Bệnh về võng mạc là tên gọi chung của một số bệnh về mắt do rối loạn trong võng mạc, trong đó có thoái hóa võng mạc. Các bệnh võng mạc là nguyên nhân gây mù lòa thứ 2 sau đục thủy tinh thể.
Tham vấn y khoa: Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản · Nhãn khoa · Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản (JIEH)
Bệnh về võng mạc là tên gọi chung của một số bệnh về mắt do rối loạn trong võng mạc, trong đó có thoái hóa võng mạc. Các bệnh võng mạc là nguyên nhân gây mù lòa thứ 2 sau đục thủy tinh thể.
Hiểu rõ về thoái hóa võng mạc sẽ giúp bạn có cách phòng ngừa và chăm sóc tốt hơn cho đôi mắt của mình luôn khỏe mạnh. Cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé!
Trước khi biết thoái hóa võng mạc là gì, bạn cần hiểu về võng mạc. Võng mạc là một lớp mô được tìm thấy ở mặt sau của mắt. Khi ánh sáng đi vào trong mắt, sẽ đi qua giác mạc và thủy tinh thể sau đó hội tụ trên võng mạc. Võng mạc chứa hàng triệu tế bào nhạy cảm với ánh sáng (tế bào hình que và tế bào hình nón) và các tế bào thần kinh khác để tiếp nhận và tổ chức thông tin hình ảnh thị giác.
Võng mạc sẽ gửi thông tin hình ảnh này đến não thông qua dây thần kinh thị giác, giúp bạn có thể nhìn thấy được. Điểm vàng (hay còn gọi là hoàng điểm) là phần trung tâm của võng mạc giúp nhận biết độ sắc nét, màu sắc và độ rõ của hình ảnh.
Thoái hóa võng mạc là tình trạng các tế bào võng mạc của mắt bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Thoái hóa võng mạc gây suy giảm thị lực. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến mù lòa, làm suy giảm chất lượng cuộc sống một cách nghiêm trọng.
Thoái hóa võng mạc sẽ bao gồm các tình trạng sau đây:
Hầu hết trường hợp thoái hóa võng mạc đều gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến thị giác. Chúng bao gồm:
Bạn có thể cần thử nhìn từng mắt để nhận ra những điều này.
Điều quan trọng là phải chú ý đến bất kỳ thay đổi nào trong thị lực và nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị. Hãy thăm khám ngay lập tức nếu bạn đột nhiên nhìn thấy ruồi bay, chớp sáng, màn đen che trước mắt hoặc suy giảm thị lực. Đây là những dấu hiệu cảnh báo bệnh thoái hóa võng mạc có thể nguy hiểm.
Các tình trạng thoái hóa võng mạc như thoái hóa điểm vàng, thoái hóa võng mạc ngoại vi,… không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà lại ngày càng gia tăng và có dấu hiệu trẻ hóa.
Nguyên nhân gây thoái hóa võng mạc là do mắc một số bệnh lý như:
Bên cạnh đó, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa võng mạc nếu:
Nếu không được điều trị kịp thời, thoái hóa võng mạc có thể gây suy giảm thị lực nghiêm trọng hoặc thậm chí là dẫn đến mù lòa. Khoảng 5% trường hợp thoái hóa võng mạc dẫn đến mù lòa trên toàn thế giới nên đây là căn bệnh về mắt được Tổ chức Y tế Thế giới quan tâm hàng đầu.
Trong nhiều trường hợp, những tổn thương võng mạc đã xảy ra không thể phục hồi được, nên việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng, giúp làm chậm diễn tiến bệnh và bảo tồn thị lực cho bệnh nhân.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Để chẩn đoán, bác sĩ nhãn khoa sẽ tiến hành kiểm tra mắt kỹ lưỡng và tìm kiếm những bất thường ở bất kỳ vị trí nào trong mắt.
Các kiểm tra sau có thể được thực hiện để xác định vị trí và mức độ của bệnh:
Nhiều bệnh nhân sẽ thắc mắc rằng thoái hóa võng mạc có chữa được không? Mục tiêu điều trị lúc này chỉ là làm chậm và ngăn ngừa tình trạng bệnh tiến triển chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh.
Có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa võng mạc khác nhau. Lựa chọn phương pháp điều trị nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại thoái hóa, nguyên nhân gây thoái hóa võng mạc, các tổn thương kèm theo, tuổi tác và tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.
Điều trị bệnh võng mạc có thể phức tạp và đôi khi khẩn cấp. Các tùy chọn bao gồm:
Sau khi thực hiện các biện pháp điều trị thoái hóa võng mạc, người bệnh cần phải tuyệt đối tuân thủ kỹ hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là cách sử dụng thuốc và tư thế nằm, ngồi, đọc sách, cúi đầu… để võng mạc có thể hồi phục hoàn toàn.
Việc duy trì một lối sống lành mạnh có thể góp phần phòng ngừa và kiểm soát thoái hóa võng mạc. Cụ thể:
Một số người cũng thắc mắc rằng thoái hóa võng mạc nên ăn gì? Lời khuyên là bạn nên ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng với nhiều rau củ quả tươi xanh giàu vitamin A sẽ rất tốt cho mắt, góp phần phòng ngừa thoái hóa võng mạc.
Bạn có thể quan tâm: Bật mí 6 nhóm thực phẩm tốt cho mắt
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!