backup og meta

Có thai bao lâu thì buồn nôn? Cảm giác buồn nôn khi mang thai như thế nào?

Có thai bao lâu thì buồn nôn? Cảm giác buồn nôn khi mang thai như thế nào?

Cảm giác muốn nôn hoặc buồn nôn, không ăn uống được gì là biểu hiện rất thường gặp ở những phụ nữ mới mang thai hoặc đang mang thai ở tam cá nguyệt thứ nhất. Song cảm giác buồn nôn cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe khác khiến phụ nữ dễ nhầm lẫn với dấu hiệu mang thai. 

Bài viết này sẽ lý giải cụ thể có thai bao lâu thì buồn nôn và các nội dung liên quan bao gồm:

  • Nguyên nhân gây cảm giác buồn nôn khi mang thai
  • Cách khắc phục để mẹ bầu ăn uống ngon miệng hơn.

Mời bạn đọc tiếp ngay sau đây!

Phụ nữ có thai bao lâu thì buồn nôn?

Để trả lời cho thắc mắc “Có thai bao lâu thì buồn nôn?”, bạn cần biết cảm giác buồn nôn khi mang thai như thế nào để không nhầm lẫn với các tình trạng sức khỏe khác.

Theo đó, cảm giác buồn nôn khi mang thai (dân gian còn gọi là ốm nghén) có thể xuất hiện ở mọi thời điểm trong ngày nhưng thường là vào buổi sáng (Morning sickness). Buồn nôn khi mang thai thường đi kèm với các triệu chứng khác như: 

  • Nôn mửa
  • Mệt mỏi
  • Ăn uống kém hoặc rất nhạy cảm với nhiều loại đồ ăn
  • Khó ngủ hoặc mất ngủ… 

Hiện tượng này ảnh hưởng đến 70% thai phụ, xảy ra nhiều nhất ở tam cá nguyệt đầu tiên rồi giảm dần và (hoặc) chấm dứt vào khoảng giữa thai kỳ. Một số ít trường hợp mẹ bầu bị nghén, buồn nôn và nôn suốt 9 tháng thai kỳ.

Với câu hỏi có thai bao lâu thì buồn nôn, giới chuyên gia cho biết thời điểm cơn nghén xảy ra ở mỗi phụ nữ mang thai không giống nhau, nhưng thường thì cảm giác buồn nôn khi mang thai sẽ rơi vào trước tuần thứ 9 của thai kỳ. Thống kê cho thấy, một số mẹ bầu vẫn có biểu hiện ốm nghén cho đến ba tháng giữa thai kỳ hoặc lâu hơn tùy cơ địa từng người.

Cơn buồn nôn rất dễ xuất hiện khi thai phụ tiếp xúc với ánh sáng, âm thanh quá lớn, nơi đông người và đặc biệt là mùi thức ăn. 

Có thai bao lâu thì buồn nôn

Nguyên nhân khiến phụ nữ buồn nôn khi mang thai

Như vậy bạn đã rõ có thai bao lâu thì buồn nôn và những biểu hiện khác kèm theo. Thực tế, ốm nghén là một trong những dấu hiệu có thai sớm nhất khi chưa đến kỳ kinh, nhưng cho đến hiện tại nguyên nhân gây nên biểu hiện này vẫn chưa được làm rõ. 

Có giả thiết cho rằng tình trạng nghén bắt nguồn từ sự thay đổi hormone (cụ thể là Progesteron và HCG) khi mang thai. Sự gia tăng của cả hai nội tiết tố này khiến cho các cơ ở hệ tiêu hóa giãn ra, đẩy thức ăn từ dạ dày lên thực quản tạo cảm giác buồn nôn, cồn cào ở bụng khi mang thai. 
Bên cạnh đó, những yếu tố ảnh hưởng khác góp phần khiến tần suất buồn nôn, nôn mửa ở mẹ bầu xuất hiện dày đặc hơn bao gồm:
  •     Chế độ ăn uống mất cân bằng
  •     Mẹ đã từng bị ốm nghén tại lần mang thai trước 
  •     Thai phụ cơ địa gầy còm, thiếu dinh dưỡng hoặc mẹ bị thừa cân, béo phì cũng thường ảnh hưởng đến cảm giác buồn nôn khi mang thai
  •     Sức khỏe tinh thần của bà bầu không ổn định khi mang thai.
Ngoài ra, còn một số yếu tố khách quan khác mà mẹ bầu tìm hiểu việc có thai bao lâu thì buồn nôn cần lưu tâm như: 
  •     Tiền sử gia đình 
  •     Mang song thai hoặc đa thai
  •   Mẹ mắc bệnh tuyến giáp, bệnh túi mật hoặc nhiễm phải vi khuẩn Helicobacter pylori.
Có thai bao lâu thì buồn nôn
Sự thay đổi hormone mạnh mẽ khi mang thai là nguyên nhân khiến mẹ bầu có cảm giác buồn nôn

Buồn nôn khi mang thai như thế nào? Những dạng ốm nghén mẹ bầu thường gặp 

Ngoài thắc mắc có thai bao lâu thì buồn nôn, nhiều phụ nữ đang nghi ngờ bản thân có thai cũng thường muốn tìm hiểu cảm giác buồn nôn khi mang thai như thế nào để nhận biết chính xác tình trạng sức khỏe của bản thân. 

Việc phân loại ốm nghén sẽ dựa trên mức độ biểu hiện của các triệu chứng mà mẹ bầu gặp phải. Vậy cụ thể cảm giác buồn nôn khi mang thai như thế nào ở mỗi kiểu ốm nghén?

 1. Ốm nghén nhẹ

Đây là kiểu ốm nghén phổ biến ở hầu hết các trường hợp mang thai. Vậy cảm giác buồn nôn khi mang thai như thế nào ở dạng ốm nghén này? 

Cảm giác buồn nôn khi ốm nghén nhẹ khiến thai phụ nôn mửa, mất cảm giác ngon miệng khi ăn uống. 

Trong một số trường hợp, khi ốm nghén nhẹ, mẹ bầu còn có thêm một số triệu chứng khác như lo âu, căng thẳng dẫn đến cơ thể mệt mỏi, suy nhược.

2. Ốm nghén nặng

Hiện tượng này là Hyperemesis gravidarum (Tạm dịch: Hội chứng ốm nghén). Đây là trạng thái khi mẹ bầu có biểu hiện buồn nôn và nôn mửa quá mức đến nỗi không thể giữ nước hay bất kỳ loại thực phẩm nào khác trong cơ thể.

Mẹ đang tìm hiểu có thai bao lâu thì buồn nôn thật sự cần cẩn trọng với hội chứng ốm nghén, bởi tình trạng này sẽ khiến thai phụ bị sụt cân, mất nước ảnh hưởng đến sức khoẻ cả mẹ lẫn thai nhi. Nếu không được xử lý đúng cách để khắc phục, việc nôn mửa nghiêm trọng trong thai kỳ có thể kéo theo loạt biến chứng nguy hiểm như mất cân bằng điện giải, rối loạn lo âu, suy dinh dưỡng bào thai… 

Cảm giác bụng cồn cào có phải mang thai không?


Bên cạnh thắc mắc có thai bao lâu thì buồn nôn, nhiều phụ nữ trẻ đang muốn có thai cũng thường để ý nhiều đến các dấu hiệu bất thường của cơ thể. Trong đó, nhiều bạn cũng thường hỏi trên diễn đàn Mang thai của Hello Bacsi rằng cảm giác bụng cồn cào có phải mang thai không hoặc cảm giác buồn nôn nhưng không nôn có phải mang thai không?
Trên thực tế, cả hai hiện tượng này đều có thể bắt nguồn từ các vấn đề ở hệ tiêu hoá hoặc do phản ứng phụ của thuốc mà không liên quan đến việc mang thai. Để biết chính xác, bạn cần căn cứ thêm vào các dấu hiệu khác như có trễ kinh không? Ngực có căng tức không hoặc tìm hiểu các dấu hiệu mang thai sớm.
Điều quan trọng là bạn cần đến bác sĩ để kiểm tra, siêu âm xem mình có thai không để có kết quả chính xác. 

Mách mẹ những cách giảm ốm nghén hiệu quả

Mẹ bầu đang tìm hiểu có thai bao lâu thì buồn nôn và đang trải qua tình trạng ốm nghén nhẹ mà vẫn sinh hoạt bình thường thì không cần can thiệp điều trị y tế. 

Nhưng nếu gặp hội chứng ốm nghén thì mẹ sẽ cần phải dùng thuốc hoặc bổ sung vitamin cần thiết theo khuyến cáo từ bác sĩ sản khoa. Lưu ý, mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc hoặc bổ sung các loại dưỡng chất từ thực phẩm chức năng để tránh gặp phải những phản ứng bất lợi cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Có thai bao lâu thì buồn nôn
Thay đổi chế độ ăn uống và cẩn trọng lựa chọn thực phẩm là cách giúp mẹ bầu giảm cảm giác buồn nôn

Ngoài ra, một số biện pháp khắc phục tại nhà cũng có thể giúp mẹ giảm nhẹ triệu chứng buồn nôn, nôn mửa khi ốm nghén, bao gồm:

  • Hạn chế tiêu thụ nhóm thực phẩm có mùi tanh, hôi, khó chịu. Ngoài ra, mẹ cũng tránh tiếp xúc với các yếu tố kích thích cơn buồn nôn như: mùi nước hoa nặng, mùi xe hơi, ánh sáng nhấp nháy…
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày tránh để bụng rỗng vì dạ dày trống dễ kích thích cơn buồn nôn
  • Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh để bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng
  • Hạn chế ăn những món ăn nhiều dầu mỡ hoặc thực phẩm cần nhiều thời gian tiêu hóa vì chúng dễ gây kích ứng hệ tiêu hoá mẹ bầu
  • Thử nghiệm liệu pháp mùi hương bằng cách dùng một số tinh dầu thơm như chanh, bạc hà hay cam nhằm mang lại cảm giác thư giãn, dễ chịu, giảm triệu chứng buồn nôn. 

Kết luận

Vừa rồi là những chia sẻ liên quan đến chủ đề có thai bao lâu thì buồn nôn. Mong rằng bài viết trên sẽ hữu ích trong việc giải đáp các thắc mắc của bạn.

Chuyên mục Mang thai của Hello Bacsi thường xuyên cập nhật những bài viết liên quan đến sức khỏe thai kỳ. Thông tin trong bài viết được tham vấn chuyên môn bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ cộng tác với Hello Bacsi. Mời bạn ghé thăm chuyên mục để đón đọc nhiều bài viết hữu ích. 

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nghén và lời khuyên của bác sĩ

https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-ba-me-mang-thai/nghen-va-loi-khuyen-cua-bac-si/

Ngày truy cập 10.07.2024

Morning sickness

https://www.nhs.uk/start-for-life/pregnancy/morning-sickness/#:~:text=Morning%20sickness%20begins%20early%20in,the%20causes%20of%20morning%20sickness.

Ngày truy cập 10.07.2024

Morning Sickness: When It Starts, Treatment & Prevention

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16566-morning-sickness-nausea-and-vomiting-of-pregnancy

Ngày truy cập 10.07.2024

Morning sickness – Symptoms and causes

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/morning-sickness/symptoms-causes/syc-20375254

Ngày truy cập 10.07.2024

Morning sickness – Dianogsis and treatment

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/morning-sickness/diagnosis-treatment/drc-20375260

Ngày truy cập 10.07.2024

Pregnancy – morning sickness

https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/pregnancy-morning-sickness

Ngày truy cập 10.07.2024

Hyperemesis Gravidarum: Causes, Symptoms & Treatment

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/12232-hyperemesis-gravidarum

Ngày truy cập 10.07.2024

Phiên bản hiện tại

12/07/2024

Tác giả: Minh Phú

Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Cập nhật bởi: Linh Nguyễn


Bài viết liên quan

Hỏi đáp Bác sĩ: Cảm giác buồn nôn sau 1 tuần quan hệ là có thai hay không?

Đến tháng đau bụng buồn nôn - Bạn nên làm gì để giảm khó chịu?


Tham vấn y khoa:

Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Đa khoa · Hello Bacsi


Tác giả: Minh Phú · Ngày cập nhật: 12/07/2024

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo