backup og meta

Chi tiết cách nhanh lành vết khâu tầng sinh môn đơn giản, hiệu quả

Chi tiết cách nhanh lành vết khâu tầng sinh môn đơn giản, hiệu quả

Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn đúng cách không chỉ giúp nhanh lành mà còn giúp mẹ tránh được các vấn đề như bục chỉ vết khâu tầng sinh môn, vết khâu tầng sinh môn có mủ hoặc vết khâu tầng sinh môn bị hở.

Cắt tầng sinh môn khi sinh là thủ thuật rạch một đường ngắn ở vùng giữa âm đạo và hậu môn trong quá trình âm đạo mở rộng để sinh em bé. Thông thường, khi bác sĩ nhìn thấy đầu em bé, họ sẽ đỡ lấy phần đầu và cằm. Sau khi đầu ra được rồi, vai và phần còn lại của cơ thể sẽ ra theo dễ dàng hơn.

Nếu âm đạo chưa mở chưa đủ rộng để đầu em bé lọt ra ngoài, bác sĩ sẽ thực hiện cắt tầng sinh môn để bé ra ngoài dễ dàng hơn. Đa phần, việc chủ động cắt sẽ tốt hơn là để âm đạo bị rách. Sau khi lấy nhau thai ra, bác sĩ sẽ dùng thuốc tê để giúp bạn giảm đau và khâu tầng sinh môn lại.

Cách nhanh lành vết khâu tầng sinh môn

bài tập sàn chậu sau sinh

  • Giữ vùng vết khâu khô ráo và sạch sẽ. Bạn nên rửa vùng này nhanh bằng vòi sen và lau khô nhẹ nhàng
  • Lau vùng này cẩn thận từ trước ra sau để giảm nguy cơ nhiễm trùng từ hậu môn
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn và chỉ nên hoạt động nhẹ nhàng
  • Thực hiện các bài tập sàn khung chậu thường xuyên hơn để giúp máu lưu thông và thúc đẩy lành vết thương
  • Thay đổi băng vệ sinh thường xuyên và đảm bảo không làm tổn thương đến vết khâu
  • Ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước để tránh táo bón

Điều quan trọng là bạn cần nghỉ ngơi để vết thương nhanh lành. Bạn có thể di chuyển xung quanh nhà để tăng lưu thông máu đến vùng tầng sinh môn và giúp vết khâu mau lành hơn.

Sau sinh bao lâu thì vết khâu tầng sinh môn lành? Nếu chăm sóc cẩn thận và không xuất hiện biến chứng nào thì sẽ tự lành sau 2 – 3 tuần. Sau 1 tháng, sẽ ổn định và phục hồi cảm giác.

[embed-health-tool-ovulation]

Vết khâu tầng sinh môn bị đau: Bí quyết giúp mẹ giảm đau hiệu quả

  • Chườm lạnh có thể giúp bạn giảm đau và giảm viêm sưng. Bạn có thể ngồi vào bồn nước lạnh, sau đó lau khô vết khâu với khăn sạch
  • Thuốc giảm đau là biện pháp hiệu quả trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên nhiều mẹ cũng thắc mắc liệu có nên uống thuốc khi đang cho con bú không. Để an tâm, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ
  • Ngồi trên đệm hơi có thể điều chỉnh được sự căng phồng để giúp bạn thoải mái hơn
  • Chú ý giữ vệ sinh vết khâu tầng sinh môn sạch sẽ và khô ráo theo lời khuyên của bác sĩ, đặc biệt là sau khi tiểu tiện. Nếu việc đại tiện khiến bạn đau nhiều, bạn nên dùng thuốc làm mềm phân trước
  • Không thụt rửa, dùng tampon hay quan hệ tình dục cho đến khi bác sĩ cho phép. Bạn cũng có thể hạn chế vận động mạnh để tránh gây tổn hại cho vết thương
  • Duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng, tránh kiêng khem quá mức trừ khi bác sĩ cho bạn lời khuyên khác

Nhiều người sẽ thấy đau khi quan hệ trong vài tháng đầu. Nếu rơi vào tình huống này, bạn nên nói với chồng và chờ đợi cho đến khi vết khâu lành hoàn toàn

Cắt tầng sinh môn được thực hiện trong những trường hợp nào?

Không phải ai cũng cần thực hiện thủ thuật cắt tầng sinh môn. Nếu âm đạo giãn đủ rộng để bé đi qua, bạn sẽ không cần đến thủ thuật này. Còn nếu âm đạo hẹp, việc rặn quá sức mà không chủ động cắt sẽ khiến tầng sinh môn bị rách. Vết thương sẽ xấu, khó khâu hơn và thậm chí gây biến chứng chảy máu nặng nề.

Bạn sẽ cần cắt tầng sinh môn khi:

  • Em bé không đủ oxy
  • Sinh khó như thai ngôi mông hay chân ra trước khi vai em bé bị mắc lại.
  • Rặn thời gian dài khi sinh
  • Quá trình chuyển dạ và sinh nở dùng forceps hay máy hút hỗ trợ
  • Em bé quá lớn
  • Em bé sinh non

Biến chứng có thể xảy ra với vết khâu tầng sinh môn

biến chứng xảy ra với vết khâu tầng sinh môn

Bạn có thể bị đau sau khi cắt tầng sinh môn. Ngoài ra, cũng có thể gặp phải một số tình trạng như vết khâu bị hở, bị rách, đứt chỉ hoặc có trường hợp bị mưng mủ, ngứa ngáy khó chịu… Nếu có bất cứ những biểu hiện nào, tốt nhất nên đi khám:

  • Xuất hiện mủ, đau bất thường hay có mùi hôi vì đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn
  • Sốt hay ớn lạnh
  • Đau bụng dưới nhiều
  • Cảm giác nóng rát hay đau nhiều khi tiểu
  • Cần phải vào toilet vì mắc đại tiện
  • Không thể kiểm soát trung tiện
  • Chảy máu nhiều hơn hay ra máu cục

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Episiotomy: When it’s needed, when it’s not https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/labor-and-delivery/in-depth/episiotomy/art-20047282 Ngày truy cập 4/5/2018

Episiotomy and perineal tears https://www.nhs.uk/pregnancy/labour-and-birth/what-happens/episiotomy-and-perineal-tears/ Ngày truy cập 4/5/2018

Episiotomy: When it’s needed, when it’s not  https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/labor-and-delivery/in-depth/episiotomy/art-20047282 Ngày truy cập 4/5/2018

How long do stitches take to heal after giving birth? https://www.cgbabyclub.co.uk/article/how-long-will-stitches-take-to-heal Ngày truy cập 4/5/2018

Episiotomy https://www.hopkinsmedicine.org/healthlibrary/test_procedures/gynecology/episiotomy_92,P07775 Ngày truy cập 4/5/2018

Phiên bản hiện tại

21/07/2021

Tác giả: Thanh Thảo

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Ngà Trương


Bài viết liên quan

Sinh thường bị rạch tầng sinh môn trong trường hợp nào?

Tầng sinh môn là gì? Tại sao nên hạn chế cắt tầng sinh môn?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Thanh Thảo · Ngày cập nhật: 21/07/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo