới, con sẽ phải trải qua một quá trình thích nghi khác, và do đó, các vấn đề về tiêu hóa kéo dài [20].

    Tóm lại, việc con đối mặt với những vấn đề về tiêu hóa trong giai đoạn thích nghi là một hiện tượng phổ biến. Có thể con chỉ đang trải qua một giai đoạn tự nhiên trong quá trình khôn lớn mà thôi [20]. Khi đó, bố mẹ cần kiên nhẫn theo dõi và có hành động phù hợp, tránh những quyết định vội vàng, làm kéo dài giai đoạn thích nghi này ở trẻ.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 08/12/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo