backup og meta

Quầng thâm mắt bật mí điều gì về sức khỏe của bạn?

Quầng thâm mắt bật mí điều gì về sức khỏe của bạn?

Quầng thâm mắt không chỉ đơn thuần khiến bạn mất đi sự tự tin trong giao tiếp, mà đôi khi còn là dấu hiệu “tố cáo” rằng cơ thể và sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề.

Thức dậy với một đôi mắt thâm luôn là nỗi ám ảnh to lớn đối với phái đẹp. Đa phần chúng ta sẽ lựa chọn cách make up thật kỹ để che đi vùng da kém sức sống này. Thế nhưng, trang điểm chỉ là một cách để “che đậy” tạm thời, không thể giải quyết triệt để được quầng thâm. Lâu dần, nếu chúng ta không tẩy trang và chăm sóc thật kỹ thì vùng da ở mắt sẽ trở nên càng tồi tệ hơn.

Phần lớn mọi người nghĩ rằng thâm mắt vốn dĩ do thức khuya và chỉ cần ngủ sớm, ngủ đủ giấc trở lại thì quầng thâm sẽ nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên thâm mắt cũng có thể bởi cơ thể bạn đang bị thiếu nước, thiếu máu hay dị ứng…

Cụ thể, mắt thâm do đâu? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Quầng thâm mắt thể hiện cơ thể bạn đang đối phó với căng thẳng

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi cơ thể trong trạng thái căng thẳng, lo lắng, các mao mạch ở mắt sẽ phồng lên, dẫn đến vùng da ở mắt sẽ bị tối màu và xuất hiện quầng thâm.

Căng thẳng kéo dài còn khiến cơ thể khó hấp thu các dưỡng chất chống lão hóa da như vitamin C, E, từ đó khiến vùng da dưới mắt mất đi sự đàn hồi.

Ngoài ra, stress còn dẫn tới tình trạng mất ngủ trường kỳ, cơ thể theo đó mà rơi vào trạng thái suy nhược, mệt mỏi, quầng mắt cũng trở nên rõ rệt hơn.

thâm mắt thể hiện cơ thể bạn đang căng thẳng

Thiếu ngủ

Thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc, thức khuya là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thâm mắt. Bởi chúng sẽ làm nhịp sinh học trong cơ thể bị rối loạn, kích thích tĩnh mạch bên trong vùng da xung quanh mắt nổi lên nhiều hơn, dẫn đến xuất hiện thâm quầng, gây mất thẩm mỹ. 

Hơn thế nữa, nếu tình trạng này kéo dài sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa, khiến làn da chảy xệ, xuất hiện nhiều nếp nhăn…

Vì thế, hãy đảm bảo ngủ đủ từ 7–8 tiếng/ngày, trong đó buổi trưa nên tranh thủ nghỉ ngơi 30 phút để đôi mắt đỡ mỏi và tinh thần được tỉnh táo hơn.

quầng thâm mắt thể hiện cơ thể bạn đang thiếu ngủ

Mất nước

Mất nước là một trong những lý do phổ biến nhất gây nên tình trạng thâm mắt. Khi cơ thể thiếu nước, các mạch máu dưới vùng da nhạy cảm ở mắt sẽ bị sưng lên, gây ra bọng mắt và thâm.

Tiến sĩ Manjula Jegasothy, một bác sĩ da liễu thẩm mỹ, đã nói rằng: cơ thể mất nước sẽ khiến vùng da dưới mắt của bạn trông mỏng và nhợt nhạt hơn, nên việc tăng cường uống nhiều nước sẽ giúp làm ẩm và làm mềm da, ngăn chặn sự xuất hiện của quầng thâm.

Hãy bổ sung 2-2,5 lít nước mỗi ngày cùng các loại trái cây, hoa quả có chứa nhiều vitamin C, K, E, giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, từ đó cải thiện tình trạng thâm sạm ở mắt.

Đặc biệt, cần hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia, cà phê vì đây là những chất gây mất nước, ảnh hưởng xấu đến đôi mắt của bạn. Đó là chưa kể những chất kích thích này gây tổn thương mạch máu và khiến các cơ quan lão hóa nhanh, bao gồm cả da dưới mắt.

Thiếu máu

Về cơ bản, các tĩnh mạch nằm quanh vùng mắt sẽ bị thay đổi khi cơ thể bạn thiếu chất sắt. Nồng độ sắt thấp, dẫn đến tình trạng oxy hóa da, từ đó gây nên tình trạng sẫm màu, thâm tím. 

Vì vậy, hãy luôn có một chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều loại rau xanh và trái cây cùng các sản phẩm từ sữa để giữ cho cơ thể khỏe mạnh và ngăn chặn sự xuất hiện của quầng thâm xấu xí.

thâm mắt thể hiện bạn đang thiếu máu

Dị ứng cũng khiến mắt thâm quầng

Thực sự nhiều người sẽ cảm thấy nguyên nhân này không liên quan gì mấy đến việc mắt bị thâm. Tuy nhiên, việc dị ứng có thể khiến cho các mạch máu ở dưới mắt bị giãn ra và khiến cho vùng da này bị tối màu hơn. 

Ngoài ra, khi sử dụng các loại mỹ phẩm, chăm sóc da không phù hợp sẽ khiến vùng da mắt bị ngứa ngáy, kích ứng. Khi bạn chà xát vùng da quanh mắt cũng góp phần hình thành nên quầng thâm ở mắt.

Do đó, khi thấy những biểu hiện bất thường này, bạn nên đến gặp bác sĩ để tránh những biến chứng xấu xảy ra.

Quầng thâm mắt thể hiện cơ thể bạn đang gặp phải một số bệnh lý

Một nguyên nhân nữa khiến bạn bị thâm quầng mắt đó là bị các bệnh về gan, tim, thận, tuyến giáp và một số cơ quan khác, gây ứ nước và khiến máu tích tụ ở dưới mắt, dẫn đến quầng thâm.

Vì vậy, nếu da không bị tổn thương bởi các yếu tố trên thì bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và tìm ra được nguyên nhân, xem có phải do bệnh lý hay không để sớm điều trị.

Nguyên nhân khác

  • Không sử dụng kem chống nắng hoặc kính cho mắt: Ánh nắng mặt trời hoặc tia UV từ các thiết bị điện tử kích thích cơ thể tạo ra nhiều melanin hơn. Chất này là hắc tố khiến cho vùng da dưới mắt thâm lại.
  • Dụi mắt nhiều: Làm vỡ mạch máu dưới mắt, gây sưng mắt.
  • Di truyền: Nhiều nghiên cứu đã cho thấy nhiều người bị quầng thâm mắt thì gia đình có nhiều người cũng bị tương tự.

Bạn có thể tham khảo thêm >> Cách khắc phục quầng thâm mắt sau 1 đêm

Ngoài ra, hãy duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý bao gồm uống đủ nước, hạn chế thực phẩm ăn liền nhiều dầu mỡ, bổ sung nhiều rau xanh, chất xơ cùng các loại vitamin và dưỡng chất thiết yếu… Bên cạnh đó, bạn cần ngủ đủ giấc, kiểm soát căng thẳng và thường xuyên kiểm tra sức khỏe để giúp vùng da quanh mắt luôn tươi trẻ và khỏe mạnh mỗi ngày!

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Dark circles under eyes. https://www.mayoclinic.org/symptoms/dark-circles-under-eyes/basics/causes/sym-20050624. Ngày truy cập: 30/4/2022

Infraorbital Dark Circles: A Review of the Pathogenesis, Evaluation and Treatment. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4924417/. Ngày truy cập: 30/4/2022

Identification Of Three Key Factors Contributing To The Aetiology Of Dark Circles By Clinical And Instrumental Assessments Of The Infraorbital Region. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6927230/#:~:text=Dark%20circles%20are%20most%20often,exposure%20to%20UV%20light%2C%20dehydration. Ngày truy cập: 30/4/2022

Classification by causes of dark circles and appropriate evaluation method of dark circles. https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/srt.12258. Ngày truy cập: 30/4/2022

Dark Circles Under Eyes https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/23128-dark-circles-under-eyes. Ngày truy cập 10/10/2022

Phiên bản hiện tại

10/10/2022

Tác giả: Thương Trần

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lương Lan


Bài viết liên quan

Ngủ đủ giấc nhưng vẫn bị thâm quầng mắt, nguyên nhân thâm mắt do đâu?

Nguyên nhân và cách hết quầng thâm mắt nhanh chóng


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Thương Trần · Ngày cập nhật: 10/10/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo