backup og meta

Uống hồng trà Nam Phi khi mang thai có an toàn? Mẹ bầu đừng bỏ lỡ!

Uống hồng trà Nam Phi khi mang thai có an toàn? Mẹ bầu đừng bỏ lỡ!

Uống hồng trà Nam Phi khi mang thai có an toàn không là câu hỏi của nhiều mẹ bầu có thói quen uống trà mỗi ngày. Thật ra, loại trà thảo mộc được xem là an toàn với thai kỳ và còn mang lại một số lợi ích sức khỏe nếu bạn dùng điều độ đấy.

Hồng trà Nam Phi hay còn gọi là trà rooibos là một loại trà thảo mộc không chứa caffeine và có rất ít tannin, một chất có thể ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ sắt và các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Vậy nên, loại trà này được xem là an toàn với hầu hết phụ nữ mang thai. Nếu vẫn còn băn khoăn không biết uống hồng trà Nam Phi khi mang thai có được không, bạn hãy tìm hiểu thêm về những tác dụng của loại trà này nhé.

Uống hồng trà Nam Phi khi mang thai manng lại cho mẹ bầu những lợi ích gì? 

Trà rooibos với vị ngọt nhẹ có thể giúp bạn xua tan cảm giác thèm trà trong thai kỳ. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ hồng trà Nam Phi trong thai kỳ cũng mang lại một số lợi ích sức khỏe như sau.

  • Bổ sung chất chống oxy hóa: Chất chống oxy hóa giúp hạn chế các hóa chất không ổn định hoặc các gốc tự do có thể gây hại cho cơ thể. Việc bổ sung chất chống oxy hóa qua thực phẩm tự nhiên như hồng trà Nam Phi sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh khác nhau như bệnh tim và một số loại ung thư.
  •  Tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng: Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy việc uống hồng trà Nam Phi khi mang thai có thể làm tăng nhẹ sự hấp thụ các nguyên tố vi lượng quan trọng. Điều này ngược với tác dụng thường thấy của các loại trà khác là giảm hấp thu chất dinh dưỡng.
  • Cải thiện sức khỏe tuyến thượng thận: Tuyến thượng thận chịu trách nhiệm sản xuất hormone điều chỉnh sự trao đổi chất, hệ thống miễn dịch, huyết áp, phản ứng căng thẳng và các chức năng thiết yếu khác. Vậy nên, việc tăng cường sức khỏe tuyến thượng thận rất cần thiết cho phụ nữ mang thai.
  • Bổ sung nước cho cơ thể: Tương tự như hầu hết các loại trà thảo mộc, hồng trà Nam Phi giúp bạn bổ sung nước cho cơ thể. Ngoài ra, loại trà này cũng cung cấp dinh dưỡng tổng hợp cho phụ nữ mang thai và em bé.
  • Giảm lo lắng và căng thẳng: Trà rooibos rất giàu vitamin C và chất chống oxy hóa, những chất cần thiết để giúp giảm căng thẳng và lo lắng.

Uống trà rooibos khi mang thai

  • Hạn chế ốm nghén: Hương vị nhẹ nhàng, dễ chịu của hồng trà Nam Phi có thể làm dịu cơn ốm nghén rất hiệu quả.
  • Giúp tử cung khỏe hơn: Trà rooibos thường được khuyên dùng trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba của thai kỳ nhờ tác dụng tăng cường sức khỏe tử cung và ngừa chảy máu quá nhiều sau khi sinh.
  • Giảm đầy bụng và trào ngược: Hồng trà Nam Phi không có caffeine mà lại chứa canxi, magie và chất chống oxy hóa nên có thể giảm đầy bụng và trào ngược rất hiệu quả.
  • Giúp dễ ngủ: Loại trà thảo mộc này có thể giúp phụ nữ mang thai ngủ ngon hơn, từ đó đảm bảo được sức khỏe trong thai kỳ.
  • Hỗ trợ sức khỏe da: Hồng trà Nam Phi có chứa superoxide dismutase, một loại chất chống oxy hóa có thể giúp giảm nếp nhăn và phát triển tế bào da mới rất tốt. Bên cạnh đó, lượng flavonoid dồi dào trong trà rooibos cũng giúp ngừa bệnh chàm, mụn và các tình trạng về da khác. Loại trà này cũng chứa vitamin D và kẽm giúp da sáng khỏe từ bên trong.
  • Cải thiện sức khỏe tóc: Hồng trà Nam Phi chứa nhiều kẽm, đồng, canxi và magie nên rất tốt cho sự phát triển và độ chắc khỏe của tóc. Lượng đồng cao trong loại trà này cũng góp phần ngừa tóc bạc sớm.
  • Hỗ trợ kiểm soát cân nặng: Aspalathin có trong trà rooibos là một thành phần hoạt tính làm giảm hormone căng thẳng, loại hormone gây ra cảm giác đói và khiến cơ thể tích trữ chất béo. Vậy nên, việc dùng loại trà thảo mộc này sẽ góp phần giúp bạn kiểm soát cân nặng.

Tác dụng phụ của trà rooibos đối với thai kỳ

Uống hồng trà Nam Phi khi mang thai

Tuy mang lại nhiều lợi ích, hồng trà Nam Phi có thể có tác dụng phụ với phụ nữ đang mang thai. Một số tác dụng phụ có thể kể đến là:

  • Tim đập nhanh: Nếu bị dị ứng với hồng trà Nam Phi, bạn có thể gặp triệu chứng tim đập nhanh. Các triệu chứng khác bao gồm ngứa, khó chịu trong bụng, khó thở, khó nuốt và sưng tấy ở vùng cơ thể tiếp xúc với trà. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này sau khi uống trà, hãy đến bác sĩ ngay để được thăm khác và tư vấn.
  • Dư estrogen: Một số hợp chất trong trà rooibos có hoạt tính estrogen và có thể làm tăng mức estrogen trong cơ thể. Tình trạng này thường không ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai và estrogen cũng làm tăng serotonin, một chất giúp cải thiện tâm trạng. Tuy nhiên, mức estrogen cao có thể đáng lo nếu bạn mắc bệnh ung thư vú hoặc các bệnh liên quan đến hormone.
  • Các vấn đề về gan: Uống trà rooibos ở mức vừa phải có thể thúc đẩy men gan. Nhưng nếu uống quá nhiều, bạn có thể bị viêm gan hoặc tổn thương gan.
  • Thiếu sắt: Việc tiêu thụ hồng trà Nam Phi hầu như không ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn cần hạn chế loại trà này nếu đang bị thiếu máu.

Uống hồng trà Nam Phi khi mang thai có an toàn không?

Uống trà rooibos khi mang thai

Với những lợi ích và tác dụng phụ kể trên, mỗi mẹ bầu sẽ có câu trả lời riêng cho thắc mắc có nên uống hồng trà Nam Phi khi mang thai không. Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu cho rằng việc uống 1 đến 3 cốc trà rooibos mỗi ngày là an toàn đối với phụ nữ mang thai. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, bạn có thể uống 1 cốc mỗi ngày rồi tăng dần lên 2-3 cốc khi thai kỳ đã được 32 tuần.

Thế nhưng, một số người có thể bị dị ứng với loại trà này hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực khi uống quá nhiều. Vì vậy, bạn có thể hỏi bác sĩ để biết mình có thể uống hồng trà Nam Phi khi mang thai không và có thể uống bao nhiêu nhé.

Công thức pha hồng trà Nam Phi cho phụ nữ mang thai

Một số công thức chế biến hồng trà Nam Phi mà bạn có thể thử trong thai kỳ là:

1. Hồng trà Nam Phi pha sữa

Sữa sẽ tăng thêm hương vị và dinh dưỡng của ly trà. Bạn có thể pha nóng hay lạnh tùy sở thích theo công thức sau.

Nguyên liệu 

  • Hồng trà Nam Phi 
  • Nước sôi
  • Sữa nóng/lạnh
  • Mật ong
  • Đá

Cách làm

  • Ngâm trà trong nước sôi từ 8 đến 10 phút.
  • Pha sữa nóng và mật ong vào trà nếu bạn muốn uống nóng. Nếu muốn uống lạnh, bạn có thể pha sữa lạnh và thêm đá.

2. Hồng trà Nam Phi nước cam

Nước cam hơi chua kết hợp với hồng trà có vị ngọt nhẹ sẽ giúp bạn giải khát và thoải mái hơn trong thai kỳ.

Nguyên liệu

  • Hồng trà Nam Phi
  • Nửa quả cam
  • Nước sôi
  • Đá

Cách làm

  • Ngâm trà trong nước sôi trong 5 phút.
  • Thêm ít đá vào trà hoặc đợi trà nguội tự nhiên.
  • Vắt nước nửa quả cam rồi pha vào trà.

Hồng trà Nam Phi là món giải khát không caffein rất thích hợp nếu bạn không muốn phải bỏ thói quen uống trà của mình trong thai kỳ. Loại trà thảo mộc này sẽ mang đến nhiều lợi ích cho tâm trạng, sức khỏe và cả ngoại hình nếu bạn dùng điều độ đấy.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Awesome Rooibos Tea Benefits https://www.healthywomen.org/content/article/awesome-rooibos-tea-benefits Ngày truy cập: 08/01/2022

Rooibos tea https://www.mskcc.org/cancer-care/integrative-medicine/herbs/rooibos-tea Ngày truy cập: 08/01/2022

6 Rooibos Tea Benefits that Make It Worth Sipping https://www.besthealthmag.ca/article/rooibos-tea-benefits/ Ngày truy cập: 08/01/2022

Consuming Rooibos Tea in Pregnancy https://parenting.firstcry.com/articles/consuming-rooibos-tea-in-pregnancy/ Ngày truy cập: 08/01/2022

Caffeine During Pregnancy: What Tea Can I Drink Safely? https://www.wildbostea.com/post/caffeine-during-pregnancy-what-tea-can-i-drink-safely

Tea During Pregnancy – 6 Pregnancy Safe Teas and Teas To Avoid https://www.bellybelly.com.au/pregnancy/tea-during-pregnancy-teas-to-drink-teas-to-avoid/ Ngày truy cập: 08/01/2022

Phiên bản hiện tại

10/01/2022

Tác giả: Như Vũ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Bác sĩ giải đáp bà bầu uống nước chanh sả gừng được không?

Bầu uống trà xanh được không? Uống trà xanh khi mang thai cần lưu ý gì?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Như Vũ · Ngày cập nhật: 10/01/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo