Tên kỹ thuật y tế: Hỏi bệnh sử và khám thực thể bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM
Tên kỹ thuật y tế: Hỏi bệnh sử và khám thực thể bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
Bộ phận cơ thể/mẫu thử: phổi
Bệnh sử cung cấp những gợi ý giúp bác sĩ chẩn đoán được bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là bệnh về phổi làm cho bệnh nhân cảm thấy khó thở. Thường căn bệnh này là sự kết hợp giữa 2 tình trạng: viêm phế quản mãn tính và khí phế thũng. Cả hai tình trạng này đều gây ra do thói quen hút thuốc lá quá nhiều. Hơn nữa, nếu bệnh tiến triển ngày càng nặng sẽ có thễ dẫn tới triệu chứng khó thở trầm trọng và một số bệnh liên quan đến tim mạch.
COPD là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn được, nhưng nếu thay đổi lối sống và tuân thủ điều trị bằng thuốc thì có thể làm chậm lại tiến trình của bệnh và giảm bớt triệu chứng.
Phương pháp làm chậm lại quá trình bệnh COPD là ngừng hút thuốc.
Thường thì khi nào phổi đã bị tổn thương nặng thì các triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện và những triệu chứng này sẽ nặng dần lên theo thời gian, đặc biệt nó sẽ còn nặng lên nhanh hơn nữa nếu bạn tiếp tục hút thuốc. Nếu bạn bị tình trạng viêm phế quản mãn (một dạng của COPD) bạn sẽ ho khạc đàm thường ngày trong vòng 3 tháng một năm trong 2 năm liên tục. Bạn nên đi khám bệnh khi có những triệu chứng sau đây:
Bạn nên biết những gì trước khi bác sĩ thực hiện hỏi bệnh sử và khám thực thể bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)?
Bác sĩ sẽ hỏi quá trình bệnh của bạn một cách kỹ lưỡng để loại trừ bệnh về tim, bởi vì bệnh tim cũng có thể gây ra những triệu chứng tương tự với những triệu chứng của COPD. Bạn cũng nên quan tâm đến việc tìm các bất thường về tim mạch vì hút thuốc sẽ làm tăng nguy cơ bệnh về tim cũng như COPD. Kiểm tra tim có thể xác định được nhịp tim nhanh hay những dấu hiệu về bệnh suy tim.
Gan có thể phình lớn hơn và có thể xảy ra trong trường hợp suy tim phải (bệnh tim phổi do COPD).
Kết quả khám lâm sàng sẽ khác nhau và không phải ai cũng sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng của COPD giống nhau và đầy đủ như đã được mô tả.
Trước khi tiến hành quá trình khám, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
Bạn nên chuẩn bị sẵn giấy tờ, đơn thuốc, giấy xét nghiệm ở những lần khám trước đó và mang theo đầy đủ cho bác sĩ xem. Những giấy tờ này rất quan trọng để bác sĩ hiểu rõ tình trạng của bạn và đưa ra chẩn đoán đúng. Hơn thế nữa, biết những bệnh trong quá khứ và hiện tại của bạn sẽ giúp bác sĩ đưa ra phương pháp chăm sóc tốt nhất cho tình trạng của bạn.
Bạn nên xem lại với bác sĩ những loại thuốc bạn đang sử dụng. Tốt nhất hãy mang theo danh sách tên và liều thuốc bạn đang sử dụng đến cho bác sĩ.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Khi kiềm tra bệnh sử, bác sĩ sẽ hỏi bạn những câu hỏi như:
Khi khám thực thể, bác sĩ sẽ khám tổng quátđể tìm ra những nguyên nhân dẫn đến những tình trạng hiện tại. Khám thực thể bao gồm:
Khám lâm sàng không đau, nhưng các phần của quy trình khám (như gõ bụng) có thể thấy hơi khó chịu.
Bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về những tình trạng cơ thể và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả. Đôi khi, bác sĩ yêu cầu phải thực hiện những bài kiểm tra bổ sung. Nên hãy nghe theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Việc hỏi bệnh sẽ giúp bác sĩ tìm ra những yếu tố nguy cơ cho thấy bạn đang mắc bệnh COPD hay tăng nguy cơ mắc COPD.
Khám thực thể có thể cho thấy dấu hiệu bệnh COPD. Những phát hiện cho thấy COPD bao gồm:
Sau đây là những dấu hiệu cho thấy bệnh diễn tiến nặng:
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!