Trẻ em mắc bệnh không thể dung nạp lactose có vấn đề với việc tiêu hóa lactose – một loại đường có trong sữa và các thực phẩm từ sữa. Những trẻ không thể dung nạp lactose sẽ không tiết ra đủ enzyme lactase trong ruột non. Nếu không có enzyme lactase, cơ thể sẽ không thể tiêu hóa những thực phẩm có chứa lactose, từ đó dẫn tới việc con bạn có thể sẽ cảm thấy khó chịu sau khi uống sữa, ăn phô mai, kem hoặc bất cứ món gì khác có chứa lactose.
Triệu chứng của bệnh không dung nạp lactose
Triệu chứng thường gặp của việc không thể dung nạp lactose bao gồm:
Những triệu chứng này thường bắt đầu khoảng từ 30 phút đến 2 giờ sau khi con bạn uống hoặc ăn các loại thực phẩm có chứa lactose.
Chữa trị bệnh không dung nạp lactose
Trong hầu hết các trường hợp, cắt giảm hoặc tránh các nguồn thức ăn chứa lactose và thay thế chúng bằng các thực phẩm không chứa lactose là đủ để kiểm soát bệnh. Các thay đổi chính xác khẩu phần ăn của trẻ phụ thuộc vào việc trẻ nhạy cảm với lactose đến mức nào. Một số bé có thể chịu được lactose trong khẩu phần ăn mà không có bất kỳ vấn đề gì nghiêm trọng, trong khi những bé khác lại có thể gặp phải các triệu chứng của bệnh ngay sau khi tiêu thụ một lượng rất nhỏ lactose.
Ăn ít hoặc tránh hoàn toàn các sản phẩm có chứa lactose có thể đồng nghĩa với việc con bạn bỏ lỡ một số vitamin và khoáng chất nhất định trong chế độ ăn uống. Do đó, bạn cũng sẽ cần phải chắc chắn rằng bé đang nhận được đủ chất dinh dưỡng từ thực phẩm không chứa lactose hoặc cho bé dùng thực phẩm chức năng.
Bé nên tránh ăn gì khi mắc chứng không dung nạp lactose?
Các loại thức ăn chứa lactose mà bạn có thể cần phải cắt giảm hoặc tránh bao gồm:
Sữa
Nguồn thực phẩm dồi dào lactose nhất phải kể đến là là tất cả các loại sữa, kể cả sữa bò, sữa dê và sữa cừu. Tùy thuộc vào mức độ không thể dung nạp lactose của con bạn, bạn có thể cần phải thay đổi lượng của sữa trong các bữa ăn của bé.
Sản phẩm từ sữa
Các sản phẩm làm từ sữa, chẳng hạn như bơ, kem và phô mai, cũng có thể chứa hàm lượng lactose cao và có thể cần tránh nếu con bạn không thể dung nạp lactose. Tuy nhiên, bé vẫn có thể ăn một số sản phẩm từ sữa có hàm lượng lactose thấp hơn, chẳng hạn như phô mai cứng và sữa chua.
Bạn nên thử cho bé ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau để tìm ra những sản phẩm từ sữa mà bé có thể ăn bởi bé đang trong tuổi phát triển và rất cần lượng canxi dồi dào có trong các sản phẩm trên.
Các loại thực phẩm và đồ uống khác
Bên cạnh sữa và các sản phẩm từ sữa, vẫn còn có những thực phẩm và đồ uống khác mà đôi khi có thể chứa lactose, bao gồm:
- Sốt mayonnaise;
- Bánh quy;
- Sô-cô-la;
- Đường tinh luyện;
- Bánh bông lan;
- Một số loại bánh mì và bánh nướng;
- Một số loại ngũ cốc;
- Khoai tây và súp ăn liền;
- Một số loại thịt đã qua chế biến như giăm bông cắt lát.
Lactose có trong một số loại thực phẩm sẽ không nhất thiết phải được liệt kê riêng trên nhãn thực phẩm, vì vậy bạn cần phải kiểm tra danh sách các thành phần sữa, đạm từ sữa bột, sữa đông và các sản phẩm từ sữa như phô mai, bơ, kem.
Thuốc
Một số loại thuốc được kê theo toa, thuốc không cần kê toa và thực phẩm chức năng có thể chứa một lượng nhỏ lactose. Dù lượng nhỏ lactose trên thường không đủ để kích hoạt các triệu chứng bệnh ở hầu hết mọi người, nó có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng nếu bệnh của con bạn nghiêm trọng hoặc bé đang dùng nhiều loại thuốc khác nhau. Nếu bé cần phải dùng thuốc, bạn nên kiểm tra với bác sĩ hoặc dược sĩ để xem liệu thuốc này có chứa lactose hay không.
Bé nên ăn gì khi mắc chứng không dung nạp lactose?
Có rất nhiều loại thực phẩm và đồ uống siêu thị có thể thay thế sữa và các sản phẩm sữa:
- Sữa đậu nành, sữa chua và một số loại phô mai;
- Sữa làm từ gạo, yến mạch, hạnh nhân, hạt phỉ, dừa và khoai tây;
- Thực phẩm có nhãn “không chứa sữa’ hoặc “thích hợp cho người ăn chay’;
- Bạn cũng có thể mua thêm sữa bò có chứa lactose (loại men dùng để tiêu hóa lactose). Điều này có nghĩa là con bạn vẫn có được những lợi ích dinh dưỡng từ sữa, nhưng trẻ sẽ ít có khả năng gặp phải bất kỳ triệu chứng nào sau khi uống.
Bạn cũng nên chọn các sản phẩm không chứa lactose giàu canxi, chẳng hạn như:
- Các loại rau lá xanh, chẳng hạn như bông cải xanh, cải bắp và đậu bắp;
- Đậu nành;
- Đậu phụ;
- Các loại đậu;
- Bánh và bất cứ món gì làm bằng bột được tăng cường canxi;
- Cá có xương ăn được (ví dụ như cá mòi, cá hồi…).
[embed-health-tool-vaccination-tool]