backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Nguyên nhân gây ra bệnh cúm là do đâu? Yếu tố nguy cơ và phòng ngừa

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 26/04/2022

    Nguyên nhân gây ra bệnh cúm là do đâu? Yếu tố nguy cơ và phòng ngừa

    Nguyên nhân gây ra bệnh cúm là do một loại virus gây nhiễm trùng đường hô hấp. Tất cả chúng ta đều có nguy cơ mắc và lây lan bệnh cúm. Hầu hết mọi người mắc bệnh có thể tự khỏi sau khoảng 1-2 tuần. Tuy nhiên, nếu bạn bị hen suyễn hoặc các bệnh phổi khác, nó có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng hơn, thậm chí gây tử vong.

    Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra bệnh cảm cúm để có cách phòng tránh bệnh ngay từ hôm nay nhé!

    Nguyên nhân gây ra bệnh cúm là do virus

    Cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khá phổ biến. Nguyên nhân gây ra bệnh cúm là do virus tấn công vào mũi, họng và phổi. Virus cúm thường gây bệnh nhiều nhất vào những tháng lạnh hơn trong năm.

    Virus là nguyên nhân gây ra bệnh cúm liên tục thay đổi và xuất hiện các chủng mới qua mỗi năm. Nếu bạn đã từng bị cúm trước đây hoặc đã tiêm phòng cúm, cơ thể đã tạo ra các kháng thể để chống lại chủng virus cụ thể đó. Sau đó, khi bạn bị nhiễm virus cúm có chủng tương tự thì kháng thể trong cơ thể có thể ngăn ngừa nhiễm trùng và làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên, mức độ kháng thể có thể suy giảm theo thời gian.

    nguyên nhân gây ra bệnh cúm là do virus

    Trong một số trường hợp, các kháng thể chống lại chủng virus cúm bạn đã từng gặp trong quá khứ có thể không bảo vệ bạn khỏi các chủng virus cúm mới, có thể là những virus rất khác với loại bạn đã mắc phải trước đây.

    Nguyên nhân gây ra bệnh cúm là do lây lan

    Nguyên nhân gây ra bệnh cúm là do virus tấn công vào hệ hô hấp. Đây là loại virus rất dễ lây lan từ người này sang người khác thông qua không khí. Khi một người bị cúm ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, họ sẽ phun ra những giọt nước nhỏ li ti mang virus. Những người ở gần đó có thể bị rơi những giọt nước chứa virus vào miệng hoặc hít phải chúng vào mũi và bị lây bệnh.

    Một nguyên nhân bị cảm cúm khác ít phổ biến hơn là bị lây bệnh khi vô tình chạm vào một bề mặt hoặc đồ vật có chứa virus cúm, chẳng hạn như tay nắm cửa, bút viết, bàn phím, điện thoại, cốc, ly, dụng cụ ăn uống… và sau đó chạm vào miệng, mắt hoặc mũi của chính mình.

    nguyên nhân gây ra bệnh cúm là do lây lan

    Khi biết nguyên nhân gây ra bệnh cúm là do lây lan thì bạn sẽ thắc mắc cảm cúm lây lan qua đường nào và lây trong bao lâu? Người bị cúm có thể lây lan cho người khác trước khi biết mình mắc bệnh. 

    Người bệnh có thể bắt đầu lây nhiễm virus gây bệnh từ khoảng một ngày trước khi các biểu hiện bệnh xuất hiện cho đến khoảng 5-7 ngày sau mới hết lây. Thời điểm dễ lây lan bệnh nhất là trong vòng 3-4 ngày đầu tiên sau khi khởi phát triệu chứng. Một số người, đặc biệt là trẻ nhỏ và những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, có thể lây nhiễm bệnh trong thời gian dài hơn.

    Các yếu tố nguy cơ

    Ngoài những nguyên nhân gây ra bệnh cúm đã đề cập ở trên, thì một số yếu tố nguy cơ sau đây có thể khiến bạn hay bị cảm cúm hơn so với người khác:

    • Tuổi tác: Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng và người lớn trên 65 tuổi trở lên là những đối tượng dễ mắc bệnh.
    • Môi trường sống hoặc làm việc: Những người sống hoặc làm việc trong các cơ sở với nhiều cư dân, chẳng hạn như viện dưỡng lão, bệnh viện hoặc doanh trại quân đội.
    • Hệ thống miễn dịch suy yếu: Người đang điều trị ung thư, sử dụng thuốc chống thải ghép, sử dụng steroid trong thời gian dài, cấy ghép nội tạng, ung thư máu hoặc HIV / AIDS có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch và dễ bị virus xâm nhập.
    • Mắc các bệnh mãn tính: Người mắc các bệnh mãn tính như COPD, hen suyễn, tiểu đường, bệnh tim, bệnh hệ thần kinh, rối loạn chuyển hóa, bất thường đường thở, bệnh thận, bệnh gan hoặc thiếu máu nặng, có thể làm tăng nguy cơ mắc biến chứng cúm.
    • Sử dụng aspirin dưới 19 tuổi. Trẻ em và thanh thiếu niên dưới 19 tuổi đang được điều trị bằng aspirin dài hạn có nguy cơ phát triển hội chứng Reye nếu bị nhiễm virus cúm.
    • Thai kỳ. Phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba có nhiều khả năng phát triển các biến chứng liên quan đến cúm trong vòng hai tuần sau sinh.
    • Béo phì. Những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 40 trở lên có nguy cơ mắc các biến chứng cúm cao hơn.

    Phòng ngừa

    Hiểu rõ nguyên nhân gây ra bệnh cúm là do virus lây lan thì bạn sẽ biết rằng cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh cúm là chích ngừa cúm hàng năm để thúc đẩy cơ thể tạo ra kháng thể chống lại virus và giảm mức độ nguy hiểm của bệnh.

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến nghị nên tiêm phòng cúm hàng năm cho tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên. Thuốc chủng ngừa cúm có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh cúm, giảm mức độ nghiêm trọng của bạn và giảm nguy cơ phải nằm viện.

    nguyên nhân gây ra bệnh cúm và tiêm ngừa

    Ngoài ra, để phòng ngừa nguyên nhân gây ra bệnh cúm là do lây lan virus, bạn nên có những thói quen tốt sau đây:

    • Rửa tay kỹ và thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, sau khi ho hoặc hắt hơi, trước khi ăn hoặc chế biến thức ăn.
    • Che miệng và mũi bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi, sau đó bỏ vào thùng rác.
    • Ho hoặc hắt hơi vào cánh tay trên, không phải bàn tay, nếu không có sẵn khăn giấy.
    • Không bao giờ nhặt khăn giấy đã qua sử dụng.
    • Không bao giờ dùng chung cốc và dụng cụ ăn uống với người khác.
    • Hạn chế ra ngoài khi đang bị cúm.

    Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra bệnh cúm và những đối tượng dễ mắc bệnh, đồng thời có cách phòng ngừa hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình mình nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 26/04/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo