backup og meta

Mẹ có nên sớm trở lại làm việc sau sinh?

Mẹ có nên sớm trở lại làm việc sau sinh?

Sau khi sinh con, người mẹ phải đối mặt với vô vàn vấn đề xoay quanh gia đình, con cái. Trong đó, sự nghiệp của bản thân chính là nỗi lo gây ra nhiều tranh cãi nhất và ảnh hưởng tiêu cực đến không khí gia đình cũng như đặt thêm gánh nặng lên vai người phụ nữ. Bạn băn khoăn không biết có nên trở lại làm việc khi vừa mới sinh con? Liệu cơ thể sẽ ra sao nếu mình đi làm trở lại? Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ gỡ rối và chọn lựa ra những giải pháp tốt nhất cho gia đình và cho chính bản thân mình.

Có thể trở lại làm việc không khi cơ thể chưa hồi phục sau khi sinh?

Hầu hết phụ nữ đều có thể đi làm lại sau sinh khoảng 6 tuần nhưng cũng có những trường hợp một số bà mẹ đã bắt đầu làm việc từ khoảng 3 tuần sau khi sinh. Những biến chứng trong quá trình sinh nở hay phải trải qua sinh mổ sẽ kéo dài thời gian phục hồi nếu người mẹ không được nghỉ ngơi đầy đủ.

Cơ thể người phụ nữ trải qua rất nhiều thay đổi trong thời gian mang thai. Sau khi sinh con, những thay đổi lại tiếp tục tiến triển, điển hình là việc suy giảm nồng độ hormone và thải bớt những chất dư thừa tích trữ trong thai kỳ để trả lại cơ thể thể tích máu bình thường. Chính những điều này gây ra sự mệt mỏi vô cùng đối với phụ nữ sau sinh và có nguy cơ dẫn đến trầm cảm và rối loạn cảm xúc. Ngoài việc điều chỉnh lối sống khi có thêm một thành viên nữa trong nhà, các bà mẹ còn phải đối phó với  nỗi bứt rứt, khó chịu đang phải xảy ra trong cơ thể. Vì thế, các mẹ hãy thận trọng với tình trạng sức khỏe của bản thân và nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ để biết được cơ thể đã đủ khỏe mạnh để bắt đầu công việc hay chưa.

Không chỉ thể chất mà mẹ cần phải phục hồi tinh thần sau sinh

Việc giảm hormone đột ngột thường dẫn đến sự thay đổi tiêu cực về tâm trạng, điển hình là là hội chứng baby blues (trạng thái khóc lóc và ủ rũ sau khi sinh) hoặc nặng hơn là trầm cảm sau khi sinh. May mắn thay, hầu hết các mẹ đều có thể vượt qua hội chứng baby blues trong khoảng 6 tuần đầu tiên. Nếu cảm thấy buồn bã, chán nản, hoặc phát hiện bất bất cứ dấu hiệu trầm cảm nào khác, các mẹ nên mau chóng liên hệ với bác sĩ hoặc các chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ kịp thời. Mẹ đừng giữ nỗi niềm cho riêng mình mà hãy chia sẻ với bất kỳ ai có thể để xoa dịu bớt những mỏi mệt sau sinh.

Theo một nghiên cứu gần đây nhất ở Hoa Kỳ, phụ nữ sau khi sinh càng nghỉ thai sản nhiều, càng ít có nguy cơ đối diện với chứng trầm cảm. Rất nhiều người mẹ vì tính chất công việc phải quay trở lại làm việc một cách khá vội vã và gấp rút, nhiều người chỉ sau 3 tháng đã sắp xếp đi làm, thậm chí có người còn sớm hơn. Chính từ nguyên do này, con số 13% người mẹ mắc chứng trầm cảm đang có chiều hướng gia tăng trong tương lai. Sự nghiệp và tiền bạc tuy rất quan trọng nhưng nếu không có một tinh thần khỏe mạnh để làm việc thì rất khó cho các mẹ đạt được thành công trong cuộc sống.

Mẹ cần chuẩn bị gì khi trở lại làm việc?

Theo luật pháp Việt Nam, phụ nữ được nghỉ sản 6 tháng hợp pháp và các mẹ có thể cân đối thời gian nghỉ trước và sau sinh bao lâu để có thể lấy lại sức khoẻ và thêm thời gian gần con. Tùy vào chính sách của từng công ty, khoảng thời gian này đôi khi bị rút ngắn xuống còn 4 tháng hoặc thậm chí ít hơn, nhất là đối với  những người phụ nữ giữ chức vị cao trong công ty. Sức khỏe thể chất lẫn tinh thần có tốt hay chưa, chỉ có bản thân các mẹ là hiểu rõ nhất. Đừng cố ép mình quay lại công sở khi vẫn còn vướng bận và lo lắng nhiều thứ, nhất là chuyện chăm sóc trẻ sơ sinh. Thời gian đầu đi làm lại có thể sẽ tồn tại rất nhiều khó khăn. Vì vậy, các mẹ nên thương lượng với sếp việc điều chỉnh đôi chút về thời gian làm việc ban đầu để bạn có thể cân bằng việc nhà và việc công. Sự đột ngột thay đổi về thời gian làm việc có thể gây ra cú hích không tốt cho tâm trạng của phụ nữ sau sinh, nhưng nếu có được sự hỗ trợ từ người thân và đồng nghiệp, mẹ sẽ có thể mau chóng bắp kịp với tiến độ công việc.

Thời đại và phong cách sống thay đổi khiến mỗi phụ nữ phải tham gia vào guồng quay của cuộc sống hiện đại để kịp bước tiến của xã hội, thế nên ít ai có thể đảm bảo được cuộc sống cá nhân của mình thật ổn định. Làm việc để chăm lo cho những nhu cầu cần thiết của gia đình là đúng đắn, tuy nhiên, chị em phụ nữ sau khi sinh cần phải coi trọng sức khỏe của mình trước tiên. Vì sức khỏe là vàng, bạn hãy luôn giữ cho cơ thể của mình đã phục hồi ở trạng thái tốt nhất để đảm bảo bạn có được một tinh thần làm việc thoải mái và hăng say như trước khi sinh con.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

To Work or Not to Work: What Will You Do After Baby Comes?. http://www.webmd.com/parenting/baby/features/to-work-or-not-to-work-the-new-mom-dillema#1. Ngày truy cập 06/12/2016

When to Go Back to Work After Having a Baby. http://www.whattoexpect.com/first-year/week-11/back-to-work-questions.aspx. Ngày truy cập 06/12/2016

Phiên bản hiện tại

07/08/2020

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Bí quyết đẻ không đau: Gây tê màng cứng & Rặn sinh đúng cách

Thai quá ngày: Nguyên nhân, giải pháp và những điều mẹ bầu cần biết


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 07/08/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo