backup og meta

Bé con của mẹ chào đời như thế nào?

Bé con của mẹ chào đời như thế nào?

Sau chín tháng mười ngày mang thai, bạn không khỏi mong chờ giây phút chào đón thiên thần đến với thế giới mới cùng gia đình. Vậy bạn có biết hành trình mà bé con rời khỏi bụng mẹ và đón chào thế giới bên ngoài như thế nào chưa? Hãy cùng Hello Bacsi theo dõi nhé.

Bé “tìm cách’ ra khỏi bụng mẹ như thế nào?

Xương chậu có hình dạng phức tạp, vậy nên trong suốt quá trình chuyển dạ và chào đời, em bé phải vượt qua khá nhiều “chướng ngại vật”. Khoảng rộng nhất của xương chậu là từ bên này sang bên kia tại đầu vào và từ trước ra sau ở dưới cùng (đầu ra). Đầu em bé rộng nhất khi tính từ trước ra sau, và vai là bộ phận rộng nhất khi tính từ bên này sang bên kia. Vì vậy, khi muốn được nhìn thấy thế giới bên ngoài, em bé phải vượt qua một hành trình dài với đủ cử động xoay trở để có thể tìm ra đường thông qua ống dẫn sinh.

Gần như các xương chậu của bạn rộng nhất tính từ bên này sang bên kia tại lối vào, nên hầu hết các em bé khi lọt vào xương chậu đều nghiêng bên trái hoặc bên phải. Lối ra từ xương chậu rộng nhất tính từ trước ra sau, vì vậy các em bé gần như luôn luôn xoay để có tư thế ngửa mặt hoặc úp mặt. Những hoạt động này diễn ra do kết quả của việc rặn đẻ và sự hỗ trợ của ống dẫn sinh.

Trong khi thực hiện những thao tác xoay này, em bé sẽ di chuyển dần hơn xuống dưới âm đạo. Cuối cùng, đỉnh đầu của bé xuất hiện, kéo dãn cửa âm đạo. Khi âm hộ dãn đủ rộng, đầu của em bé sẽ lòi ra ngoài – thường bằng cách mở rộng đầu, nâng cằm ra khỏi ngực và vì thế em bé thường “lộ diện” từ dưới xương mu. Bé thường xuất hiện trong tư thế úp mặt nhưng sẽ chuyển sang một bên rất nhanh chóng và vai cũng sẽ di chuyển theo hướng đó.

Tiếp theo, hai bên vai xuất hiện cùng lúc, và với sự hỗ trợ của chất trơn, toàn bộ phần còn lại của cơ thể bé sẽ ra ngoài – và bây giờ bạn có thể ôm bé một cách trọn vẹn.

Quá trình chuyển dạ có làm tổn thương bé không?

Trong giai đoạn khó khăn nhất của quá trình chuyển dạ và sinh nở, em bé được ép và đẩy xuống ống âm đạo hẹp. Bé cũng phải xoay hình xoắn ống qua hành lang xương chậu của người mẹ. Tuy nhiên, điều này hầu như không làm tổn hại đến bé. Trong thời gian chuyển dạ căng thẳng, nhịp tim của bé chậm lại để giảm sự chèn ép của toàn bộ quá trình này. Điều này đã được dự báo trước và không đáng lo ngại.

Nếu bạn có các thắc mắc cần được giải đáp, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được giải thích và hướng dẫn cặn kẽ để giải tỏa mọi mối lo âu cho bạn. Chúc bạn mẹ tròn con vuông nhé!

Bạn có thể quan tâm:

Chuẩn bị vật dụng cần thiết cho trẻ sơ sinh

Làm thế nào để theo dõi sức khỏe trẻ mới sinh

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

The pregnancy experts at Mayo Clinic. Mayo Clinic, Guide to a Healthy Pregnancy. Boston: Da Capo Lifelong Books, 2011. Bản in. Trang 214

Nguồn hình ảnh: http://cdn.healthworks.my. Ngày truy cập 25/09/2015.

Phiên bản hiện tại

13/09/2017

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư


Bài viết liên quan

Bí quyết đẻ không đau: Gây tê màng cứng & Rặn sinh đúng cách

Thai quá ngày: Nguyên nhân, giải pháp và những điều mẹ bầu cần biết


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 13/09/2017

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo