backup og meta

Bổ sung sắt cho mẹ bầu và sau sinh như thế nào cho hiệu quả, an toàn?

Bổ sung sắt cho mẹ bầu và sau sinh như thế nào cho hiệu quả, an toàn?

Thiếu máu, thiếu sắt là vấn đề sức khỏe phổ biến ở mẹ bầu và mẹ sau sinh do nhu cầu sắt tăng cao trong thai kỳ và việc mất sắt khi sinh nở. Tình trạng này dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi, yếu ớt, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé [1], [2]. Vậy mẹ bầu và mẹ sau sinh cần bổ sung sắt như thế nào để đảm bảo an toàn, hiệu quả?

Vì sao mẹ bầu và mẹ sau sinh cần bổ sung sắt?

Ở mẹ bầu và mẹ sau sinh, nhu cầu bổ sung sắt tăng đáng kể. Theo Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, lượng sắt khuyến nghị hàng ngày trong chế độ ăn uống khi mang thai là 27 mg. Với mẹ cho con bú, lượng sắt khuyến nghị hàng ngày là 10 mg [3]. Lý do khiến mẹ bầu và mẹ sau sinh cần bổ sung thêm sắt là do:

  • Giai đoạn mang thai, thể tích máu tăng lên để duy trì tuần hoàn cũng như cung cấp oxy đến các cơ quan và nhau thai. Điều này đồng nghĩa với nhu cầu về sắt ở mẹ bầu cũng tăng lên. Nguồn sắt này không chỉ cần cho quá trình tổng hợp hemoglobin của cơ thể mẹ mà còn để vận chuyển qua nhau thai đến thai nhi, giúp bé phát triển và trao đổi chất hiệu quả [1], [4].
  • Giai đoạn sau sinh, dù nhu cầu về sắt của mẹ có thể giảm đáng kể so với giai đoạn mang thai nhưng mẹ vẫn cần tăng cường bổ sung sắt để phục hồi lượng máu, lượng sắt đã mất trong quá trình sinh nở cũng như phòng ngừa thiếu máu, thiếu sắt. Hơn nữa, mẹ sau sinh sẽ cần bổ sung sắt nhiều hơn nếu đã bị thiếu máu, thiếu sắt trước hoặc trong khi mang thai. [2]

Hậu quả của thiếu máu thiếu sắt không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ mà còn gây nguy hiểm cho bé 

bổ sung sắt cho mẹ bầu

Thiếu máu, thiếu sắt là tình trạng cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đến các mô [5]. Theo các hướng dẫn y khoa, mẹ bầu và mẹ sau sinh có nồng độ hemoglobin dưới 110 g/L hoặc 115 g/L thường bị chẩn đoán là thiếu máu [3], [6]. 

Thiếu máu là vấn đề phổ biến trên toàn cầu, theo ước tính, tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai là 51%. Đối với mẹ sau sinh, tỷ lệ thiếu máu chiếm khoảng 10–30% ở các nước có thu nhập cao và thậm chí con số này có thể cao hơn ở các nước có thu nhập thấp [2]. Thiếu máu trong thời gian mang thai và sau sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé:

Giai đoạn mang thai

Thiếu máu, thiếu sắt trong thai kỳ có thể khiến mẹ mệt mỏi, suy nhược. Ngoài ra, tình trạng này còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, rối loạn chức năng tuyến giáp và giảm miễn dịch ở mẹ [9]. Đối với thai nhi, tình trạng thiếu máu, thiếu sắt làm tăng nguy cơ sinh non, sinh bé nhẹ cân và tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh [1].

Giai đoạn sau sinh

Thiếu máu, thiếu sắt sau sinh có thể gây mệt mỏi, làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh, suy giảm miễn dịch, chậm lành vết thương và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết [9]. Đối với bé, tình trạng thiếu máu, thiếu sắt của mẹ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý, thể chất của bé do sự thay đổi cảm xúc, tương tác của mẹ [2]. 

Cách bổ sung sắt hiệu quả, an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Cách để bổ sung sắt an toàn, hiệu quả cho mẹ bầu và mẹ sau sinh là kết hợp giữa việc bổ sung sắt qua chế độ ăn hàng ngày và việc dùng viên uống bổ sung. Đặc biệt, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc bổ sung sắt còn cần đi kèm với các vi chất dinh dưỡng khác như kẽm, đồng… [11].

Bổ sung sắt qua thực phẩm hàng ngày 

Mẹ bầu và mẹ sau sinh còn có thể bổ sung sắt qua chế độ ăn bằng cách thêm các thực phẩm giàu sắt vào thực đơn như [5], [14]:

  • Hải sản, trứng và các loại thịt như thịt nạc, thịt đỏ và thịt gia cầm – Các loại thực phẩm có hàm lượng sắt cao và dễ hấp thu,
  • Các loại rau lá xanh đậm (như bông cải xanh, cải xoăn và rau bina) – Nguồn sắt từ thực vật dễ bổ sung hàng ngày
  • Các loại hạt, đậu, các loại ngũ cốc – Đậu lăng, ngũ cốc nguyên hạt… là lựa chọn bổ sung sắt lành mạnh. 

Để tăng cường hấp thụ sắt tốt hơn, mẹ nên ăn các thực phẩm giàu vitamin C như cam quýt, dâu tây, kiwi, cà chua, ớt chuông… [5]. Đồng thời, hạn chế các thức uống chứa tanin như trà, cà phê hoặc thực phẩm đồ uống chứa canxi… vì có thể làm giảm hiệu quả hấp thu sắt [15].

Bổ sung sắt, bổ máu cho mẹ bầu và mẹ sau sinh qua viên uống

Bên cạnh tăng cướng sắt qua chế độ ăn, việc dùng viên uống bổ sung sắt là phương pháp phổ biến, tiện lợi, giúp mẹ dễ dàng bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu sắt hàng ngày. Khi dùng viên uống bổ sung sắt, điều quan trọng là mẹ cần lựa chọn viên uống đáp ứng các tiêu chí giúp việc bổ sung hiệu quả nhất như:

  • Công thức bổ sung toàn diện: Viên sắt hiệu quả thường đi kèm với các vi chất như axit folic, vitamin B6, B12, kẽm và đồng để hỗ trợ khả năng hấp thu sắt tối ưu mà không cần tăng liều lượng cao, đồng thời, giúp mẹ bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng cần để tăng sức đề kháng, năng lượng và sức khỏe tổng thể. Đặc biệt, sản phẩm cần có đủ sắt, kẽm theo nhu cầu hằng ngày của mẹ bầu và sau sinh theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới và nhất là trong bối cảnh phụ nữ Việt Nam có tỉ lệ thiếu Kẽm cao ở múc báo động
  • Hàm lượng sắt trong viên sắt cần được vừa đủ, phù hợp với nhu cầu hàng ngày, đảm bảo cung cấp lượng sắt cần thiết mà không gây quá tải cho cơ thể. 
  • Giảm thiểu tác dụng phụ khi dùng viên uống sắt: Một số viên uống sắt có thể gây tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn. Để khắc phục, mẹ có thể chọn viên sắt dạng vi hạt phóng thích chậm, giúp giải phóng sắt từ từ trong dạ dày, giảm thiểu tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa và cải thiện khả năng hấp thu
  • Nguồn gốc sản phẩm uy tín: Mẹ nên lựa chọn viên uống bổ sung sắt từ các thương hiệu uy tín, đưuọc kiểm chứng lâm sàng, nhằm đảm bảo tính an toàn, hiệu quả.

Mang thai và sinh con là hành trình “tiêu tốn” một lượng sắt đáng kể trong cơ thể mẹ. Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, việc bổ sung sắt theo từng giai đoạn là rất quan trọng. Mẹ bầu và mẹ sau sinh hãy dự phòng tình trạng thiếu máu, thiếu sắt ngay hôm nay bằng cách chọn viên sắt bổ sung an toàn, hiệu quả, giúp mẹ luôn khỏe mạnh và bé phát triển tối ưu ngay từ những ngày đầu đời.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Iron deficiency anemia during pregnancy: Prevention tips 

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/anemia-during-pregnancy/art-20114455 Ngày truy cập 06/11/2024

2. Guideline: Iron Supplementation in Postpartum Women

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK379991/ Ngày truy cập 06/11/2024

3. Iron Deficiency Anaemia in Pregnancy and Postpartum: Pathophysiology and Effect of Oral versus Intravenous Iron Therapy

https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC3389687/ Ngày truy cập 06/11/2024

4. The Benefits and Risks of Iron Supplementation in Pregnancy and Childhood

https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC7173188/ Ngày truy cập 06/11/2024

5. Anemia During Pregnancy

https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-concerns/anemia-during-pregnancy/ Ngày truy cập 06/11/2024

6. The Impact of Postpartum Hemoglobin Levels on Maternal Quality of Life After Delivery: A Prospective Exploratory Study

https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC5096959/ Ngày truy cập 06/11/2024

7. Iron Nutrition During Pregnancy

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK235217/# Ngày truy cập 06/11/2024

8. Anemia During Pregnancy

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/23112-anemia-during-pregnancy Ngày truy cập 06/11/2024

9. Anaemia in pregnancy and the postpartum period

https://www.rcpath.org/profession/publications/college-bulletin/july-2021/anaemia-in-pregnancy-and-the-postpartum-period.html Ngày truy cập 06/11/2024

10. Iron Deficiency Anemia During and After Pregnancy: How Can We Make a Difference?

https://www.apsf.org/article/iron-deficiency-anemia-during-and-after-pregnancy-how-can-we-make-a-difference/ Ngày truy cập 06/11/2024

11. Preventing and controlling micronutrient deficiencies in populations affected by an emergency

https://www.who.int/docs/default-source/nutritionlibrary/preventing-and-controlling-micronutrient-deficiencies-in-populations-affected-by-an-emergency.pdf?sfvrsn=e17f6dff_2 Ngày truy cập 06/11/2024

12. Bunova S.S (1993). Iron deficiency states in the practice of general practitioner, Medical Clinic Family Doctor

13. Zariwala, M.G, et al (2013). Scientia Pharmaceutica, 81(4), 1123-1140

14. Iron

https://ods.od.nih.gov/factsheets/Iron-HealthProfessional/ Ngày truy cập 06/11/2024

15. Iron deficiency

https://www.healthdirect.gov.au/iron-deficiency# Ngày truy cập 06/11/2024

Phiên bản hiện tại

05/12/2024

Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn

Tham vấn chuyên môn: ThS.BS Trương Huỳnh Hồng Loan

Cập nhật bởi: Ngân Phạm


Bài viết liên quan

Chu kỳ kinh nguyệt: Thủ phạm làm tăng nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ

Hay bị đau đầu, khó tập trung trước và trong khi hành kinh: Liệu có phải do thiếu máu, thiếu sắt?


Tham vấn chuyên môn:

ThS.BS Trương Huỳnh Hồng Loan

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ


Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 05/12/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo