
Ngoài vấn đề “Thay thủy tinh thể được bao lâu?”, rất nhiều người bị đục thủy tinh thể cũng bận tâm “Có thể thay thủy tinh thể nhân tạo khác được không?”. Sau khi thực hiện phẫu thuật đục thủy tinh thể, người bệnh không thể đặt lại thủy tinh thể tự nhiên ban đầu. Tuy nhiên, thủy tinh thể nhân tạo có thể được thay thế bằng một loại khác. Vậy thay thủy tinh thể được mấy lần?
Như đã đề cập, thủy tinh thể nhân tạo có tuổi thọ vĩnh viễn. Điều này cho phép người bệnh có thể sử dụng thủy tinh thể mãi mãi mà không cần thay lại. Nếu nguyên nhân gây mắt mờ sau phẫu thuật không liên quan đến thủy tinh thể nhân tạo, thì việc thay lại bằng một loại mới cũng không thể giúp mắt nhìn sáng rõ hơn. Vì vậy, đa số trường hợp mắt bị đục thủy tinh thể chỉ cần mổ thay một lần duy nhất. Phẫu thuật đục thủy tinh thể lần 2 chỉ được tiến hành trong những trường hợp như thấu kính nhân tạo bị đặt lệch trục hoặc sai thông số, dẫn đến mắt không điều tiết tốt, gây ra các vấn đề như nhìn đôi, chói sáng,…
Một số lưu ý để duy trì thị lực ổn định sau mổ thay thủy tinh thể nhân tạo
Việc thay thủy tinh thể được bao lâu còn phụ thuộc vào chế độ chăm sóc sau phẫu thuật và ý thức tuân thủ theo phác đồ điều trị của người bệnh. Hầu hết bệnh nhân được cải thiện thị lực gần như ngay lập tức và nếu được chăm sóc tốt, mắt sẽ hồi phục hoàn toàn sau khoảng 8-12 tuần từ khi được phẫu thuật đục thủy tinh thể. Trong khoảng thời này, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
- Không tự ý lái xe cho đến khi mắt hồi phục hoàn toàn
- Tránh vận động nặng từ vài tuần đến một tháng
- Tránh tạo áp lực lên mắt
- Hạn chế hắt hơi hoặc nôn khan trong khoảng thời gian này
- Đi đứng cẩn thận, tránh va chạm đến khu vực mắt
- Không nên đi bơi hoặc tắm suối nước nóng để tránh nhiễm trùng mắt
- Đeo kính râm khi ra đường để hạn chế mắt tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, bụi bẩn và gió
- Không dụi mắt, đặc biệt là khi chưa rửa tay với xà phòng
- Tuân theo hướng dẫn chi tiết của bác sĩ về cách bảo vệ mắt sau phẫu thuật
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!