backup og meta

3 cách dạy con không mách lẻo mà các mẹ cần biết

3 cách dạy con không mách lẻo mà các mẹ cần biết

Bố mẹ nên dạy con ngưng mách lẻo vì tính xấu này không những ảnh hưởng đến tính cách mà còn khiến bé trở thành một người xét nét, nhỏ nhặt về sau.

Trẻ đang trong độ tuổi đi học thường hay mách lẻo khi gặp chuyện gì đó không vừa ý với mình. Trẻ thường kể lại mọi hành động của bạn bè hoặc anh chị em, thậm chí là cả người lớn hoặc cha mẹ. Tuy nhiên, thói quen này không tốt vì nó có thể khiến trẻ dễ bị cô lập và gặp khó khăn trong việc xây dựng tình bạn khi lớn lên. Muốn giúp con bỏ tính mách lẻo, bạn hãy tham khảo bài viết sau của Hello Bacsi.

1. Cho trẻ thấy hậu quả của việc làm này

Đặt ra cho trẻ một vài tình huống. Hãy hỏi con xem bé cảm thấy thế nào nếu mỗi khi mình mắc lỗi và luôn có người mô tả lại điều đó với người lớn. Giải thích cho bé hiểu nếu bé bị người bên cạnh tố cáo, bé sẽ gặp rắc rối và cảm thấy xấu hổ với bạn cùng lớp như thế nào. Hãy để trẻ tự đặt mình vào hoàn cảnh đó và cảm nhận những điều mà người khác sẽ trải qua khi mình mách lẻo. Điều này sẽ giúp trẻ dừng lại việc này đấy.

2. Đừng thưởng khi trẻ mách

Khi con tố cáo bạn bè hoặc anh chị em của mình, hãy tránh phản ứng lại điều đó. Đôi khi bé chỉ muốn anh trai hoặc bạn bè gặp rắc rối. Bạn không nên có bất cứ hành động gì khi trẻ nói mà hãy dành thời gian để suy nghĩ xem bé đã kể lại những gì và tại sao lại làm như vậy. Nếu bạn thưởng cho trẻ mỗi lần trẻ mách lẻo ai đó thì con sẽ càng có động lực để thực hiện việc này thêm lần nữa.

3. Nhắc nhở trẻ

Trẻ nhỏ thường nghĩ rằng người khác cũng phải làm theo đúng những quy tắc mà mình đang tuân theo. Nếu trẻ nói với bạn: “Bạn A rời khỏi hàng và không chịu nắm tay bạn khi di chuyển” thì bạn hãy nhắc nhở con rằng con không phải là người quản lý bạn A nên không cần phải quan tâm về điều đó trừ khi bạn A đang gặp nguy hiểm và cần con giúp đỡ.

Trẻ em thường rất dễ kết bạn nhưng cũng rất dễ nghỉ chơi nhau. Sau khi nghỉ chơi, trẻ sẽ thường tìm cách mách lẻo nhau. Đa số những vấn đề mà trẻ nói chỉ là những vấn đề nhỏ như bạn học làm mất bút chì màu hoặc bạn học nói một từ gì đó xấu… Tuy nhiên, nếu bạn thấy trẻ thường xuyên làm việc này, bạn nên tìm hiểu lý do và tìm cách ngăn chặn nó từ sớm.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Three Ways to Stop Tattling http://www.piccolouniverse.com/en/three-ways-to-stop-tattling/ ngày truy cập 26/03/2018

Tattling: How to nip it in the bud https://www.babycenter.com/0_tattling-how-to-nip-it-in-the-bud_63849.bc ngày truy cập 26/03/2018

Phiên bản hiện tại

10/04/2018

Tác giả: Bich Ngan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài: Bố mẹ cần làm gì?

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 10/04/2018

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo