Co đồng tử là tình trạng đồng tử (vòng tròn nhỏ màu đen ở giữa phần tròng đen của mắt) bị co lại quá mức. Đây là dấu hiệu quan trọng để giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng của bạn.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Co đồng tử là tình trạng đồng tử (vòng tròn nhỏ màu đen ở giữa phần tròng đen của mắt) bị co lại quá mức. Đây là dấu hiệu quan trọng để giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng của bạn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới co đồng tử. Nó có thể xuất phát từ vấn đề ở não và hệ thần kinh; đôi khi do thuốc hoặc các tác nhân hóa học… Cùng tìm hiểu chi tiết hơn nhé!
Co đồng tử là tình trạng đồng tử thu nhỏ lại quá mức. Lúc này, đường kính đồng tử thường dưới 2mm.
Đồng tử là lỗ tròn màu đen ở trung tâm mống mắt, giúp tập trung ánh sáng từ bên ngoài để tạo rõ hình ảnh. Đồng tử có thể co hoặc giãn để thích ứng với cường độ ánh sáng xung quanh.
Co đồng tử có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt. Nếu chỉ ảnh hưởng một bên mắt, tình trạng này được gọi là đồng tử không đều.
Thực tế, có rất nhiều bệnh và tình trạng sức khỏe có thể kích hoạt chứng co đồng tử, nên mỗi người thường sẽ có những triệu chứng đi kèm khác nhau. Sau đây là một số triệu chứng phổ biến của các nguyên nhân gây ra tình trạng này:
Đau đầu từng cụm
Một cơn đau đầu từng cụm có thể khiến bạn rất đau đớn ở xung quanh mắt, thái dương hoặc trán. Cơn đau thường xảy ra ở một bên đầu và thường lặp lại sau một khoảng thời gian ngắn, điều này phụ thuộc vào loại đau đầu từng cụm bạn mắc phải (mạn tính hoặc từng đợt).
Co đồng tử là một triệu chứng phổ biến đi cùng với chứng đau đầu từng cụm. Các dấu hiệu đau đầu từng cụm khác bao gồm:
Chảy máu trong não và đột quỵ nhân cầu não
Co đồng tử ở cả hai mắt là một triệu chứng phổ biến của chảy máu trong não và đột quỵ ở thân não.
Đột quỵ thân cầu não không có các triệu chứng tương tự với đột quỵ thông thường. Các dấu hiệu phổ biến của đột quỵ thân cầu não gồm chóng mặt, choáng váng, yếu ở cả hai bên cơ thể. Bệnh cũng thường gây co giật giống như chứng co giật trong động kinh, nói lắp hoặc mất nhận thức đột ngột.
Hội chứng Horner
Hội chứng Horner là một nhóm các triệu chứng gây tổn thương các dây thần kinh nối từ não đến mặt hoặc mắt. Các triệu chứng phổ biến của hội chứng là đồng tử thu nhỏ và sụp mí mắt ở một bên.
Ngoài ra, Horner cũng có thể do đột quỵ, u não, chấn thương cột sống hoặc bệnh zona gây ra.
Viêm mống mắt
Co đồng tử có thể là một triệu chứng của viêm mống mắt. Có nhiều nguyên nhân gây viêm mống mắt, chẳng hạn như:
Giang mai thần kinh
Nếu bạn không điều trị giang mai, bệnh sẽ tiến triển đến não. Giang mai có thể tấn công hệ thống thần kinh tại bất cứ giai đoạn nào của bệnh.
Nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến não giữa và gây ra một dạng co đồng tử đặc biệt – đồng tử Argyll Robertson. Trong tình trạng này, đồng tử sẽ nhỏ nhưng sẽ không co lại hơn khi tiếp xúc với ánh sáng. Tuy nhiên, chúng sẽ co lại khi bạn tập trung nhìn những đồ vật gần.
Bệnh Lyme
Bệnh Lyme thường do một loại vi khuẩn có hình xoắn ốc gây ra. Vi khuẩn này tương tự với xoắn khuẩn giang mai. Bên cạnh phát ban sinh dục, bệnh Lyme có thể gây ra các triệu chứng ở hệ thần kinh tương tự như bệnh giang mai. Nếu tình trạng nhiễm trùng ảnh hưởng đến dây thần kinh sọ số 3, nó sẽ gây co cứng và đồng tử Argyll Robertson.
Kích thước của đồng tử sẽ do 2 cơ – cơ giãn và cơ vòng mống mắt điều khiển. Co đồng tử thường xảy ra khi có vấn đề ở cơ vòng hoặc các dây thần kinh kiểm soát dây này.
Bất cứ tình trạng sức khỏe, thuốc hoặc hóa chất nào ảnh hưởng đến các dây thần kinh trên hoặc bất kì khu vực nào ở não hoặc đầu mà các dây thần kinh này đi qua sẽ gây co đồng tử.
Tình trạng sức khỏe
Một số bệnh hoặc tình trạng sức khỏe có thể khiến đồng tử co thắt như:
Thuốc và các hóa chất
Thông thường, các thuốc giảm đau opioid có thể gây co đồng, chẳng hạn như:
Một số thuốc và chất khác cũng khiến đồng tử co thắt như:
Tuổi tác
Cả trẻ sơ sinh và người lớn tuổi đều có khả năng bị co đồng tử. Đối với trẻ sơ sinh, đồng tử thu nhỏ trong vòng 2 tuần là điều bình thường. Ở người lớn tuổi, đồng tử có xu hướng nhỏ đi theo năm tháng do các cơ giãn ở mống mắt yếu đi.
Di truyền
Nếu trẻ sinh ra không có các cơ kiểm soát đồng tử hoặc các cơ này phát triển không đúng, trẻ sẽ mắc tình trạng co đồng tử bẩm sinh ở một hoặc cả hai mắt. Trẻ mắc tình trạng này có thể nhìn gần, nhưng không thể nhìn xa. Ngoài ra, trẻ cũng có nguy cơ bị tăng nhãn áp.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bác sĩ sẽ dùng đèn pin để kiểm tra đồng tử của bạn trong môi trường ánh sáng yếu. Nếu thấy đồng tử nhỏ hơn 2mm, họ sẽ xác nhận co đồng tử.
Sau khi xác định được đồng tử thu nhỏ, bác sĩ sẽ tìm kiếm các dấu hiệu cụ thể:
Việc giải đáp các vấn đề trên có thể giúp bác sĩ xác định nguyên nhân có thể gây co đồng tử.
Co đồng tử là một triệu chứng, không phải bệnh. Nó có thể cung cấp một manh mối quan trọng cho bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cơ bản.
Nếu co đồng tử do sử dụng các thuốc kê toa, chẳng hạn như thuốc trị tăng nhãn áp hoặc huyết áp cao, bác sĩ có thể thay thế một loại thuốc khác để điều trị.
Đồng tử co có thể là kết quả của việc sử dụng thuốc giảm đau opioid, bao gồm fentanyl, oxycodone, heroin và methadone. Tình trạng nghiêm trọng có thể là một dấu hiệu của việc quá liều các thuốc trên. Trong trường hợp đó, bác sĩ sẽ điều trị khẩn cấp bằng thuốc naloxone.
Nếu nguyên nhân gây co đồng tử không phải do thuốc, bác sĩ có thể xác định nó là một dấu hiệu ngộ độc organophosphate.
Ngộ độc organophosphate tạo ra các triệu chứng nghiêm trọng bao gồm:
Đồng tử co thắt là một triệu chứng tương đối nhỏ của ngộ độc organophosphate, nhưng có thể giúp bác sĩ chẩn đoán ra tình trạng. Thuốc pralidoxime (2-PAM) có thể được sử dụng để điều trị ngộ độc organophosphate.
Khi đồng tử co thắt là một triệu chứng của một căn bệnh tiềm ẩn, phương pháp điều trị chính là chữa trị căn bệnh tiềm ẩn. Một số nguyên nhân gây bệnh phổ biến và phương pháp điều trị bao gồm:
Nhức đầu từng cơn
Nhức đầu từng cơn cấp tính được điều trị bằng thở oxy, triptan, ergotamine và thuốc nhỏ mũi lidocaine tại chỗ.
Điều trị dự phòng bao gồm:
Bác sĩ có thể tiêm hỗn hợp methylprednisolone và lidocaine vào dây thần kinh chẩm lớn (phía sau cổ của bạn) như một biện pháp phòng ngừa.
Xuất huyết trong não và đột quỵ thân não
Bởi vì các triệu chứng của đột quỵ nhân cầu não khác với đột quỵ thông thường, nó có thể bị chẩn đoán sai. Các bác sĩ sử dụng MRI để xác nhận bệnh. Điều trị bao gồm làm tan khối tắc nghẽn bằng thuốc, đặt stent hoặc phẫu thuật sửa chữa động mạch bị vỡ/đứt để cầm máu và khôi phục lưu lượng máu lên não.
Hội chứng Horner
Không có phương pháp điều trị cụ thể cho hội chứng Horner. Nếu bác sĩ có thể tìm thấy tình trạng sức khỏe cơ bản (đột quỵ, khối u não, chấn thương tủy sống hoặc bệnh zona), họ sẽ điều trị bệnh.
Giang mai thần kinh và giang mai mắt
Nếu các triệu chứng ở mắt xảy ra trong các giai đoạn sớm hơn (nguyên phát, thứ phát hoặc tiềm ẩn) của nhiễm trùng, thì bác sĩ sẽ tiêm một mũi tiêm benzathine penicillin cho bạn.
Giai đoạn thứ ba của bệnh giang mai đòi hỏi bạn cần phải dùng nhiều liều penicillin. Các tổn thương đối với hệ thần kinh sẽ không thể phục hồi.
Bệnh Lyme
Việc phát hiện sớm bệnh Lyme là rất quan trọng để kết quả điều trị khả quan. Nếu bệnh được phát hiện trong vài tuần đầu, bác sĩ sẽ điều trị bằng kháng sinh trong tối đa 30 ngày để chữa khỏi nhiễm trùng. Trong giai đoạn sau của Lyme, bạn cần phải điều trị bằng kháng sinh dài hạn.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!