backup og meta

Nguồn canxi cho mẹ bầu không dung nạp lactose

Nguồn canxi cho mẹ bầu không dung nạp lactose

Canxi là một trong những khoáng chất rất quan trọng trong thai kỳ. Canxi có nhiều trong sữa, vậy nếu bạn mắc chứng không dung nạp lactose, không thể dùng sữa hoặc các sản phẩm từ sữa, làm thế nào để có thể bổ sung đầy đủ canxi khi mang thai?

Không dung nạp lactose khi mang thai là gì?

Mẹ bầu không thể dung nạp lactose thường do thiếu lactase – loại enzyme có chức năng tiêu hóa đường lactose. Khi mắc phải chứng này, nếu bạn uống sữa hay dùng các thực phẩm chế biến từ sữa, bạn rất dễ bị ốm. Điều này thật sự là một vấn đề nếu bạn không thể dùng các sản phẩm từ sữa khi mang thai vì canxi là một dưỡng chất thiết yếu cần phải bổ sung trong suốt thai kỳ.

Dấu hiệu của chứng không dung nạp lactose là gì?

Những bà mẹ bị chứng không dung nạp lactose khi mang thai thường có các triệu chứng như đau bụng, chuột rút hay đầy hơi sau khi ăn những thực phẩm có chứa sữa bò. Các triệu chứng này thường khá giống với các triệu chứng mà bạn thường gặp phải khi mang thai.

Vì sao mẹ bầu không dung nạp lactose?

Chứng không dung nạp lactose thường là do di truyền. Trong một số trường hợp hiếm hoi khi bạn bị tổn thương ở ruột non – nơi sản xuất lactase, bạn cũng có thể mắc phải chứng không dung nạp lactose.

Khả năng dung nạp lactose sẽ được cải thiện dần trong quá trình mang thai, đặc biệt là khi thai nhi phát triển. Vì vậy, qua thời gian, các dấu hiệu và triệu chứng không dung nạp lactose của bạn có thể được cải thiện dần.

Bổ sung canxi cho mẹ bầu không dung nạp lactose như thế nào?

Các chuyên gia khuyến cáo một lượng canxi cần cho cơ thể hàng ngày là 1.000 mg nếu bạn 19 tuổi trở lên, kể cả khi mang thai, và 1.300 mg nếu bạn mang thai khi dưới 19 tuổi. Có thể hơi khó khăn để đáp ứng nhu cầu này nếu bạn không tiêu thụ sữa và các sản phẩm khác từ sữa – những nguồn cung cấp canxi tốt nhất. Nếu bạn không dung nạp lactose hoặc không thích sữa và các sản phẩm khác từ sữa, bạn có thể xem xét các gợi ý sau:

Hầu hết những người không dung nạp lactose có thể uống đến một ly sữa trong các bữa ăn mà không gây ra triệu chứng gì cả. Nếu lượng sữa này làm bạn khó chịu, hãy thử giảm khẩu phần xuống còn nửa cốc, dùng hai lần cho một ngày.

  • Hãy thử dùng các sản phẩm không có lactose hoặc ít lactose, bao gồm sữa, phô mai và sữa chua;
  • Sữa chua và các sản phẩm lên men, chẳng hạn như phô mai, thường được dung nạp tốt hơn sữa thông thường. Lactose trong sữa chua đã được tiêu hóa một phần bởi các vi khuẩn cấy hoạt động có trong sữa chua;
  • Hãy thử dùng các viên enzyme lactase như lactaid và lactrase giúp hỗ trợ tiêu hóa lactose;
  • Bổ sung thêm canxi. Chọn những thức ăn giàu canxi, chẳng hạn như cá mòi hoặc cá hồi với xương, đậu hủ, bông cải xanh, cải bó xôi, nước trái cây và các loại thực phẩm giàu canxi khác.

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về chế độ dinh dưỡng phù hợp cho tình trạng sức khỏe của mình, hãy xin ý kiến bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn kịp thời.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

The pregnancy experts at Mayo Clinic. Mayo Clinic, Guide to a Healthy Pregnancy. Boston: Da Capo Lifelong Books, 2011. Bản in. Trang 60 – 61

Lactose intolerance during pregnancy. http://www.thebump.com/a/lactose-intolerance-during-pregnancy. Ngày truy cập 08/08/2015.

Pregnancy and lactose intolerance: How do you get enough calcium? http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-answers/pregnancy-and-lactose-intolerance/faq-20119824. Ngày truy cập 08/08/2015.

Nguồn hình ảnh: http://4.bp.blogspot.com. Ngày truy cập 25/09/2015.

Phiên bản hiện tại

15/05/2019

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Hoàng Trí


Bài viết liên quan

Bà bầu bị tiêu chảy: Mọi điều cần biết trong từng tam cá nguyệt

Kinh nghiệm ở cữ sau sinh mổ: Kiêng cữ như thế nào là khoa học?


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 15/05/2019

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo