Hiện nhiều mẹ có quan niệm ngại uống sữa bầu vì sợ tăng cân nhanh, vượt quá khuyến nghị trong thai kỳ. Liệu quan điểm này có hoàn toàn đúng khi mà việc tăng cân quá mức trong thời gian mang thai còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như chế độ ăn hàng ngày, luyện tập…? Bạn hãy dành vài phút cùng Hello Bacsi xem tiếp những chia sẻ trong bài viết bên dưới để hiểu hơn nhé!
Đầu tiên, mẹ cần hiểu rằng phần lớn cân nặng mẹ tăng lên khi mang thai không phải là mỡ hay chất béo mà liên quan đến bé cưng trong bụng [1]. Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, nhiều mẹ không những không tăng cân mà còn có thể sụt cân do phải “vật lộn” với việc ốm nghén. Tuy nhiên sau đó, cơ thể mẹ sẽ dần ổn định và lại tăng cân đều đặn [2]. Điều này không chỉ là do bé trong bụng bạn đang lớn dần lên mà còn là do lượng chất lỏng trong cơ thể mẹ, các phần phụ của thai như nhau thai, nước ối cần cho sự nuôi dưỡng bé cũng nhiều hơn [3].
Thực hư việc sữa bầu làm mẹ tăng cân
Trên thực tế, sữa và các chế phẩm từ sữa là một trong các nhóm thực phẩm được khuyến khích sử dụng trong thời gian mang thai để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của mẹ và sự phát triển của bé [4].
Để có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng khi mang thai, mẹ sẽ cần uống sữa kết hợp với các bữa ăn khoa học với đa dạng các loại thực phẩm đến từ nhiều nhóm khác nhau như thực phẩm giàu đạm, ngũ cốc, trái cây, rau củ… [5] Trong đó, sữa bầu là lựa chọn phù hợp cho mẹ bởi đây là loại sữa được thiết kế dành riêng cho phụ nữ mang thai. Đặc biệt, hiện nhiều sữa bầu uy tín còn được thiết kế phù hợp, ít béo, ít ngọt, không gây dư thừa năng lượng nên sẽ không khiến mẹ tăng cân nhanh. Không những vậy, hiện các thực phẩm bổ sung cho phụ nữ mang thai còn có đầy đủ các vitamin, khoáng chất thiết yếu, đặc biệt là các dưỡng chất giúp hỗ trợ bé phát triển trí não như DHA, lutein, vitamin E tự nhiên.
Việc mẹ cần lưu ý là lựa chọn ra các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đồng thời, chú ý kết hợp uống sữa với việc ăn uống, luyện tập hợp lý trong thời gian mang thai. Như vậy, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát tốt cân nặng của mình.
Nguyên nhân thực sự khiến mẹ bầu tăng cân
Thực tế, nguyên nhân mẹ bầu tăng cân quá nhanh có thể là do:
- Ăn uống không kiểm soát, nạp vào cơ thể quá nhiều calo [6]. Tình trạng này có thể xuất phát từ quan niệm mang thai là phải ăn cho 2 người. Thực tế, chưa có bằng chứng nào cho thấy mang thai là phải ăn cho 2 người. Việc ăn thêm bao nhiêu là đủ cần dựa trên chiều cao, cân nặng và tần suất vận động [7].
- Thay vì uống sữa bầu, mẹ lại dùng nhiều loại thực phẩm, đồ uống không tốt, không đủ chất dinh dưỡng [6]. Chẳng hạn như các thực phẩm có lượng chất béo chuyển hóa cao, nhiều đường, natri nhưng lại có hàm lượng dinh dưỡng thấp [8].
- Mẹ “nghỉ ngơi” quá nhiều, không vận động thể chất vì cho rằng việc này sẽ gây sảy thai, thai nhẹ cân. Thực chất, vận động thể chất không làm tăng nguy cơ sảy thai hay thai nhẹ cân mà còn giúp mẹ duy trì cân nặng ổn định, giảm nguy cơ táo bón và các vấn đề sức khỏe khi mang thai như đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật…. [9], [10].
Tóm lại, việc tăng cân trong thời gian mang thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố và sữa bầu không phải là nguyên nhân khiến mẹ tăng cân nhiều hơn [11]. Vậy nên, việc kiểm soát cân nặng của mẹ bầu cũng không nhằm vào việc không nên uống sữa bầu mà là kiểm soát tốt chế độ ăn uống, đồng thời, kết hợp với việc vận động hợp lý khi mang thai [12].
Kiểm soát cân nặng như thế nào trong thời kỳ mang thai để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé?
Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học
Trong 3 tháng đầu tiên, mẹ không cần vội vã tăng gấp đôi khẩu phần ăn ngay như nhiều quan niệm lầm tưởng. Chỉ khi bước vào tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, mẹ mới cần tăng lượng calo nạp vào cơ thể. Tuy nhiên lượng tăng thêm này cũng chỉ cần tương đương với 2 ly sữa bầu (300 calo) mỗi ngày [12], [13].
Mẹ bầu nên ăn chia nhỏ nhiều bữa trong ngày và chế độ ăn cần đảm bảo đủ 5 loại thực phẩm quan trọng như [2]:
- Trái cây
- Rau quả
- Bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt
- Thịt nạc, cá, đậu các loại
- Sữa và các chế phẩm từ sữa
Đồng thời mẹ cũng cần chú ý uống đủ nước (khoảng 2,3 lít) để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé trong thời kỳ mang thai [2].
Vì thế mẹ không nên “kiêng” sữa bầu chỉ vì ngại béo mà thay vào đó, mẹ có thể tìm hiểu và hỏi ý kiến chuyên gia để chọn loại thực phẩm bổ sung cho phụ nữ mang thai phù hợp với nhu cầu, có vị dễ uống và đặc biệt là có công thức:
- Ít béo, ít ngọt, không gây dư thừa năng lượng, giúp mẹ kiểm soát cân nặng trong suốt quá trình mang thai.
- Giúp tăng xu hướng nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.
- Có các dưỡng chất tốt cho não bộ như lutein, vitamin E tự nhiên và DHA cùng cholin, acid folic và sắt.
- Chứa đầy đủ các vitamin và khoáng chất thiết yếu, đặc biệt là vitamin D để giúp mẹ cải thiện hấp thu canxi, đáp ứng nhu cầu gia tăng canxi trong giai đoạn mang thai.
Theo dõi cân nặng thường xuyên
Theo dõi cân nặng trong suốt thời kỳ mang thai và so sánh với mức tăng cân lành mạnh các chuyên gia khuyến khích sẽ giúp mẹ kiểm soát tốt hơn nguy cơ thừa cân trong thai kỳ. Mẹ nên lưu ý rằng, cân nặng phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó bao gồm chỉ số khối cơ thể (BMI), cân nặng của bạn trước khi mang thai, sức khoẻ của bạn và thai nhi… Vì vậy, hãy trò chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xác định được mức tăng cân phù hợp của bản thân [12], [14].
Vận động với cường độ hợp lý
Hầu hết các trường hợp, mẹ bầu có thể tập các bài tập cường độ nhẹ như đi bộ hay bơi lội ít nhất 30 phút/ngày, trừ khi sức khoẻ của mẹ quá yếu hay mẹ có nguy cơ sinh non cao và được khuyên là không nên vận động quá nhiều. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ và chuyên gia để chắc chắn về tình trạng của cơ thể và đảm bảo có người giám sát cùng trong mỗi lần luyện tập [12].
Nhìn chung, sữa là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho mẹ trong thời kỳ mang thai. Việc tăng cân không kiểm soát trong thai kỳ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau chứ không liên quan quá nhiều đến việc uống sữa bầu hay không. Do đó, mẹ chỉ cần đảm bảo rằng mình vẫn đang uống với lượng phù hợp, sử dụng các sản phẩm uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, kết hợp với chế độ ăn uống, vận động hợp lý là đã có thể duy trì cân nặng hợp lý khi mang thai. Chúc mẹ có hành trình mang thai nhẹ nhàng và sinh bé khỏe mạnh.
[embed-health-tool-due-date]