backup og meta

Hỏi đáp Bác sĩ: Bé sinh ra từ phương pháp thụ tinh nhân tạo có phải con mình không?

Hỏi đáp Bác sĩ: Bé sinh ra từ phương pháp thụ tinh nhân tạo có phải con mình không?

Bạn đọc hỏi

Chào bác sĩ! Vợ chồng tôi đã kết hôn 3 năm và chưa có con do khó mang thai. Chúng tôi muốn tiến hành thụ tinh nhân tạo để sinh con nhưng tôi vẫn còn nhiều điều chưa hiểu rõ về phương pháp này. Trong đó, băn khoăn lớn nhất của tôi là đứa con sinh ra từ phương pháp thụ tinh nhân tạo có phải con mình không? Mong bác sĩ giải đáp! Cảm ơn bác sĩ! 

(Thành Luân – 1989)

Bác sĩ trả lời

Với câu hỏi bé sinh ra từ phương pháp thụ tinh nhân tạo có phải con mình không của độc giả Thành Luân, bác sĩ Tạ Trung Kiên, hiện đang hợp tác chuyên môn tại Bệnh viện Phụ sản Âu Cơ Đồng Nai trả lời cụ thể như sau:

Trước khi trả lời câu hỏi bé sinh ra bằng cách thụ tinh nhân tạo có phải con mình không, bác sĩ cần giúp bạn phân biệt thế nào là thụ tinh nhân tạo.

Hiện tại có 2 thuật ngữ dễ khiến nhiều người nhầm lẫn chúng là một: thụ tinh nhân tạo (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Đây là 2 phương pháp y tế hoàn toàn khác nhau:

Thụ tinh nhân tạo (IUI – viết tắt của intrauterine insemination) là thụ tinh bằng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung. Phương pháp này được tiến hành bằng cách chọn lọc tinh trùng khỏe nhất của người chồng để bơm vào buồng tử cung của người vợ ở thời điểm rụng trứng. Kết quả là cho tinh trùng bơi vào ống dẫn trứng và thụ tinh với trứng của người vợ, từ đó dẫn đến thụ thai như bình thường. 

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là biện pháp hỗ trợ sinh sản cho các cặp vợ chồng hiếm muộn bằng cách cho trứng và tinh trùng kết hợp ở ngoài cơ thể. Phôi thai được tạo thành sau khi trứng và tinh trùng kết hợp thành công sẽ được chuyển lại vào buồng tử cung trong cơ thể người phụ nữ. Phôi sau đó làm tổ, phát triển thành thai nhi như trong các trường hợp thụ thai tự nhiên.

Quy trình thụ tinh nhân tạo diễn ra như sau: 

Ngày 2 hoặc ngày 3 của vòng kinh, người vợ được dùng thuốc kích thích buồng trứng. Ngày 6 – 7 vòng kinh, người vợ tới siêu âm để đánh giá tình trạng đáp ứng của buồng trứng, qua đó bác sĩ điều chỉnh thuốc và hẹn ngày siêu âm tiếp theo.

Khoảng ngày 9 – 10, nếu có nang noãn đã “chín”, người vợ được tiêm thuốc rụng trứng. Sau đó 36-40h, việc bơm tinh trùng được tiến hành. Lúc này, người chồng tới bệnh viện lấy tinh dịch để lọc rửa, chọn tinh trùng di động tốt để bơm vào tử cung người vợ.

Trở về nhà, người vợ vẫn làm việc bình thường nhưng hạn chế hoạt động mạnh để hỗ trợ sự làm tổ, phát triển của phôi thai. 

2 tuần sau,  người vợ đến bệnh viện kiểm tra kết quả thụ thai. Nếu có thai sẽ tiến hành dưỡng thai, khám thai định kỳ. Trường hợp chưa có thai, người vợ được hướng dẫn giao hợp tự nhiên, sau 2-3 tháng quay lại thực hiện bơm tinh trùng lần kế tiếp.

Thụ tinh nhân tạo có phải con mình không

Trường hợp bơm tinh trùng nhiều lần thất bại, hoặc tinh trùng ít, yếu, dị dạng không thể thực hiện bơm tinh trùng vào tử cung; người vợ bị tắc vòi trứng hoặc lớn tuổi (≥ 40 tuổi), bác sĩ có thể tư vấn, chỉ định phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.

Như vậy, trẻ sinh ra bằng cách thụ tinh nhân tạo có phải con mình không? Quy trình trên cho thấy, tinh trùng được sử dụng để thụ thai vẫn là của người chồng, trứng vẫn là của người vợ nên chắc chắn đứa trẻ sinh ra từ phương pháp thụ tinh nhân tạo là con ruột của cả hai vợ chồng.

Trẻ được sinh bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo sẽ có các tính chất, sức khoẻ, trí tuệ, phát triển hoàn toàn bình thường.Các bác sĩ chỉ làm công việc là giúp tinh trùng của chồng được dễ dàng tiếp cận với trứng hơn để tỉ lệ đậu thai cao hơn.

Bác sĩ hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn giải tỏa băn khoăn bé sinh ra bằng cách thụ tinh nhân tạo có phải con mình không. Bạn cũng có thể đọc thêm các bài viết liên quan trên Hello Bacsi để hiểu rõ hơn về phương pháp thụ tinh nhân tạo:

Thụ tinh nhân tạo và những điều hữu ích bạn cần biết

Thụ tinh trong ống nghiệm và những điều bạn cần biết

Giải đáp thắc mắc chữa vô sinh, hiếm muộn ở đâu tốt nhất?

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Intrauterine Insemination: Fundamentals Revisited

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5676579/

Ngày truy cập: 22/3/2022

In Vitro Fertilization

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK562266/

Ngày truy cập: 22/3/2022

Infertility treatment and children’s longitudinal growth between birth and 3 years of age

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4901884/

Ngày truy cập: 22/3/2022

Intrauterine insemination (IUI)

https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/intrauterine-insemination/about/pac-20384722

Ngày truy cập: 22/3/2022

What is IUI?

http://plannedparenthood.org/learn/pregnancy/fertility-treatments/what-iui

Ngày truy cập: 22/3/2022

 

Phiên bản hiện tại

22/03/2022

Tác giả: Đài Trương

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

7 mẹo hay cho ông chồng muốn cùng vợ chuẩn bị mang thai

Bí kíp chuẩn bị mang thai cho vợ chồng trong 1 tháng


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Tạ Trung Kiên

Thẩm mỹ · Bệnh viện An Sinh TPHCM


Tác giả: Đài Trương · Ngày cập nhật: 22/03/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo