backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Những thủ tục trước khi lên bàn sinh mẹ cần biết

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Mỹ Hằng · Ngày cập nhật: 11/09/2017

    Những thủ tục trước khi lên bàn sinh mẹ cần biết

    Sau 9 tháng 10 ngày mang thai, chỉ cần trải qua các thủ tục trước khi lên bàn sinh nữa thôi là bạn sắp được chào đón đứa con yêu dấu của mình rồi! 

    Sau khi đến bệnh viện, thai phụ sẽ trải qua các thủ tục trước khi lên bàn sinh nào? Hãy tham khảo các bước dưới đây để nắm rõ hơn về quá trình này nhé!

    Các thủ tục trước khi lên bàn sinh

    Để xác định xem bạn có đang thực sự chuyển dạ và thai nhi trong tình trạng như thế nào, bác sĩ sẽ:

    Yêu cầu lấy mẫu nước tiểu và thay quần áo

    Y tá sẽ đưa bạn cốc lấy nước tiểu và sử dụng que thử để kiểm tra nước tiểu, sau đó cho bạn một bộ váy thay đổi. (Hầu hết các bệnh viện và trung tâm sinh nở sẽ cho bạn mặc áo choàng và áo váy).

    Kiểm tra các dấu hiệu quan trọng

    Y tá sẽ đo nhịp mạch, huyết áp và nhiệt độ của bạn cũng như lưu ý nhịp hít thở và hỏi về ngày dự sinh. Bác sĩ sẽ hỏi khi nào cơn co thắt tử cung của bạn bắt đầu và chúng cách nhau như thế nào, cho dù nước ối có bị vỡ và bạn có bị chảy máu âm đạo không.

    Bác sĩ cũng sẽ hỏi về chuyển động của thai trong bụng và cách đối phó với cơn đau nếu gần đây bạn có triệu chứng lạ khi ăn hoặc uống. Cả y tá hoặc bác sĩ sẽ đọc qua hồ sơ tiền sản, kiểm tra kết quả xét nghiệm trước đây và lấy bệnh sử để biết bạn đã mang thai và sinh nở trước đây hay chưa.

    Bên cạnh đó, họ cũng sẽ tìm hiểu các vấn đề về sức khỏe hoặc dị ứng thuốc đang dùng, các biến chứng bạn đã từng có trong lần mang thai này và liệu bạn có dương tính với cầu khuẩn Streptococci nhóm B không. Bạn nên nắm rõ về tình trạng liên cầu khuẩn nhóm B (gọi tắt là GBS) của mình trong lần khám trước khi có thai để phòng khi không có bản sao biểu đồ khi bạn đến bệnh viện.

    Theo dõi tần suất, thời gian co bóp và nhịp tim của thai

    Ở bệnh viện, bác sĩ sẽ dựa chủ yếu vào các thông tin từ máy theo dõi thai điện tử hay EFM. Nếu bạn sinh ở nhà bảo sinh, nữ hộ sinh sẽ thường xuyên nghe nhịp tim của thai bằng máy siêu âm cầm tay Doppler và đặt tay lên bụng bạn để cảm nhận cơn co thắt.

    Tiến hành kiểm tra bụng và âm đạo

    Bác sĩ sẽ cảm nhận bụng để đánh giá vị trí và ước tính kích cỡ của bé. Sau đó, nếu nghi ngờ khả năng vỡ màng ối, bác sĩ sẽ kiểm tra bằng hạt speculum để xem bạn có bị rò rỉ nước ối hay không. Tiếp đó, bác sĩ sẽ kiểm tra khung chậu để xem độ mở tử cung và ước chừng ngôi thai. Tuy nhiên, nếu túi nước ối bị vỡ và tử cung vẫn chưa co thắt đều thì bác sĩ sẽ đợi một thời gian trước khi bắt đầu chuyển dạ.

    Sau khi kiểm tra, nếu vẫn không chắc chắn là phần đầu hay chân của bé ra trước, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị siêu âm để xác nhận vị trí ngôi thai. Tại thời điểm này, nếu bạn vẫn chưa đến kỳ sinh và mọi thứ vẫn ổn thì bác sĩ sẽ cho bạn về nhà chờ đến khi thực sự chuyển dạ. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ở lại 1−2 giờ để kiểm tra lần nữa xem liệu có sự thay đổi nào không. Nếu không, bạn sẽ được nhập viện và đưa vào phòng sinh.

    Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các mẹ chuẩn bị kỹ hơn cho hành trình đến bệnh viện được suôn sẻ nhất. Chúc mẹ và bé “vượt cạn” thành công nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Mỹ Hằng · Ngày cập nhật: 11/09/2017

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo