backup og meta

Hen suyễn kiểu nào, trị kiểu nấy!

Hen suyễn kiểu nào, trị kiểu nấy!

Bệnh hen suyễn có thể chia làm nhiều mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Với mỗi loại hen, cách nhận biết cũng như điều trị hen suyễn cũng có sự khác biệt. Bạn nên chủ động trang bị kiến thức để tránh nhầm lẫn, đồng thời bảo vệ bản thân và gia đình tốt nhất.

Hen suyễn có thể rất nhẹ không cần điều trị hoặc điều trị y khoa tối thiểu. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể rất nặng và de dọa tính mạng. Các chuyên gia phân hen suyễn ra làm bốn thể từ nhẹ đến nặng. Những thể này được xác định bởi tần suất và mức độ nặng của triệu chứng hen suyễn.

Những thể hen suyễn bao gồm:

  • Hen nhẹ, không thường xuyên
  • Hen nhẹ, dai dẳng
  • Hen trung bình, dai dẳng
  • Hen nặng, dai dẳng

1. Điều trị hen suyễn nhẹ, không thường xuyên

Trường hợp hen nhẹ, không thường xuyên thường có triệu chứng rất nhẹ. Bạn chỉ có dấu hiệu hen suyễn không quá hai ngày trong tuần hoặc hai đêm trong một tháng. Thể hen suyễn này sẽ không làm cản trở hoạt động thường ngày và có thể là loại hen liên quan đến vận động gắng sức.

Triệu chứng

  • Khò khè hoặc có tiếng rít khi thở
  • Ho
  • Sưng viêm đường hô hấp
  • Nhiều đàm đường hô hấp

Cách điều trị hen suyễn thể nhẹ

Nếu các triệu chứng chỉ thỉnh thoảng xảy ra, bạn không cần dùng thuốc hàng ngày. Thay vào đó, chỉ cần ống hít để điều trị các triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, thuốc nên được chỉ định dựa trên độ nặng khi cơn hen cấp xảy ra. Bác sĩ cũng sẽ kê đơn thuốc chống dị ứng nếu hen suyễn kích hoạt bởi dị ứng nguyên.

Nếu bệnh hen suyễn liên quan đến vận động gắng sức, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn dùng thuốc hít cắt cơn trước khi tập thể dục để ngừa triệu chứng.

Sử dụng thuốc hen suyễn trước khi tập thể dục
Trước khi vận động, bạn nên sử dụng thuốc hít cắt cơn để phòng ngừa các triệu chứng phát tác

Ai là người dễ bị loại hen này?

Hen nhẹ, không thường xuyên là thể hen phổ biến nhất. Bạn có thể không cần điều trị thể hen suyễn này vì triệu chứng quá nhẹ.

Một số các yếu tố làm tăng nguy cơ bị các dạng hen suyễn, bao gồm:

  • Có tiền sử gia đình bị hen
  • Hút thuốc lá trực tiếp hoặc gián tiếp
  • Bị dị ứng
  • Thừa cân, béo phì
  • Tiếp xúc bụi, khí ô nhiễm
  • Nghề nghiệp tiếp xúc với các chất hóa học

2. Điều trị hen nhẹ, dai dẳng

Hen nhẹ, dai dẳng có triệu chứng bệnh vẫn còn nhẹ nhưng xảy ra hơn hai lần một tuần. Tuy nhiên, các triệu chứng cũng không xuất hiện quá một lần/ngày.

Triệu chứng

  • Khò khè hoặc có tiếng rít khi thở
  • Ho
  • Sưng viêm đường hô hấp
  • Nhiều đàm đường hô hấp
  • Tê hoặc đau ngực

Cách điều trị hen suyễn

hen suyễn có nguy hiểm không

Với loại hen này, bác sĩ sẽ kê thêm loại thuốc hít liều thấp corticosteroid. Thuốc corticosteroid hít tác dụng nhanh khi được hít vào, nó thường được dùng hàng ngày. Bác sĩ cũng có thể kê thuốc chống dị ứng nếu hen suyễn kích hoạt bởi dị ứng nguyên. Việc dùng thuốc corticosteroid cho trẻ em phải có sự cho phép của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý cho bé sử dụng thuốc.

Ai là người dễ bị loại hen này?

Có các yếu tố làm tăng nguy cơ bị các dạng hen suyễn, bao gồm:

  • Có tiền sử gia đình bị hen
  • Hút thuốc lá trực tiếp hoặc gián tiếp
  • Bị dị ứng
  • Quá cân
  • Tiếp xúc bụi, khí ô nhiễm
  • Nghề nghiệp tiếp xúc với các chất hóa học

3. Điều trị hen trung bình dai dẳng

Với hen trung bình dai dẳng, triệu chứng sẽ xảy ra mỗi ngày hoặc phần lớn các ngày trong tuần. Bạn sẽ có triệu chứng bệnh ít nhất một đêm trong tuần.

Triệu chứng

  • Khò khè hoặc có tiếng rít khi thở
  • Ho
  • Sưng viêm đường hô hấp
  • Nhiều đàm đường hô hấp
  • Tê hoặc đau ngực

Cách điều trị hen suyễn

Trong hen trung bình dai dẳng, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc hít corticosteroid liều cao hơn một chút so với liều dành cho hen nhẹ dai dẳng. Thuốc hít cắt cơn cũng được sử dụng khi có triệu chứng xuất hiện. Bác sĩ cũng có thể kê thuốc chống dị ứng nếu hen suyễn kích gợi bởi dị nguyên.

Thuốc corticosteroid uống có thể dùng thêm vào cho trẻ trên 5 tuổi.

Ai là người dễ bị loại hen này?

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị các dạng hen suyễn, bao gồm:

  • Có tiền sử gia đình bị hen
  • Hút thuốc lá trực tiếp hoặc gián tiếp
  • Bị dị ứng
  • Quá cân
  • Tiếp xúc bụi, khí ô nhiễm
  • Nghề nghiệp tiếp xúc với các chất hóa học

4. Điều trị hen suyễn nặng dai dẳng

thuốc trị hen suyễn

Nếu bị hen nặng dai dẳng, các triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện nhiều lần trong một ngày . Các triệu chứng hầu như xảy ra mỗi ngày. Bạn cũng có thể bị phát bệnh nhiều đêm trong một tuần. Hen nặng dai dẳng không đáp ứng tốt với thuốc ngay cả khi sử dụng thường xuyên.

Triệu chứng

  • Khò khè hoặc có tiếng rít khi thở
  • Ho
  • Sưng viêm đường hô hấp
  • Nhiều đàm đường hô hấp
  • Tê hoặc đau ngực

Cách điều trị

Nếu bạn bị hen nặng dai dẳng, điều trị hen suyễn sẽ tích cực hơn và có thể cần dùng phối hợp nhiều loại thuốc với liều cao hơn. Bác sĩ sẽ cố gắng tìm cách kết hợp thuốc để kiểm soát bệnh của bạn hiệu quả nhất.

Các thuốc bao gồm

  • Corticosteroids hít: Dùng liều cao hơn các loại hen khác
  • Corticosteroids uống: Dùng liều cao hơn các loại hen khác
  • Thuốc hít cắt cơn cấp cứu
  • Thuốc ngăn kích gợi cơn hen

Ai dễ bị loại hen này?

Hen nặng dai dẳng có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Nó có thể khởi đầu như là một loại hen nhẹ và diễn tiến nặng hơn sau đó. Hen nặng dai dẳng có thể bị kích hoạt bởi những bệnh hô hấp như viêm phổi. Thay đổi nội tiết cũng có thể gây phát bệnh. Đây là thể hen ít gặp nhất.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị các dạng hen suyễn, bao gồm:

  • Có tiền sử gia đình bị hen
  • Hút thuốc lá trực tiếp hoặc gián tiếp
  • Bị dị ứng
  • Quá cân
  • Tiếp xúc bụi, khí ô nhiễm
  • Nghề nghiệp tiếp xúc với các chất hóa học

Đối với tất cả loại hen, tìm hiểu về tình trạng bệnh rất quan trọng để kiểm soát triệu chứng bệnh. Mỗi bệnh nhân hen suyễn nên có một kế hoạch hành động được thiết lập chung bởi bác sĩ và người bệnh, bao gồm các bước thực hiện khi cơn hen xảy ra. Hen suyễn nhẹ có khả năng nặng hơn. Vì vậy, bạn nên tuân thủ kế hoạch điều trị hen suyễn của bác sĩ và tái khám thường xuyên.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Asthma Classification https://www.healthline.com/health/asthma/asthma-classification#Overview1 Ngày cập nhật 30/08/2017

Asthma Guidelines http://emedicine.medscape.com/article/296301-guidelines Ngày cập nhật 25/04/2017

Asthma. https://www.nhs.uk/conditions/asthma/treatment/. Ngày truy cập 25/04/2017

Asthma. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/asthma/diagnosis-treatment/drc-20369660. Ngày truy cập 25/04/2017

Asthma. https://www.aafa.org/asthma-treatment/. Ngày truy cập 25/04/2017

Phiên bản hiện tại

13/09/2021

Tác giả: Bác sĩ Huỳnh Ngọc Diễm

Cập nhật bởi: Phương Quỳnh


Bài viết liên quan

Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

Máy xông mũi họng: Thiết bị hỗ trợ điều trị hen suyễn hiệu quả


Tác giả:

Bác sĩ Huỳnh Ngọc Diễm

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Ngày cập nhật: 13/09/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo