backup og meta

Ra huyết trắng khi mang thai - Mẹ nên chăm sóc vùng kín như thế nào?

Ra huyết trắng khi mang thai - Mẹ nên chăm sóc vùng kín như thế nào?

Huyết trắng còn gọi là dịch tiết âm đạo hoặc khí hư là những biểu hiện bình thường đối với phụ nữ. Tuy nhiên, nhiều chị em đang cố gắng thụ thai hoặc đã có bầu vẫn thường lo lắng rằng ra huyết trắng khi mang thai có sao không? Vì sao ra huyết trắng nhiều khi mang thai? Làm sao để chăm sóc vùng kín đúng cách trong thai kỳ?

Bài viết sau của Hello Bacsi sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về những vấn đề này. Mẹ bầu ra dịch âm đạo màu trắng là bình thường nhưng cũng không nên chủ quan nếu dịch tiết âm đạo có những thay đổi lạ như có mùi, màu sắc bất thường… Nếu không rõ nguyên nhân, mẹ hãy đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị đúng bệnh nhé!

Ra huyết trắng khi mang thai có sao không?

Ra huyết trắng khi mang thai có thể là một trong những dấu hiệu sớm của kết quả thụ thai thành công. Những thay đổi trong dịch tiết âm đạo có thể bắt đầu sớm nhất là 1 đến 2 tuần sau khi thụ thai hoặc thậm chí là trước khi bạn bị trễ kinh. Trong suốt thai kỳ, huyết trắng càng trở nên dễ nhận thấy hơn và thường ra nhiều vào cuối thai kỳ.

Ra huyết trắng khi mang thai có sao không? Thông thường, huyết trắng trong thai kỳ là vô hại nếu có những đặc điểm như dịch tiết loãng, trong suốt hoặc màu trắng sữa, không mùi hoặc chỉ có mùi nhẹ. Vào những tuần cuối của thai kỳ, bạn cũng có thể nhận thấy dịch tiết có lẫn những vệt chất nhầy kèm theo một chút máu. Đây là dấu hiệu chuyển dạ sớm nên mẹ bầu cần lưu ý để đến thăm khám kịp thời.

Vì sao ra huyết trắng nhiều khi mang thai?

ra huyết trắng khi mang thai

Tương tự như khi sắp có kinh nguyệt, ra huyết trắng khi mang thai cũng có liên quan đến sự thay đổi của nồng độ hormone, chẳng hạn như sự gia tăng nồng độ estrogen trong thai kỳ. Bên cạnh đó, sự gia tăng lưu lượng máu trong cơ thể khi mang thai cũng kích thích màng nhầy trong âm đạo và dẫn đến tăng tiết dịch.

Nếu mẹ bầu ra huyết trắng nhiều khi mang thai những tuần cuối, điều này thường là do đầu em bé đè ép vào cổ tử cung và dẫn đến tăng tiết dịch âm đạo. Mặt khác, lượng bạch cầu tăng thêm trong thai kỳ còn giúp loại bỏ các tế bào chết trên thành âm đạo. Từ đó giúp cân bằng môi trường bên trong âm đạo, giữ vùng kín luôn sạch sẽ và ngăn ngừa nhiễm trùng. Vì vậy có thể nói, tình trạng tiết dịch âm đạo khi mang thai thực chất là điều cần thiết và mang đến lợi ích đối với mẹ bầu.

Mẹ bầu ra dịch trắng – Làm sao để chăm sóc vùng kín đúng cách trong thai kỳ?

Ra huyết trắng khi mang thai là điều bình thường nên mẹ bầu không cần quá lo lắng về điều này. Tuy nhiên, chị em vẫn nên lưu ý những lời khuyên sau đây để chăm sóc vùng kín đúng cách:

Thường xuyên tắm rửa và thay đồ lót

Ra huyết trắng khi mang thai có thể khiến mẹ bầu cảm thấy vùng kín ẩm ướt liên tục và khó chịu. Lời khuyên hàng đầu và an toàn để cải thiện tình trạng này là bạn nên tắm rửa và thay đồ lót thường xuyên để giúp vùng kín luôn khô ráo, sạch sẽ và ngăn ngừa nhiễm trùng âm đạo. Mẹ bầu nên tắm rửa hàng ngày, vệ sinh vùng kín 2 lần/ngày và luôn đảm bảo vùng kín khô thoáng. 

Tránh tuyệt đối việc thụt rửa âm đạo

Vệ sinh “cô bé” bằng cách thụt rửa âm đạo thường không an toàn trong thai kỳ. Hơn nữa, việc thụt rửa có thể làm đảo lộn sự cân bằng tự nhiên của vi sinh vật trong môi trường âm đạo, khiến mẹ bầu dễ bị viêm âm đạo do vi khuẩn. Do đó, đây là thói quen vệ sinh mẹ bầu cần tránh tuyệt đối.

Tránh dùng tampon trong thai kỳ

ra huyết trắng khi mang thai

Tampon là băng vệ sinh dạng que tiện lợi, thấm hút tốt nhưng đồng thời cũng là công cụ giúp vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo dễ hơn. Do đó, mẹ bầu không nên dùng tampon để tránh nguy cơ viêm nhiễm âm đạo. Thay vào đó, chị em nên dùng băng vệ sinh nhỏ (dạng miếng dùng hàng ngày) để thấm hút dịch âm đạo hiệu quả, giữ cho “vùng tam giác mật” luôn khô ráo và sạch sẽ.

Mẹ có thể chọn bổ sung men vi sinh

Việc bổ sung men vi sinh chẳng hạn như sữa chua có tác dụng cải thiện mùi hôi từ dịch âm đạo của mẹ bầu và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm nấm âm đạo.

Ra huyết trắng khi mang thai, mẹ không nên dùng khăn giấy ướt để lau vùng kín

Việc dùng khăn giấy ướt lau vùng kín có thể làm thay đổi nồng độ pH trong môi trường âm đạo và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm hoặc kích ứng. Bạn cần nhớ rằng âm đạo có khả năng tự làm sạch nên không cần bạn làm sạch sâu bên trong bằng cách thụt rửa, dùng xà phòng hoặc dùng khăn giấy ướt lau. Nếu bạn vẫn thích cảm giác sạch sẽ từ khăn giấy, cách tốt nhất là bạn chỉ nên lau bên ngoài bằng giấy vệ sinh khô hoặc dùng loại khăn giấy có độ pH phù hợp, không chứa cồn và hóa chất.

Khi nào mẹ bầu nên đi khám?

Tình trạng ra huyết trắng khi mang thai là bình thường. Thế nhưng, vẫn có những trường hợp mẹ bầu tiết dịch âm đạo bất thường cảnh báo một số bệnh lý phụ khoa, biến chứng thai kỳ hoặc bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục gây bất lợi cho sức khỏe của mẹ và bé. Trong đó bao gồm các triệu chứng bất thường như:

  • Màu sắc dịch tiết âm đạo bất thường (màu xanh, vàng, nâu, đen…)
  • Khí hư âm đạo có mùi hôi, tanh khó chịu
  • Dịch tiết âm đạo đặc, vón cục
  • Vùng kín nổi mẩn đỏ, ngứa hoặc sưng âm hộ
  • Đau, nóng rát khi đi tiểu
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Đau bụng dưới hoặc đau vùng chậu.

Như đã đề cập, các triệu chứng kể trên có thể cảnh báo viêm vùng chậu cấp tính, viêm âm đạo do vi khuẩn, nhiễm trùng nấm men, kích ứng vùng kín hoặc đáng lo ngại hơn là các bệnh lây truyền qua đường tình dục (bệnh lậu, chlamydia…). Vì vậy, nếu phát hiện các dấu hiệu này bạn cần đi khám ngay để được chẩn đoán cụ thể và điều trị đúng bệnh. Điều này sẽ giúp mẹ bầu ngăn chặn, hạn chế được những rủi ro không mong muốn trong thai kỳ.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Vaginal Discharge During Pregnancy

https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-health-wellness/vaginal-discharge-during-pregnancy/ Truy cập ngày 21/03/2022

Vaginal discharge in pregnancy

https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/vaginal-discharge/#close Truy cập ngày 21/03/2022

Vaginal discharge during pregnancy

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/vaginal-discharge-during-pregnancy Truy cập ngày 21/03/2022

Discharge in pregnancy

https://www.tommys.org/pregnancy-information/pregnancy-symptom-checker/discharge-pregnancy Truy cập ngày 21/03/2022

Vaginal discharge during pregnancy: your questions answered

https://www.nct.org.uk/pregnancy/worries-and-discomforts/common-discomforts/vaginal-discharge-during-pregnancy-your-questions-answered Truy cập ngày 21/03/2022

Phiên bản hiện tại

28/03/2022

Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Bị mụn sinh dục khi mang thai có nguy hiểm? Mẹ nên làm thế nào?

Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4: Có nguy hiểm như mẹ bầu vẫn nghĩ?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Văn Thu Uyên

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 28/03/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo