backup og meta

Kinh nghiệm ở cữ sau sinh mổ: Kiêng cữ như thế nào là khoa học?

Kinh nghiệm ở cữ sau sinh mổ: Kiêng cữ như thế nào là khoa học?

Sau sinh, phụ nữ trải qua nhiều thay đổi cả về cơ quan sinh sản lẫn cơ thể nói chung và đây cũng là lúc dễ xảy ra nhiều rủi ro về sức khỏe. Vì vậy, giai đoạn ở cữ sau sinh là khoảng thời gian rất quan trọng đối với sức khỏe của người mẹ. Giai đoạn này mẹ sẽ cần chăm sóc bản thân đúng cách, đồng thời tránh những quan niệm kiêng cữ không khoa học để nhanh hồi phục và chăm sóc bé tốt nhất [1].

Giải mã một số quan niệm sai lầm về ở cữ sau sinh mà mẹ cần tránh

Kiêng cữ sau sinh là điều cần thiết nhưng mẹ cần tìm hiểu thêm thông tin để kiêng khem khoa học, tránh một số kiểu kiêng cữ sau sinh theo quan niệm dân gian như:

Kiêng tắm gội trong một tháng sau sinh

Đến nay, việc nên kiêng tắm gội sau sinh vẫn chưa có cơ sở khoa học hoặc bằng chứng nào đủ thuyết phục. Thực tế, sau khi chuyển dạ và sinh nở, các mẹ không tránh khỏi việc bị mất máu, chảy nhiều mồ hôi khắp cơ thể, căng thẳng mệt mỏi. Nếu mẹ kiêng tắm quá lâu sẽ dễ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, đồng thời vi khuẩn gây bệnh cũng dễ sinh sôi hơn [2]. Vì vậy, việc kiêng tắm là không cần thiết. Thay vào đó, mẹ vẫn có thể tắm với nước ấm, chỉ cần đừng tắm quá lâu thì tắm ngồi hoặc tắm vòi sen đều an toàn [2], [3].

Mẹ không cần uống sữa bầu sau sinh 

ở cữ sau sinh

Quan điểm của nhiều mẹ cho rằng việc uống sữa bầu sau khi đã sinh con là không còn cần thiết nữa. Tuy nhiên, điều này là không đúng vì trong giai đoạn cho con bú, em bé vẫn tiếp tục lấy các dưỡng chất, đặc biệt là canxi từ sữa mẹ để phát triển xương. Nếu không đáp ứng đủ canxi cho người mẹ trong giai đoạn này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé mà còn tăng nguy cơ loãng xương về sau của mẹ [4].

Vì vậy mà mẹ sau sinh vẫn nên tiếp tục uống sữa bầu trong 6 tháng đầu, vì nhiều loại sữa bầu hiện nay có thể đáp ứng nhu cầu canxi cao của mẹ trong giai đoạn cho bé bú. Hơn nữa, một số sữa bầu hiện nay còn được chứng minh lâm sàng giúp tăng xu hướng nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ gấp 2 lần, hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ thuận lợi hơn [27]. 

Mẹ và bé phải nằm than sau sinh

Một trong những quan niệm kiêng cữ sau sinh lâu đời nhất đó là việc mẹ và bé phải nằm than sau sinh để giữ ấm cơ thể và để bé làm quen với môi trường bên ngoài có nhiệt độ thấp hơn so với trong tử cung của mẹ. Ngoài ra, còn có quan niệm cho rằng hơ than giúp giảm mùi tanh của máu và sản dịch do điều kiện vệ sinh ngày xưa còn kém [5]. Tuy nhiên, nằm than sau sinh vốn là một phương pháp giữ ấm tiềm ẩn nhiều rủi ro vì [5]:

  • Khí CO và CO2 được tạo ra sau khi đốt than có thể gây ngộ độc, thậm chí có thể gây ngạt thở
  • Vị trí đặt bếp than thường là ở dưới giường nên có nguy cơ gây bỏng, đặc biệt là với làn da em bé còn mỏng manh
  • Lửa than bén lên giường có nguy cơ gây hỏa hoạn
  • Tro than phát tán trong không khí bám vào người của mẹ và bé, kết hợp thêm mồ hôi trên da do phòng quá nóng có thể khiến mẹ và bé bị rôm sảy, nặng hơn có thể gây nhiễm trùng da

Kiêng vận động hoàn toàn sau sinh

Nhiều mẹ nghĩ rằng sau sinh cần phải kiêng vận động hoàn toàn nhưng điều này không đúng. Đối với mẹ sinh thường, khi đã sẵn sàng, mẹ có thể bắt đầu các bài tập nhẹ nhàng như tập bụng, tập cơ sàn chậu, đi bộ… vào khoảng 1 đến 2 ngày sau sinh, tuy nhiên, nếu cảm thấy bị đau thì nên dừng lại [6].

Đối với mẹ sinh mổ, mẹ luôn được khuyến khích vận động đi lại nhẹ nhàng ngay khi có thể để phục hồi tốt hơn sau ca phẫu thuật. Việc tập thể dục sau sinh đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ như tăng cường, làm săn chắc cơ bắp; phục hồi sau sinh; giảm cân; giảm mệt mỏi, ngăn ngừa căng thẳng, trầm cảm sau sinh [6], [7].

Kiêng cữ sau sinh như thế nào giúp mẹ nhanh phục hồi, đảm bảo sức khỏe cho việc chăm sóc trẻ sinh mổ?

Những điều mẹ cần biết về kiêng cữ sau sinh mổ

Thông thường, sau sinh mổ, mẹ có thể mất khoảng 6 tuần để phục hồi, đôi khi có thể lâu hơn tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người [8]. Do đó, để thúc đẩy quá trình lành thương và ngăn rủi ro, mẹ sau sinh mổ được khuyến khích tránh làm những điều sau đây:

  • Tránh tắm bồn hoặc đi bơi cho đến khi vết mổ lành hẳn và không còn chảy máu [9]
  • Tránh nâng vật gì nặng hơn em bé [9]
  • Tránh lên xuống cầu thang liên tục, nhiều lần [9]
  • Tránh quan hệ tình dục cho đến khi phục hồi vết mổ hoàn toàn, thường có thể mất khoảng 6 tuần [8]
  • Tránh tập thể dục quá sức cho đến khi bác sĩ đồng ý việc mẹ vận động mạnh [9]
  • Tránh dùng tampon và tránh thụt rửa âm đạo [9]
  • Tránh việc ăn kiêng nghiêm ngặt, mẹ nên hỏi bác sĩ về thời điểm có thể bắt đầu giảm cân sau sinh [10]

Kiêng cữ phù hợp sau sinh mổ giúp mẹ có đủ sức khỏe chăm sóc bé tốt hơn

Việc kiêng cữ sau sinh mổ đúng cách thay vì kiêng khem quá mức, không khoa học sẽ giúp mẹ nhanh phục hồi hơn. Điều này cũng giúp mẹ giữ được tinh thần thoải mái, từ đó tăng cơ hội nuôi con bằng sữa mẹ. Bởi vì đối với trẻ sinh mổ thì việc cho con bú sữa mẹ là rất quan trọng vì trẻ có nguy cơ mang nhiều “thiệt thòi” hơn so với trẻ sinh thường.

Các nghiên cứu cho thấy, hệ miễn dịch có mối liên quan chặt chẽ với các vi khuẩn đường ruột [11]. Thế nhưng, trong khi trẻ sinh thường được tiếp xúc với lợi khuẩn trong âm đạo của mẹ để phát triển hệ vi sinh đường ruột và khả năng miễn dịch thì trẻ sinh mổ có xu hướng tiếp xúc với hại khuẩn từ bệnh viện nhiều hơn [12]. 

Một nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, đường ruột của bé sinh mổ có tỷ lệ hại khuẩn cao hơn 80% so với bé sinh thường [13]. Chính vì vậy, sinh mổ khiến trẻ có miễn dịch kém hơn và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng tiêu hóa, hô hấp và nhiễm trùng do virus [12]. Chẳng hạn như về nhiễm trùng đường hô hấp, nghiên cứu cho thấy nguy cơ này ở trẻ sinh mổ có thể cao hơn 1,3 lần so với trẻ sinh thường [14]. Các vấn đề thậm chí có thể tiếp tục kéo dài đến khi trẻ 5 tuổi [12].

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo rằng mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời và có thể duy trì đến khi trẻ 2 tuổi. Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của trẻ sơ sinh mà còn bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc các bệnh như hen suyễn, viêm dạ dày ruột, nhiễm trùng tai [15]. Đối với trẻ sinh mổ, việc cho bé bú mẹ sẽ giúp con cân bằng đường ruột, tăng cường miễn dịch nhờ các thành phần như:

  • HMO (Human milk oligosaccharides): Đại dưỡng chất với hàm lượng nhiều thứ 3 trong sữa mẹ chỉ sau chất béo và lactose. Trong khoảng 15 cấu trúc HMO đã được tổng hợp thành công có 5 loại HMO nổi bật là 2′-FL, 3-FL, 6′-SL, LNT, 3′-S [16]. Đặc biệt, 2’-FL HMO đã được chứng minh lâm sàng giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng hô hấp ở trẻ đến 66% [17]. Ngoài ra, sự kết hợp giữa 2’-FL HMO và 3-FL HMO còn giúp giảm đáng kể sự bám dính của mầm bệnh, hỗ trợ hàng rào bảo vệ và nhu động ruột [18], [26].
  • Nucleotide: Dưỡng chất giúp tăng cường miễn dịch. Đặc biệt, nghiên cứu còn cho thấy Nucleotides giúp bé giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy và hỗ trợ tăng sản xuất kháng thể nhiều hơn 86% sau 6 tháng tiêm vaccine (HIB) [19], [20], [21], [22].
  • Lợi khuẩn: Sữa mẹ là một trong những nguồn cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột của bé [23], Trong đó, Bifidobacterium là chủng lợi khuẩn quan trọng trong sữa mẹ, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng [24],[25].

Cho con bú mẹ là ưu tiên hàng đầu khi chăm sóc bé sinh mổ để giúp con tăng đề kháng, phát triển khỏe mạnh như bé sinh thường. Tuy nhiên, trường hợp mẹ không thể cho bé bú, mẹ có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ các nhân viên y tế để tìm được giải pháp dinh dưỡng phù hợp cho bé. Mẹ nên ưu tiên nguồn dinh dưỡng đảm bảo các dưỡng chất như HMO, Nucleotides và lợi khuẩn Bifidobacterium để giúp con xây dựng và củng cố hệ miễn dịch vững vàng.

Nhìn chung, giai đoạn sau sinh là khoảng thời gian quan trọng đối với cả mẹ và bé. Vì vậy, mẹ nên kiêng cữ sau sinh theo những khuyến cáo khoa học thay vì những quan điểm lâu đời không còn phù hợp. Điều này sẽ giúp mẹ nhanh phục hồi và có khả năng chăm sóc em bé tốt hơn. Đặc biệt, với mẹ sinh mổ gặp nhiều khó khăn, việc kiêng cữ phù hợp sẽ giúp mẹ có đủ sức khỏe để nuôi con bằng sữa mẹ thuận lợi hơn vì trẻ sinh mổ rất cần bú mẹ sớm để phát triển khỏe mạnh.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Maternal postnatal confinement practices and postpartum depression in Chinese populations: A systematic review https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC10615300/ Ngày truy cập 30/08/2024

2. NHỮNG SAI LẦM CẦN TRÁNH VỀ VIỆC KIÊNG CỮ SAU SINH https://ttcsskss.khanhhoa.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/id/447/NHUNG-SAI-LAM-CAN-TRANH-VE-VIEC-KIENG-CU-SAU-SINH- Ngày truy cập 30/08/2024

3. Caring for Yourself After Delivery https://www.chicago.gov/city/en/sites/onechifam/home/pregnancy-sexual-parental-health/parental-health/caring-for-yourself-after-delivery.html Ngày truy cập 30/08/2024

4. Khuyến nghị sử dụng sữa và chế phẩm sữa cho phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-ba-me-mang-thai/khuyen-nghi-su-dung-sua-va-che-pham-sua-cho-phu-nu-mang-thai-va-ba-me-cho-con-bu/ Ngày truy cập 30/08/2024

5. Có nên hơ than cho mẹ và bé sau sinh? https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-ba-me-mang-thai/co-nen-ho-than-cho-me-va-be-sau-sinh/ Ngày truy cập 30/08/2024

6. Safe return to exercise after pregnancy https://www.pregnancybirthbaby.org.au/safe-return-to-exercise-after-pregnancy Ngày truy cập 30/08/2024

7. When and how to exercise after a c-section https://www.tommys.org/pregnancy-information/giving-birth/caesarean-section/when-and-how-exercise-after-c-section Ngày truy cập 30/08/2024

8. How to recover from a c-section at home https://www.tommys.org/pregnancy-information/giving-birth/caesarean-section/recovering-home-after-c-section#:~:text=Gentle%20exercise%2C%20such%20as%20walking,until%20you%20feel%20able%20to. Ngày truy cập 30/08/2024

9. Cesarean After Care https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/labor-and-birth/cesarean-aftercare/ Ngày truy cập 30/08/2024

10. The Do’s and Don’ts of Healing from a C-Section https://intermountainhealthcare.org/blogs/the-dos-and-donts-of-healing-from-a-csection Ngày truy cập 30/08/2024

11. Cesarean versus Vaginal Delivery: Long term infant outcomes and the Hygiene Hypothesis https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3110651/ Ngày truy cập 30/08/2024

12. C-Section Birth Associated with Numerous Health Conditions https://www.center4research.org/c-section-birth-health-risks/ Ngày truy cập 30/08/2024

13. Korpela K et al (2018)

14. Pediatrics Consequences of Caesarean Section-A Systematic Review and Meta-Analysis https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33142727/ Truy cập ngày 30/08/2024

15. Breastfeeding Benefits Both Baby and Mom https://www.cdc.gov/breastfeeding/features/breastfeeding-benefits.html#:~:text=Breastfeeding%20can%20help%20protect%20babies,ear%20infections%20and%20stomach%20bugs. Ngày truy cập 30/08/2024

16. Human Milk Oligosaccharides: Health Benefits, Potential Applications in Infant Formulas, and Pharmacology https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7019891/ Ngày truy cập 30/08/2024

17. Reverri et al (2018)

18. McJarrow et al (2021)

19. Nucleotides: an updated review of their concentration in breast milk https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0271531721000737 Truy cập ngày 30/08/2024

20. Merolla et al (2000)

21. Yau et al (2003)

22. Pickering et al (1998)

23. Lactobacilli and Bifidobacteria in Human Breast Milk: Influence of Antibiotherapy and Other Host and Clinical Factors https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4086764/ Ngày truy cập 30/08/2024

24. Lactobacillus Bacteria in Breast Milk https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7764098/ Ngày truy cập 30/08/2024

25. Comparison of probiotic lactobacilli and bifidobacteria effects, immune responses and rotavirus vaccines and infection in different host species https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4818210/ Ngày truy cập 30/08/2024

26. Weichert et al (2013)

27. Khi bổ sung Similac Mom cho bà mẹ từ 8-11 tuần trước khi sinh. Tran Thi Thuy Nga. Nghiên cứu can thiệp hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ tháng 09/2016

Phiên bản hiện tại

12/09/2024

Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn

Tham vấn y khoa: BS.CKI Lê Hồng Thiện

Cập nhật bởi: Ngân Phạm


Bài viết liên quan

Bảo vệ bé sinh mổ như thế nào trước "mùa" tay chân miệng?

Mẹ sinh mổ cho con bú nên ăn gì? Mách mẹ thực đơn sau sinh mổ bổ dưỡng, đủ chất


Tham vấn y khoa:

BS.CKI Lê Hồng Thiện

Nhi khoa · Phòng khám Chuyên khoa Nhi BS.CKI Hồng Thiện


Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 12/09/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo