backup og meta

Mẹ sau sinh ăn thịt bò được không? Sau bao lâu thì ăn được?

Mẹ sau sinh ăn thịt bò được không? Sau bao lâu thì ăn được?

Phụ nữ sau sinh bị mất nhiều máu nên thường được khuyên ưu tiên ăn các thực phẩm bổ máu, giàu sắt và năng lượng. Thịt bò là thực phẩm đáp ứng những tiêu chí này. Thế nhưng, liệu mẹ sau sinh ăn thịt bò được không? Sau sinh bao lâu thì được ăn thịt bò?

Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ cùng bạn truy tìm lời đáp cho vấn đề mẹ sau sinh ăn thịt bò được không, cũng như khám phá bí quyết ăn thịt bò an toàn trong thời kỳ hậu sản.

Lợi ích sức khỏe của thịt bò

Trước khi đi tìm lời đáp cho thắc mắc phụ nữ sau sinh ăn thịt bò được không, cùng điểm qua những thành phần dinh dưỡng nổi bật có trong thịt bò:

  • Protein: Thịt bò chứa hàm lượng protein cao, cần thiết cho sự phát triển mô cơ.
  • Axit béo omega-3 và omega-6: Với một lượng nhỏ omega-3 và omega-6, thịt bò được đánh giá là có lợi cho sức khỏe tim mạch.
  • Vitamin và khoáng chất: Thịt bò chứa các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho các hoạt động của cơ thể, chẳng hạn như vitamin B3, B6, B12, E, kẽm, sắt, selen, phốt pho…
  • Chất chống oxy hóa và các hợp chất khác: Creatinine có trong thịt bò rất có lợi cho sự phát triển và duy trì cơ bắp. Ngoài ra, thịt bò cũng chứa các hợp chất chống oxy hóa như taurine, glutathione…

Mẹ sau sinh ăn thịt bò được không?

mẹ sau sinh ăn thịt bò được không

Với những thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của thịt bò như đã nêu ở trên thì liệu bà đẻ ăn thịt bò được không?

Có quan điểm cho rằng phụ nữ sau sinh nên kiêng thịt bò, nhất là những mẹ sinh mổ. Nếu không, các mẹ dễ bị sẹo lồi, sẹo thâm khó có thể khắc phục dứt điểm. Vậy thực tế quan niệm này có đúng? Theo các chuyên gia sức khỏe, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Theo các chuyên gia sức khỏe, các mẹ sau sinh có thể ăn thịt bò để đẩy nhanh quá trình phục hồi sau khi lâm bồn. Việc tiêu thụ thịt bò sau sinh có thể mang lại nhiều lợi ích cho bà đẻ, chẳng hạn như:

  • Cung cấp năng lượng: Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), trung bình 100g thịt bò cung cấp khoảng 250 calo. Mẹ sau sinh ăn thịt bò sẽ được tăng cường năng lượng để duy trì hoạt động trong ngày.
  • Phòng ngừa thiếu máu: Tình trạng thiếu chất sắt trong cơ thể không chỉ dẫn đến thiếu máu mà còn làm cạn kiệt năng lượng. Hơn nữa, trong quá trình sinh nở, phụ nữ bị mất một lượng máu lớn. Việc bổ sung thịt bò vào thực đơn hàng ngày là lựa chọn đúng đắn cho những bà đẻ bị thiếu máu vì thịt bò là thực phẩm rất giàu sắt.
  • Cải thiện khối lượng cơ: Là nguồn cung cấp protein dồi dào, thịt bò hỗ trợ quá trình sửa chữa và tái tạo mô cơ cho cơ thể mẹ sau sinh. Điều này góp phần đẩy nhanh quá trình phục hồi cho bà đẻ.
Như vậy, câu trả lời cho vấn đề “Phụ nữ sau sinh ăn thịt bò được không?” là “Hoàn toàn được”, miễn là các mẹ không bị dị ứng với thực phẩm này, đồng thời đảm bảo tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn về liều lượng và cách chế biến phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại.

Sau sinh bao lâu được ăn thịt bò?

mẹ sau sinh ăn thịt bò được không

Không chỉ thắc mắc “Mẹ sau sinh ăn thịt bò được không?” mà nhiều phụ nữ còn quan tâm đến vấn đề sinh thường và sinh mổ bao lâu thì ăn được thịt bò? Câu trả lời như sau:

  • Đối với mẹ sinh thường thì bao lâu ăn được thịt bò? Thực tế, vẫn chưa có nghiên cứu chính xác về thời điểm hợp lý mà các mẹ sau sinh có thể ăn thịt bò. Tuy nhiên, theo các chuyên gia sức khỏe, tốt nhất là phụ nữ mới sinh nên đợi khoảng 3-5 ngày rồi hãy ăn thịt bò.
  • Đối với mẹ sinh mổ thì bao lâu ăn được thịt bò? Phụ nữ sinh mổ nên ăn những thực phẩm giàu protein như thịt bò để đẩy nhanh quá trình lành thương. Tuy nhiên, về thời điểm có thể bắt đầu tiêu thụ thịt bò sau sinh thì các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Dựa trên cơ địa của mỗi người mà bác sĩ sẽ tư vấn sao cho phù hợp.

Ngoài ra, cần dựa trên tình trạng sức khỏe và nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bỉm để cân đối lượng thịt bò tiêu thụ cho phù hợp.

Lưu ý an toàn khi ăn thịt bò cho bà đẻ

sau sinh ăn thịt bò được không

Sau khi đã giải đáp thắc mắc “Phụ nữ sau sinh ăn thịt bò được không?”, cùng tìm hiểu những lưu ý an toàn cho cả mẹ và bé khi ăn thịt bò:

  • Ăn thịt bò đã nấu chín: Thịt bò thường được chế biến tái để mềm và ngon hơn. Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh sức khỏe chưa hoàn toàn hồi phục thì không nên ăn thịt bò tái để tránh các vấn đề về tiêu hóa cũng như nguy cơ nhiễm giun sán, kí sinh trùng.
  • Ăn kết hợp rau củ quả: Thịt bò chứa nhiều chất đạm nên được kết hợp với nhiều loại rau củ quả để bổ sung chất xơ.
  • Không ăn quá nhiều thịt bò cùng lúc: Việc tiêu thụ quá nhiều thịt bò cùng một thời điểm có thể gây khó tiêu, ảnh hưởng hệ tiêu hóa.
  • Quan sát phản ứng của trẻ bú mẹ: Một số trẻ có thể bị dị ứng với đạm thịt bò. Do đó, nếu đang nuôi con bằng sữa mẹ, bạn nên quan sát phản ứng của bé xem cơ thể con có hấp thu được loại đạm này không nhé!

Đến đây, chắc hẳn là bạn không còn thắc mắc “Phụ nữ sau sinh ăn thịt bò được không?” nữa rồi. Việc tiêu thụ thịt bò trong giai đoạn sau sinh là hoàn toàn bình thường. Để biết chính xác liều lượng và thời điểm có thể bắt đầu ăn thịt bò, bạn hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn chi tiết nhé!

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Grass-fed beef: What are the heart-health benefits? – Mayo Clinic https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-disease/expert-answers/grass-fed-beef/faq-20058059 Ngày truy cập: 20/06/2024

Nutritional Benefits from Fatty Acids in Organic and Grass-Fed Beef – PMC https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8909876/ Ngày truy cập: 20/06/2024

(PDF) The role of beef in human nutrition and health https://www.researchgate.net/publication/317298356_The_role_of_beef_in_human_nutrition_and_health Ngày truy cập: 20/06/2024

Postpartum nutrition: Guidance for general practitioners to support high-quality care https://doi.org/10.31128/ajgp-09-21-6151 Ngày truy cập: 20/06/2024

Nutrition and Exercise – After Delivery – Obstetrics https://www.urmc.rochester.edu/ob-gyn/obstetrics/after-delivery/nutrition-exercise.aspx Ngày truy cập: 20/06/2024

Phiên bản hiện tại

11/11/2024

Tác giả: Minh Châu Văn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên

Cập nhật bởi: Linh Nguyễn


Bài viết liên quan

Mẹ sau sinh ăn lựu được không và những lưu ý mẹ cần biết

Giải đáp thắc mắc: Bà đẻ ăn dưa hấu được không?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Văn Thu Uyên

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: Tuần trước

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo