backup og meta

Cải thiện rối loạn tiêu hóa ở bà bầu rất đơn giản

Cải thiện rối loạn tiêu hóa ở bà bầu rất đơn giản

Trong thai kỳ, rối loạn tiêu hóa ở bà bầu có thể khiến bạn khó chịu. Vậy hãy đọc ngay những cách giúp bạn vượt qua tình trạng này.

Gần đây, bạn thấy bụng mình có những triệu chứng lạ. Đa số phụ nữ mang thai đều nghĩ rằng nguyên nhân là do bé cưng trong bụng gây ra. Tuy nhiên, bạn có thể gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa ở bà bầu. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu vấn đề này nhé.

Các loại rối loạn tiêu hóa ở bà bầu

Một nghiên cứu về rối loạn tiêu hóa ở bà bầu đã phát hiện ra rằng khoảng 72% phụ nữ mang thai gặp phải ít nhất một chứng rối loạn tiêu hóa (gồm táo bón, đầy bụng, tiêu chảy và hội chứng ruột kích thích) trong giai đoạn đầu mang thai. Có đến 61% mẹ bầu sẽ gặp lại những rối loạn này một lần nữa trong giai đoạn cuối của thai kỳ.

Rối loạn tiêu hóa ở bà bầu thường là do những thay đổi trong cơ thể. Nồng độ estrogen tăng nhanh là một nguyên nhân ảnh hưởng đến chức năng của ruột. Ngoài ra, việc tử cung mở rộng cũng là một trong những yếu tố dẫn đến điều này.

Bên cạnh những lý do trên, còn có một số nguyên nhân khác gồm: thay đổi cách tập thể dục, chế độ ăn uống, các tư thế khi nằm, ngủ ngồi mỗi ngày hoặc bổ sung các chất dinh dưỡng như sắt cũng có thể gây ra chứng táo bón.

Phương pháp cải thiện rối loạn tiêu hóa

Mẹ bầu vẫn có thể giảm bớt các vấn đề về đường ruột bằng cách tham khảo những gợi ý dưới đây:

1. Uống nhiều nước

Hãy nạp vào cơ thể nhiều nước, từ nước lọc cho đến các loại nước ép hoa quả. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng những loại nước ép không hợp vệ sinh để tránh gây ra các vấn đề về sức khỏe.

2. Bổ sung chất xơ

rối loạn tiêu hóa ở bà bầu 1

Mẹ bầu cũng được khuyến khích ăn nhiều những thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt… Phần lớn phụ nữ mang thai chỉ cung cấp cho cơ thể 16 – 17g chất xơ mỗi ngày, thấp hơn nhiều so số lượng lượng khuyến cáo. Mỗi ngày, bạn nên bổ sung ít nhất 28g chất xơ.

3. Tập thể dục

Hãy biến việc đi bộ hoặc tập các bài tập khác trở thành một thói quen hằng ngày của bạn. Tập thể dục là một trong những cách tốt nhất để chữa táo bón.

4. Chia nhỏ các bữa ăn

Giảm lượng thức ăn mỗi bữa và chia nhỏ các bữa ăn sẽ giúp ngăn ngừa các tình trạng như ốm nghén, ợ nóng và các vấn đề về tiêu hóa khác ở phụ nữ có thai.

5. Thuốc nhuận tràng

Thuốc làm mềm phân đôi khi được dùng cho những phụ nữ có thai bị táo bón. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra các tác dụng phụ. Do đó, nếu muốn sử dụng thuốc này trong thai kỳ, bạn đừng quên hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng nhé.

Tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể khiến bạn không thoải mái, nhưng hãy yên tâm rằng chúng sẽ không ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình mang thai và sự phát triển của con yêu.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

The Pregnancy Disorder That Three Out Of Four Women Have http://www.momjunction.com/articles/the-pregnancy-disorder-that-three-out-of-four-women-have_00436961/ ngày truy cập 05/01/2018

Pregnancy Disorders https://www.onhealth.com/content/1/pregnancy_disorders ngày truy cập 05/01/2018

 

Phiên bản hiện tại

15/11/2019

Tác giả: Bich Ngan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Kinh nghiệm ở cữ sau sinh mổ: Kiêng cữ như thế nào là khoa học?

Mini IVF: Phương pháp giúp hành trình làm cha mẹ dễ dàng hơn


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 15/11/2019

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo