backup og meta

17 bí quyết khi vượt cạn nếu bạn lần đầu làm mẹ

17 bí quyết khi vượt cạn nếu bạn lần đầu làm mẹ

Lần đầu làm mẹ, bạn sẽ trải nghiệm rất nhiều thay đổi từ lúc mang thai cho đến khi sinh nở. Thời điểm vượt cạn để đón con yêu ra đời sẽ khiến bạn hoang mang nếu chưa chuẩn bị tâm lý. Vì vậy, trang bị những bí quyết khi vượt cạn, bạn sẽ tự tin hơn để đối diện với điều này.

Đây là lần đầu bạn làm mẹ và băn khoăn liệu quá trình sinh nở sẽ diễn ra như thế nào, nên chuẩn bị những gì để quá trình này diễn ra suôn sẻ? Dưới đây là những lời khuyên dành cho người vượt cạn lần đầu từ những kinh nghiệm của chị em đã trải qua quá trình này.

1. Đừng đi sinh khi bụng rỗng

Bạn nên ăn một bữa hoàn chỉnh và no đủ. Bạn sẽ không thể làm được gì nếu dạ dày trống rỗng vì cơ thể cần nhiều năng lượng trong thời gian chuyển dạ đấy. Do đó, hãy tham khảo những thực phẩm nên ăn trước khi lâm bồn nhé.

2. Dùng sức cơ bụng khi sinh

Bạn nên sử dụng cơ bụng như khi tập động tác crunch (động tác gập bụng dành cho nữ) để sinh em bé. Như vậy lực đẩy sẽ mạnh hơn và giúp bạn sinh nhanh hơn thay vì chỉ rặn thôi. Ngoài ra, việc rặn sinh có thể khiến bạn đau âm đạo khá nhiều đấy.

3. Thân thiện với hộ sinh

Bạn có thể yêu cầu bác sĩ là người đỡ đẻ cho mình. Thế nhưng, người thường xuyên túc trực bên bạn là các hộ sinh. Họ là những người trực tiếp hỏi thăm, hướng dẫn và ghi nhận nhu cầu của sản phụ nhanh nhất. Vì thế, bạn nên thân thiết với các hộ sinh nhiều hơn nhé.

4. Đừng e ngại việc đi cầu

Việc đi cầu sẽ giúp quá trình sinh nở diễn ra nhanh hơn. Vì thế, bạn nên đi vệ sinh trước khi lên bàn sinh để em bé nhanh chào đời nhé.

5. Nên tham gia lớp học tiền sản

Việc tham gia các lớp tiền sản hướng dẫn bạn trong quá trình sinh nở sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều, nhất là khi các bạn mới lần đầu làm mẹ và chưa có kinh nghiệm. Biết trước và chuẩn bị tâm lý sẽ giúp bạn rất nhiều khi lâm bồn.

6. Đừng thực hiện gây tê ngoài màng cứng quá sớm

Bạn có thể gây tê ngoài màng cứng để giúp giảm đau khi sinh. Thế nhưng, bạn nên gây tê khi cổ tử cung đã mở khoảng 5 – 6cm, khi quá trình chuyển dạ đang tiến triển. Điều này sẽ an toàn hơn cho cả bạn và em bé.

7. Đừng e ngại bày tỏ cảm xúc

Bạn đừng cố tỏ ra mạnh mẽ quá nhé, cảm giác đau đơn khi sinh là không thể tránh khỏi và bạn có quyền giải tỏa cảm xúc của mình bằng cách khóc, la hét, hay mọi thứ có thể để bản thân dễ chịu hơn. Sau đó, bạn mới cần tinh thần vững vàng hơn để chăm sóc con.

8. Quên đi những kế hoạch đã lên sẵn

Thực tế, bạn không thể dự đoán những bất ngờ có thể xảy ra khi lâm bồn. Dù bạn có muốn sinh thường, sinh mổ hay chọn ngày sinh, tất cả đều có thể đi chệch kế hoạch vì nhiều tình huống bất ngờ. Vì thế, bạn nên lựa chọn biện pháp tốt nhất cho bạn và con.

9. Bạn nên tìm hiểu về sức khỏe sau sinh

Bạn có thể hỏi bác sĩ về những vấn đề có thể xuất hiện sau sinh như trầm cảm sau sinh, lo âurối loạn ám ảnh cưỡng chế. Khi hiểu biết nhiều hơn, bạn có thể nhờ sự giúp đỡ sớm hơn từ mọi người.

10. Đừng quá quan tâm đến ý kiến của mọi người

Mọi người có thể cho bạn quá nhiều lời khuyên và đôi lúc lại trái ngược nhau khiến bạn bối rối. Do đó, đừng quá chú trọng đến việc sinh mổ, sinh thường, thuốc giảm đau…, hãy lựa chọn điều tốt nhất cho bạn và con.

11. Bạn nên hiểu tình huống của bản thân

Sinh em bé là một trải nghiệm khó quên đối với người mẹ. Một số mẹ sẽ thấy đây là một trải nghiệm tuyệt vời. Một số khác lại thấy kinh khủng vì bạn phải khỏa thân, đau đớn, buồn nôn, thậm chí vệ sinh không sạch sẽ. Thế nhưng, tất cả người mẹ đều phải trải qua những điều này để chào đón thiên thần bé nhỏ ra đời. Nếu yêu con và mong muốn có con, thì hãy dũng cảm đương đầu với những cơn đau. Chuyện rồi cũng sẽ qua, những cơn đau cũng dần sẽ hết.

12. Đừng quá bận tâm với những điều nhỏ nhặt

Bạn sẽ lo lắng khi phải khỏa thân với nhiều người lúc lâm bồn, nhất là khi lần đầu làm mẹ. Đừng e ngại vì điều này rất bình thường. Hãy nghĩ đến điều thiêng liêng là bạn phải hy sinh vì đứa con bé bỏng của mình nhé.

13. Ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ

Nếu có điều kiện, bạn có thể để máy quay lại giây phút bé con chào đời đầy ý nghĩa. Đây sẽ là kỷ niệm tuyệt vời của bạn đấy.

14. Chuẩn bị băng vệ sinh

Băng vệ sinh là sản phẩm không thể thiếu sau khi sinh bé. Vì vậy, bạn hãy chuẩn bị loại băng vệ sinh lớn và thấm hút tốt.

15. Tìm hiểu về quá trình sinh nở

Bạn nên tìm hiểu các bệnh viện, chọn nơi sẽ sinh em bé, các loại thuốc giảm đau, việc cho con bú sau sinh. Những điều đó đều sẽ rất có ích cho bạn nếu lần đầu làm mẹ.

16. Hãy dũng cảm lên

Lo lắng và sợ hãi là kẻ thù của mọi người. Đây là điều tự nhiên vì bạn sắp phải trải nghiệm điều mới mẻ và cũng nguy hiểm. Thế nhưng, đừng để bản thân tràn ngập cảm giác u ám, mà hãy thư giãn, chuẩn bị sẵn tâm lý và dũng cảm vượt qua quá trình này. Mọi chuyện sẽ tốt thôi và bé con sẽ chào đời an toàn!

17. Chuẩn bị đồ đi sinh sớm

Chuẩn bị đồ đi sinh sớm

Điều cuối cùng bạn nên làm là chuẩn bị đồ để đi sinh từ tuần thai 34 để tránh luống cuống và căng thẳng khi cơn chuyển dạ đến. Đơn giản là bạn không thể biết được bé con sẽ chào đời khi nào. Nếu chưa có kinh nghiệm trong việc này, bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè và bác sĩ. Hoặc hiện nay, một số cửa hàng mẹ và bé cũng có gợi ý sẵn các combo dự sinh tiện lợi, bạn có thể tham khảo những gợi ý này để chuẩn bị giỏ đồ đi sinh đầy đủ nhất cho mình.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Labour and delivery tips by new mums https://sg.theasianparent.com/labour-and-delivery-tips-by-new-mums/ ngày truy cập 12/04/2018

Top 7 mom-tested tips for birth and beyond https://www.babycenter.com/0_top-7-mom-tested-tips-for-birth-and-beyond_10338348.bc ngày truy cập 04/12/2018

Phiên bản hiện tại

12/05/2022

Tác giả: Thanh Thảo

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Phối Linh


Bài viết liên quan

Bà bầu bị tiêu chảy: Mọi điều cần biết trong từng tam cá nguyệt

Kinh nghiệm ở cữ sau sinh mổ: Kiêng cữ như thế nào là khoa học?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Thanh Thảo · Ngày cập nhật: 12/05/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo