Sinh con là những trải nghiệm riêng biệt đối với mỗi người. Một số mẹ bầu may mắn trải qua quá trình vượt cạn khá nhanh chóng cũng như khỏe mạnh. Trong khi đó, một số trường hợp lại gặp phải trở ngại khi sinh nở, chẳng hạn như thời gian chuyển dạ kéo dài lâu hơn mức cần thiết.
Trong bài viết này, Hello Bacsi mời bạn cùng tìm hiểu về tình trạng chuyển dạ kéo dài và những ảnh hưởng nghiêm trọng cho cả mẹ lẫn con yêu.
Chuyển dạ kéo dài là gì?
Khi quá trình chuyển dạ của mẹ bầu diễn ra dài hơn so với bình thường, tình trạng này sẽ được gọi là chuyển dạ kéo dài. Lâm bồn kéo dài không có định nghĩa chính xác vì chúng diễn ra ở các giai đoạn khác nhau, nguyên nhân gây ra khác nhau cũng như độ trễ cũng không trùng lặp.
- Chuyển dạ giai đoạn sớm kéo dài: khi diễn ra hơn 8 giờ mà không chuyển sang giai đoạn 1 chuyển dạ.
- Chuyển dạ giai đoạn một kéo dài: khi diễn ra hơn 12 giờ mà không chuyển sang chuyển dạ giai đoạn thứ hai.
- Chuyển dạ giai đoạn hai kéo dài: Chuyển dạ giai đoạn hai thường mất từ 5 đến 30 phút. Nhưng đối với chuyển dạ kéo dài, chúng sẽ có đôi chút khác biệt: Trong trường hợp bạn từng mang thai trước đó, chuyển dạ kéo dài ở giai đoạn thứ 2 sẽ diễn ra trong 2 – 3 giờ. Nếu đây là lần đầu có con, chuyển dạ giai đoạn thứ hai sẽ kéo dài 1 – 2 giờ.
Như vậy, chuyển dạ sẽ được gọi là kéo dài nếu quá trình này diễn ra hơn 20 giờ với cơn co tử cung đều đặn (theo một số chuyên gia có thể lên đến 24 giờ). Trong trường hợp đa thai thì hơn 16 giờ gọi là chuyển dạ kéo dài.
Nguyên nhân gây chuyển dạ kéo dài
Tình trạng này thường do 3 nguyên nhân chính:
1. Chuyển dạ tắc nghẽn
Khi xương chậu của người mẹ quá nhỏ hoặc âm đạo giãn nở không đủ để em bé chào đời, thời gian chuyển dạ sẽ bị kéo dài. Ngoài ra, nếu khung chậu có hình dạng bất thường hoặc âm đạo có khối u cũng trở thành nguyên nhân làm cho mẹ bầu bị chuyển dạ kéo dài.
2. Yếu tố thai nhi
Thai nhi vẫn tiếp tục quá trình phát triển ngay cả khi đã bước qua ngày dự sinh. Nếu em bé có kích thước to hoặc vòng đầu quá lớn, con sẽ gặp khó khăn trong việc đi qua khung xương chậu và kéo dài thời gian sinh nở của người mẹ.
3. Cơn gò yếu
Một trong những nguyên nhân chính của chuyển dạ kéo dài là các cơn gò của mẹ bầu quá yếu. Chúng không đủ mạnh để gây đau hoặc đẩy em bé ra ngoài.
Bạn có thể tham khảo bài viết 3 cơn gò tử cung khác nhau mẹ bầu nên biết để biết cách phân biệt cơn gò giả và cơn gò chuyển dạ thật.
Dấu hiệu của chuyển dạ kéo dài
Một số biểu hiện cho vấn đề này có thể là:
- Thời gian chuyển dạ kéo dài hơn 18 giờ: Đây có thể là dấu hiệu nổi bật nhất của chuyển dạ kéo dài
- Sản phụ kiệt sức: Tình trạng mệt mỏi, kiệt sức của người mẹ cũng phản ánh quá trình chuyển dạ sẽ trở nên lâu hơn
- Ketone huyết: Do quá trình tích lũy ketone bất thường của cơ thể mà biến chứng mất nước và thiếu carbohydrate cũng xuất hiện.
Yếu tố gia tăng nguy cơ chuyển dạ kéo dài
Nếu gặp phải tình trạng sau đây, bạn có thể gia tăng nguy cơ kéo dài thời gian sinh nở:
1. Mẹ bầu bị béo phì
Bệnh đái tháo đường thai kỳ hoặc cao huyết áp khi mang thai kèm theo béo phì có thể làm cho bé cưng của bạn có kích thước lớn hơn so với mức trung bình. Ngoài ra, việc có các vấn đề sức khỏe nêu trên cũng sẽ làm cho thể chất của mẹ bầu suy yếu. Nếu thừa cân quá mức, lượng mỡ có xung quanh khu vực âm đạo còn khiến quá trình chuyển dạ gặp vấn đề.
2. Mẹ bầu quá gầy
Tình trạng mẹ bầu bị thiếu dinh dưỡng dẫn đến quá gầy cũng khiến thời gian chuyển dạ lâu hơn bình thường, làm gia tăng các biến chứng sức khỏe. Do đó, điều quan trọng mẹ bầu cần chú ý là phải chăm sóc cơ thể, chú ý đến chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng.
3. Khối lượng cơ bắp giảm
Một trong những nguyên nhân làm giảm khối lượng cơ bắp ở phụ nữ mang thai là thiếu vận động và sự chủ động. Sinh nở là một quá trình rất vất vả cho cơ thể cũng như tiêu tốn nhiều năng lượng. Nó đòi hỏi chức năng của cơ bắp hoạt động tốt để quá trình chuyển dạ tiến triển thuận lợi. Khi khối lượng cơ bắp của mẹ bầu suy giảm, nguy cơ thời gian quá trình chuyển dạ sẽ gia tăng.
4. Tuổi tác của người mẹ
Nhóm tuổi lý tưởng nhất để sinh nở ở phụ nữ là từ 20 – 30. Việc mang thai trước hoặc sau quãng thời gian này, cơ thể của bạn sẽ không được chuẩn bị đầy đủ.
Các bà mẹ sinh con lần đầu tiên ở độ tuổi trên 40 cần phải cực kỳ khỏe mạnh, nếu không, bạn dễ dàng gặp phải các biến chứng về sức khỏe nhưtiểu đường thai kỳ.
Làm gì khi quá trình sinh nở diễn ra quá chậm?
Đối với việc này, cách tốt nhất để vượt qua là giữ bình tĩnh ở mức tốt nhất có thể. Để có thể giữ bình tĩnh, bạn hãy cố gắng hít thở sâu, chậm rãi cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ về các cách giảm đau.
Bác sĩ cũng sẽ tìm hiểu những yếu tố cần thiết về tình trạng sức khỏe của bạn để có những hành động can thiệp y khoa cần thiết nhằm đẩy nhanh tiến độ sinh nở.
Biến chứng mẹ bầu có thể gặp
Lâm bồn kéo dài có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:
- Đối với mẹ bầu: Bạn có thể gặp các tình trạng nhiễm trùng, vỡ tử cung, rò rỉ dịch âm đạo
- Đối với thai nhi: Bé có nguy cơ nhiễm trùng cao cũng như gặp chấn thương, ngạt thở hoặc thậm chí chết non.
Điều trị cho mẹ bầu như thế nào?
Việc phát hiện sớm một số vấn đề nhất định trong các tam cá nguyệt và mẹ bầu có ý thức nâng cao thể lực sẽ hỗ trợ quá trình chuyển dạ diễn ra tốt hơn. Thêm vào đó, nhận biết chuyển dạ thật từ những lần cơ thể đưa ra tín hiệu giả là một trong những biện pháp phòng ngừa đầu tiên để tránh gây ra đau đớn và căng thẳng không cần thiết.
Ngoài ra, các bác sĩ sẽ hỗ trợ mẹ bầu bằng một số cách:
- Dùng thuốc giảm đau để tăng cường sức mạnh cho tử cung, thúc đẩy hành động rặn
- Thay đổi tư thế sinh con
- Nếu một số biến chứng nhất định xảy ra trong quá trình chuyển dạ tự nhiên, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp hút chân không hoặc đặt kềm để đưa em bé ra
- Cho sinh mổ thay vì sinh thường.
Biện pháp làm giảm nguy cơ chuyển dạ kéo dài
Mẹ bầu có thể giảm đáng kể nguy cơ kéo dài thời gian lâm bồn bằng các biện pháp phòng ngừa sau:
- Thực hiện lối sống lành mạnh: Mẹ bầu nên tự chăm sóc bản thân bằng cách duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và vận động thể chất một cách đều đặn, nhẹ nhàng.
- Thư giãn tâm trí: Trong thời gian mang thai, bạn nên hạn chế để những tiêu cực xuất hiện. Hãy chỉ nghĩ về việc bạn sẽ hạnh phúc như thế nào với em bé trong vòng tay.
Việc có một lối sống thiếu khoa học có thể là một trong những nguyên nhân chính gây nên các biến chứng trong quá trình chuyển dạ. Mẹ bầu đi khám thai định kỳ thường xuyên sẽ giúp phát hiện ra bất kỳ vấn đề nào như tăng cân quá mức dẫn đến béo phì hoặc suy giảm cơ bắp… Điều này giúp bác sĩ đưa ra phương án can thiệp kịp thời.
[embed-health-tool-due-date]