backup og meta

Mẹ bầu dùng son môi: Đẹp 1 mà hại đến 10!

Mẹ bầu dùng son môi: Đẹp 1 mà hại đến 10!

Son là một trong những món đồ trang điểm không thể thiếu của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, việc sử dụng những thỏi son chứa chì trong khi mang thai có thể để lại những hệ quả nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại son trôi nổi chứa hàm lượng chì vượt mức cho phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe phụ nữ. Đối với mẹ bầu, thói quen sử dụng son không chọn lọc gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng không chỉ đối với hệ thần kinh của thai nhi. Bài viết sau đây sẽ giúp mẹ tìm hiểu rõ hơn tác hại của son chứa chì.

Tác hại của chì với sức khỏe mẹ bầu và thai nhi

Phản ứng tiêu cực

Chì có khả năng phản ứng lại những phân tử và protein làm sinh ra những tác động nguy hiểm. Chì tích luỹ trong xương còn có thể đi vào máu khi bạn mang thai, làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe em bé sau này.

Ảnh hưởng đến thần kinh

Chì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh. Quá nhiều chì có thể gây tổn thương cho sự phát triển não bộ của thai nhi và kết quả trẻ sẽ gặp phải những vấn đề về hành vi ứng xử sau này. Chì còn tiềm ẩn nguy cơ khiến trẻ sinh ra có chỉ số IQ thấp hay não phát triển không bình thường. Mẹ bầu dùng quá nhiều son chứa chì có nguy cơ bị sẩy thai và gặp nhiều vấn đề phức tạp khi sinh con.

Tác hại của các thành phần khác trong son môi

Chất hóa dầu

Các nhà sản xuất son còn thêm vào thành phần hóa dầu làm cho tác hại của cây son tăng lên gấp bội. Son chứa oxyclorua bismuth, parabens và một loại dầu khoáng có khả năng làm bít tắc lỗ chân lông và formaldehide mang nguy cơ tiềm ẩn, gây hại đến sự phát triển của thai nhi.

Dầu khoáng

Dầu khoáng có trong son cũng là tác nhân gây bít tắc lỗ chân lông. Nó còn khiến môi trở nên khô và nứt nẻ. Những dòng mỹ phẩm có thành phần dầu khoáng đều có chung tác hại đó là khiến người sử dụng chúng nổi mụn nhọt mức độ nghiêm trọng.

Chất tự nhiên

Những thành phần tự nhiên thường có trong các thỏi son là bơ ca cao, chiết xuất lô hội, dầu jojoba, sáp candellila, oxit sắt, ultramarine và tocopherol. Tuy nhiên, mẹ bầu nên nhớ là không phải thành phần nào cũng phù hợp vì có thể gây ra dị ứng.

Son sẽ theo thức ăn vào đường tiêu hóa, mẹ bầu càng nên cẩn thận hơn. Vì ưu tiên hàng đầu lúc này là mang lại điều tốt đẹp nhất cho con yêu, mẹ bầu cần tạm tránh sử dụng son trong suốt thai kỳ. Tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ, đọc kỹ thông tin trên bao bì, nhãn mác trước khi mua một thỏi son dùng trong thai kỳ.

Mách mẹ cách lựa chọn thỏi son an toàn

Những loại mỹ phẩm như son bóng, son lì làm gia tăng mối bận tâm về sự có mặt của mangan, cadimi, chromium trong thành phần son. Những chất này làm tăng nguy cơ khiến các cơ quan trong cơ thể của thai nhi bị tổn thương và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác cho cả mẹ và thai nhi.

Bạn cũng không nên hoang mang quá độ khi bạn phải từ bỏ hoàn toàn thói quen sử dụng son môi. Có rất nhiều dòng sản phẩm không có chứa kim loại và các hóa chất độc hại. Nếu tìm kiếm trên mạng, bạn có thể thấy vô số dòng son an toàn không chứa chì. Đáng mừng là bạn có rất nhiều lựa chọn cho một thỏi son nguồn gốc hữu cơ tự nhiên, không chứa kim loại để có thể vừa thỏa sức làm đẹp vừa bảo đảm sức khỏe cho con yêu.

Trên đây là một số chia sẻ giúp mẹ bầu lưu ý khi sử dụng son môi. Mẹ cần cân nhắc sáng suốt để chọn lựa những sản phẩm son môi an toàn tại các cửa hàng uy tín (tham khảo Mỹ phẩm Coco Shop) để vừa bảo vệ thiên thần nhỏ trong bụng vừa giữ được hình ảnh tươi trẻ trong mắt gia đình và đồng nghiệp nhé!

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Is it safe to use lipstick during pregnancy?  http://www.indiaparenting.com/pregnancy-safety-tips/593_6387/is-it-safe-to-use-lipstick-during-pregnancy.html Ngày truy cập 15/04/2017

 

Phiên bản hiện tại

24/08/2020

Tác giả: Hoàng Ngọc

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Bạn có nên vẽ Henna hay xăm mình khi mang thai?

Có bầu sơn móng tay được không? Nên dùng loại sơn nào và lưu ý gì?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hoàng Ngọc · Ngày cập nhật: 24/08/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo