backup og meta

Viêm kết mạc bao lâu thì khỏi và các phương pháp điều trị tại nhà

Viêm kết mạc bao lâu thì khỏi và các phương pháp điều trị tại nhà

Đau mắt đỏ, hay viêm kết mạc bao lâu thì khỏi và điều trị bệnh tại nhà bằng những phương pháp nào là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi đây là bệnh rất phổ biến.

Viêm kết mạc không phải lúc nào cũng cần tới bệnh viện. Bằng những biện pháp tại nhà, bạn có thể tự chăm sóc mắt cho đến khi khỏi hẳn.

Viêm kết mạc bao lâu thì khỏi?

Viêm kết mạc bao lâu thì khỏi sẽ còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể như sau:

1. Viêm kết mạc do virus

viêm kết mạc bao lâu thì khỏi tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh

Hầu hết các trường hợp viêm kết mạc do virus là nhẹ. Viêm kết mạc bao lâu thì khỏi trong trường hợp này thì bệnh thường sẽ tự khỏi sau 7 đến 14 ngày mà không cần phải điều trị và không để lại hậu quả về sau. 

Tuy nhiên, trong một số trường hợp nặng hơn, viêm kết mạc do virus phải mất từ ​​2 đến 3 tuần hoặc lâu hơn để khỏi hẳn. Đối với viêm kết mạc nghiêm trọng như do virus herpes hoặc varicella – zoster gây ra, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus để điều trị và giúp bạn nhanh khỏi.

2. Nếu do vi khuẩn, viêm kết mạc bao lâu thì khỏi?

Nếu triệu chứng nhẹ, bệnh có thể thuyên giảm trong 2-5 ngày và khỏi hoàn toàn sau 2 tuần mà không cần điều trị bằng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh có thể giúp bệnh mau lành, tuy nhiên, không phải lúc nào chúng cũng cần thiết.

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị viêm kết mạc do vi khuẩn trong trường hợp mắt tiết dịch mủ, người có hệ miễn dịch kém hay nghi ngờ do một số chủng vi khuẩn đặc biệt gây ra.

Thuốc kháng sinh thường được dùng tại chỗ dưới dạng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ. Thuốc kháng sinh có thể giúp rút ngắn thời gian nhiễm trùng, giảm biến chứng, giảm lây lan sang người khác và nhanh khỏi bệnh.

3. Viêm kết mạc dị ứng bao lâu thì khỏi?

Trong trường hợp này, việc ngăn chặn nguồn gây dị ứng là rất quan trọng. Viêm kết mạc dị ứng chỉ có thể được cải thiện và nhanh khỏi khi loại bỏ chất gây dị ứng (chẳng hạn như phấn hoa hoặc lông động vật) ra khỏi môi trường sống của người bệnh. Hơn nữa, bệnh có thể nghiêm trọng hơn khi người bệnh tiếp xúc với bất cứ thứ gì gây dị ứng.

Thuốc dị ứng và một số loại thuốc nhỏ mắt theo toa như thuốc kháng histamin tại chỗ và thuốc co mạch đôi khi được kê đơn để giúp viêm kết mạc dị ứng nhanh khỏi.

Điều trị viêm kết mạc tại nhà

Bị viêm kết mạc bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào việc bạn có chăm sóc mắt tốt hay không. Trong một số trường hợp viêm kết mạc nhẹ, bạn có thể chăm sóc mắt đúng cách ngay tại nhà để giảm bớt tình trạng sưng tấy và khô mắt.

viêm kết mạc bao lâu thì khỏi và phương pháp điều trị

Cụ thể như sau:

  • Sử dụng nước mắt nhân tạo.
  • Ngừng đeo kính áp tròng cho đến khi bệnh khỏi hẳn. Bạn cũng nên thay một cặp kính mới sau khi khỏi bệnh để giảm khả năng bị nhiễm bệnh trở lại.
  • Ngừng trang điểm mắt cho đến khi đôi mắt của bạn khỏe lại.
  • Không nhỏ bất cứ thứ gì vào mắt khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ nhãn khoa.
  • Vệ sinh mắt hàng ngày với chiếc khăn sạch cho mỗi bên mắt, tránh làm lây nhiễm bệnh sang cho mắt còn lại. Thay khăn mặt mới mỗi ngày.
  • Nhúng một chiếc khăn sạch vào nước ấm, sau đó vắt ráo nước rồi đặt lên mắt trong vài phút để giảm đau và sung huyết, làm lỏng dịch nhầy. Lặp lại điều này vài lần trong ngày.
  • Thay vỏ gối và drap trải giường mỗi ngày.
  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi vệ sinh mắt.
  • Không chạm hoặc dụi tay vào mắt.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

viêm kết mạc bao lâu thì khỏi và khi nào cần đến gặp bác sĩ

Bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị đau mắt đỏ nếu:

  • Đau mắt
  • Nhạy cảm với ánh sáng 
  • Nhìn mờ không cải thiện sau khi đã vệ sinh mắt
  • Mắt bị đỏ dữ dội, tiết nhiều mủ hoặc chất nhầy
  • Các triệu chứng không được cải thiện và nghiêm trọng hơn sau 1 tuần
  • Viêm kết mạc do vi khuẩn gây ra mà không cải thiện sau 24 giờ sử dụng kháng sinh
  • Xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng khác như sốt, đau nhức,…
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu do nhiễm HIV, đang điều trị ung thư hoặc mắc phải các tình trạng bệnh lý mãn tính khác.

Ngoài ra, nhiều người cũng thắc mắc rằng viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi. Vấn đề này không có câu trả lời chính xác. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh khi có các triệu chứng của viêm kết mạc cần được đưa đi khám ngay vì có thể rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây mù lòa. Bên cạnh đó, không khuyến khích dùng các biện pháp dân gian để chữa viêm kết mạc cho trẻ.

Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn viêm kết mạc bao lâu thì khỏi, cũng như cách điều trị bệnh ngay tại nhà. Đừng lơ là với căn bệnh tưởng chừng đơn giản này bởi nếu không chăm sóc mắt tốt và chữa viêm kết mạc đúng cách thì bệnh có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực.

[embed-health-tool-heart-rate]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Treatment. https://www.cdc.gov/conjunctivitis/about/treatment.html. Ngày truy cập: 08/11/2021

Get Rid of Pink Eye Fast With These Home Remedies. https://www.aao.org/eye-health/diseases/pink-eye-quick-home-remedies. Ngày truy cập: 08/11/2021

Treatment for Pink Eye. https://www.nei.nih.gov/learn-about-eye-health/eye-conditions-and-diseases/pink-eye/treatment-pink-eye. Ngày truy cập: 08/11/2021

Pink eye: How long is it contagious? https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pink-eye/expert-answers/pink-eye/faq-20057932. Ngày truy cập: 08/11/2021

Conjunctivitis. https://www.nhs.uk/conditions/conjunctivitis/. Ngày truy cập: 08/11/2021

Pink eye (conjunctivitis). https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pink-eye/diagnosis-treatment/drc-20376360. Ngày truy cập: 08/11/2021

Pink Eye (Conjunctivitis). https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/8614-pink-eye-conjunctivitis. Ngày truy cập: 08/11/2021

Phiên bản hiện tại

08/11/2021

Tác giả: Trúc Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lương Lan


Bài viết liên quan

Nhức 1 bên mắt là bị gì? Điểm danh những nguyên nhân thường gặp

Viêm kết mạc herpes


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 08/11/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo