Với các mẹ bầu việc bổ sung các loại rau củ trái cây vào thực đơn ăn uống hàng ngày là điều cần thiết. Ngoài các loại trái cây quen thuộc như chuối, dưa… thì có một thắc mắc mà phụ nữ mang thai hay hỏi nhau rằng bà bầu ăn vú sữa được không, quả vú sữa có tốt cho thai kỳ, ăn bao nhiêu để tốt mẹ khỏe con?
Vú sữa là một loại quả thơm ngọt nhưng tại sao phụ nữ mang thai lại băn khoăn về việc bà bầu ăn vú sữa được không? Nguyên do là bởi có không ít lời đồn xoay quanh chuyện vú sữa là quả ngọt nên có thuộc tính nóng không tốt cho phụ nữ mang thai, chưa kể khi ăn không khéo phạm phải phần nhựa mủ có vị chát sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Nhận định này rốt cuộc là đúng hay sai? Mời bạn tham khảo những thông tin mà Hello Bacsi tổng hợp được trong bài viết sau để có câu trả lời thỏa đáng nhé!
Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn vú sữa được không?
1. Thành phần dinh dưỡng của quả vú sữa
Trước khi đi khám phá câu trả lời cho thắc mắc bà bầu ăn vú sữa được không, mời bạn cùng tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng của loại quả này. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100 gram thịt quả vú sữa có:
- Calo: 90 calo
- Protein: 7 gram
- Carbohydrate: 10,5 gram
- Chất béo: 2,49 gram
- Đạm: 1,52 gram
- Tổng chất xơ: 1,9 gram
- Vitamin:
- Vitamin C: 9,1 miligam
- Vitamin B1 0,049 mg
- Vitamin B2 0,038 mg
- Vitamin B3 1,137 mg
- Khoáng chất:
- Sắt: 0,49 mg
- Phốt pho: 18,95 mg
- Can xi: 14,65 mg
- Axit amin:
- Tryptophan: 4 mg
- Lysine: 22 mg
- Methionin 2 mg
Ngoài ra, vú sữa còn chứa tannis, flavonoid, terpenoid…
2. Đi tìm lời giải cho việc bà bầu ăn vú sữa được không?
Đọc đến đây, hẳn là bạn đã nhận thấy, quả vú sữa là một nguồn cung cấp phong phú các dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Do đó, câu trả lời cho thắc mắc: “Bà bầu ăn vú sữa được không” sẽ là “Được” nhưng cần ăn với khẩu phần vừa phải thôi nhé.
Theo lý giải của các chuyên gia, trái cây bao gồm cả vú sữa, là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn của mẹ bầu suốt quá trình mang thai. Việc tiêu thụ hoa quả thường xuyên sẽ cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng, đảm bảo sức khỏe cho cả bạn lẫn bé yêu.
Ăn trái cây tuy tốt, nhưng không có nghĩa là mẹ được ăn bao nhiêu tùy thích nhất là với vú sữa. Bởi loại quả này có nhiều ofacrid – một chất có nguy cơ gây táo bón khi mang thai có nhiều ở thịt quả gần lớp vỏ.
Bà bầu ăn vú sữa được không? Khám phá 10 lợi ích tuyệt vời
Vậy là bạn đã rõ bà bầu ăn vú sữa có được không. Theo các chuyên gia, loại quả này chẳng những được yêu thích bởi vị ngọt thanh hấp dẫn mà còn nhờ những lợi ích sức khỏe sau:
1. Giảm buồn nôn khi mang thai
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bên cạnh vị ngọt thanh, vú sữa cũng có vị chua nhẹ nên có thể giúp phụ nữ mang thai giảm nôn mửa do ốm nghén.
2. Bà bầu ăn vú sữa giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch
Theo ý kiến của một số chuyên gia, việc ăn vú sữa với lượng vừa phải có thể mang lại lợi ích trong việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Nguyên do là quả vú sữa khá giàu chất xơ cùng các nguồn chất chống oxy hóa tự nhiên cùng các vitamin C và A có công dụng ngăn ngừa tổn thương oxy hóa tế bào và tăng cường sức khỏe tim mạch.
Có thể bạn quan tâm
3. Hỗ trợ quản lý cân nặng khi mang thai
Vú sữa là một loại quả có vị ngọt thanh nhưng hàm lượng calo thấp, giàu chất xơ, thúc đẩy nhanh cảm giác no. Do đó, với các mẹ bầu cần quản lý cân nặng khi mang thai, việc bổ sung quả vú sữa vào chế độ ăn có thể là một gợi ý đáng để thử.
4. Ngăn ngừa thiếu máu khi mang thai
Bà bầu ăn vú sữa được không, mang lại lợi ích gì? Một lợi ích không thể không kể đến của việc ăn vú sữa khi mang thai là giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu trong thai kỳ.
Như trên đã đề cập, vú sữa với hàm lượng sắt khá cao giúp sửa chữa và kích hoạt các tế bào hồng cầu, từ đó mang oxy đến các bộ phận cơ thể, đồng thời ngăn ngừa thiếu máu khi mang thai.
Có thể bạn quan tâm
5. Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa
Hàm lượng chất xơ dồi dào trong vú sữa thúc đẩy nhu động ruột làm việc trơn tru, từ đó hạn chế nguy cơ táo bón khi mang thai và nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến đại tràng (ruột kết).
6. Giúp duy trì đường huyết khỏe mạnh
Theo ý kiến của một số chuyên gia, việc bổ sung trái cây chứa nhiều chất xơ vào chế độ ăn có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu. Quả vú sữa cũng là nguồn cung cấp các chất tự nhiên chống lại quá trình oxy hóa và dự phòng bệnh tiểu đường khi ăn lượng vừa phải.
7. Hỗ trợ sức khỏe xương
Bà bầu ăn vú sữa được không, mang lại lợi ích gì? Như ta đã biết canxi và phốt pho là những khoáng chất cần thiết để đảm bảo xương và răng chắc khỏe. Tin vui là cả 2 thành phần này đều có rất nhiều trong vú sữa.
8. Tăng cường sức mạnh cho hệ thống miễn dịch
Bà bầu ăn vú sữa không những khỏa lấp cơn thèm ăn mà còn được bổ sung nhiều vi chất như các loại khoáng chất cùng các vitamin A, B, C… Đây là những dưỡng chất có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch cho mẹ bầu nhờ đó giúp đẩy lùi các triệu chứng cảm lạnh khó chịu như: ho, đau họng, mệt mỏi khi mang thai…
9. Làm đẹp da
Thành phần vitamin C có trong quả vú sữa kích thích quá trình sản sinh và tái tạo collagen giúp mẹ bầu có thể sở hữu làn da sáng mịn. Và đặc biệt, vú sữa còn chứa axit matic – đây là chất có tác dụng kháng khuẩn, trị nám da hiệu quả.
10. Hỗ trợ hấp thu sắt tốt hơn
Đến đây hẳn là bạn không còn thắc mắc về việc bà bầu ăn vú sữa được không. Vậy ngoài những lợi ích kể trên thì việc ăn vú sữa khi mang thai còn mang lại lợi ích gì? Theo ý kiến một số chuyên gia nhờ hàm lượng vitamin C cao mà bà bầu ăn vú sữa có thể giúp hấp thụ khoáng chất sắt tốt hơn. Điều này giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ.
Bà bầu ăn vú sữa cần lưu ý những gì?
Như vậy câu trả lời cho thắc mắc bà bầu ăn vú sữa được không là “được” nhưng phụ thuộc vào việc bạn dùng loại quả này ra sao. Bởi nếu ăn không đúng, vú sữa sẽ gây ra nhiều phiền toái cho bạn. Để ngăn việc này xảy ra, mẹ nên lưu tâm đến những lời khuyên sau:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng dùng thích hợp.
- Khi ăn tránh việc khoét hoặc gọt lấy phần thịt quả quá sâu sát lớp vỏ ngoài vì rất dễ dính nhựa chát. Mẹ đang bị táo bón khi mang thai nếu ăn phải thì triệu chứng này có thể càng trầm trọng hơn.
- Mẹ nào bị dị ứng với vú sữa hoặc các loại quả thuộc họ hồng xiêm (Sapotaceae) chẳng hạn sapôchê hay lêkima thì nên tránh dùng những loại quả này.
- Nếu thấy nóng trong người, bạn nên hạn chế ăn vú sữa mà thay bằng các loại quả có tính mát để dễ tiêu hóa hơn.
- Để chọn được vú sữa ngon, mẹ bầu nên mua quả tươi, còn nguyên cuống, quan sát bề ngoài thấy vỏ bóng nhẵn, ít bị tì vết, khi bóp nhẹ thấy có sự đàn hồi tốt. Vú sữa có nhiều loại, phổ biến nhất là vú sữa Lò Rèn và vú sữa Bắc Thảo (Bách Thảo). Nếu chọn loại này, nên dùng loại quả có màu sắc tươi sáng và bắt mắt.
Vậy là bạn đã rõ bà bầu ăn vú sữa được không. Nếu vội tin vào những lời rỉ tai thiếu căn cứ, bạn đã vô tình bỏ lỡ mất một loại quả giàu giá trị dinh dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho thai kỳ.
[embed-health-tool-due-date]