3. Ngừng đeo kính áp tròng
Nếu có thói quen thường xuyên đeo kính áp tròng, bạn có thể phải ngừng đeo cho đến khi mắt cảm thấy tốt hơn. Bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên vứt bỏ kính áp tròng đã đeo nếu dùng loại dùng một lần. Ngoài ra, đối với loại kính áp tròng sử dụng nhiều lần, bạn cần khử trùng kính áp tròng và hộp đựng kính trước khi sử dụng lại để tránh tái nhiễm.

4. Ngừng trang điểm
Đối với một số người, trang điểm mắt có thể là nguồn lây nhiễm và tái nhiễm gây bệnh viêm kết mạc, vì vậy, bác sĩ có thể khuyên bạn nên ngừng trang điểm mắt cho đến khi khỏi bệnh. Bạn nên đợi ít nhất hai tuần trước khi trang điểm lại cho mắt, nhưng nếu mắt bạn vẫn bị kích ứng, khó chịu hoặc đỏ thì nên đợi lâu hơn. Đồng thời, loại bỏ một số loại mỹ phẩm trang điểm đã sử dụng khi bị bệnh hoặc đã hết hạn sử dụng.
5. Cách trị viêm kết mạc tại nhà bằng nước mắt nhân tạo
Nước mắt nhân tạo có thể được sử dụng để làm giảm các triệu chứng viêm kết mạc do vi khuẩn hoặc virus. Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ không cần thuốc nhỏ mắt kháng sinh. Vì viêm kết mạc thường là do virus, nên thuốc kháng sinh sẽ không giúp ích gì.
6. Dùng thuốc điều trị viêm kết mạc
Nếu viêm kết mạc dị ứng, bác sĩ có thể kê một trong nhiều loại thuốc nhỏ mắt trị viêm kết mạc khác nhau. Chúng có thể bao gồm các loại thuốc giúp kiểm soát phản ứng dị ứng (như thuốc kháng histamin) và chất ổn định tế bào mast hoặc thuốc chống viêm, chẳng hạn như thuốc thông mũi, steroid và thuốc nhỏ chống viêm.

7. Tránh các tác nhân gây viêm kết mạc dị ứng
Nếu nguyên nhân gây viêm kết mạc là do dị ứng, việc ngăn chặn các dị nguyên là rất quan trọng. Dị ứng mắt có thể xảy ra liên tục nếu bạn tiếp xúc với bất cứ thứ gì gây dị ứng. Nếu bạn biết những nguyên nhân nào gây ra các triệu chứng viêm kết mạc, hãy tránh chúng nếu có thể.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!