Thường thì thức ăn sẽ không gây hen suyễn nhưng vẫn có thể làm bạn bị dị ứng và gặp triệu chứng suyễn. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu xem những loại thực phẩm nào người bị hen suyễn không nên ăn để tránh nguy hại đến sức khỏe nhé.
Bạn có chắc chắn muốn đăng xuất?
Thường thì thức ăn sẽ không gây hen suyễn nhưng vẫn có thể làm bạn bị dị ứng và gặp triệu chứng suyễn. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu xem những loại thực phẩm nào người bị hen suyễn không nên ăn để tránh nguy hại đến sức khỏe nhé.
Chứng thở khò khè và sưng tấy đường hô hấp do viêm nhiễm là phản ứng của cơ thể đối với các xúc tác gây ảnh hưởng xấu đến phổi. Tình trạng này được gọi là hen suyễn. Không chỉ có một nguyên nhân gây hen suyễn mà bệnh có thể do di truyền kèm với nhiều yếu tố kích ứng gây hen khác nhau ở từng người.
Bệnh dị ứng thực phẩm cũng là một trong những bệnh gây ra các triệu chứng giống như khi bị suyễn. Thường thì thức ăn không gây hen trừ khi bạn bị dị ứng thực phẩm. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về cách lựa chọn món ăn, đặc biệt nếu chúng khiến bạn bị khó thở sau khi ăn.
Dị ứng thực phẩm làm bộc phát cơn hen do chúng khiến hệ thống miễn dịch phản ứng sau khi ăn một số loại thức ăn nhất định. Nhìn chung, bất kỳ thực phẩm nào cũng có thể gây dị ứng. Tuy nhiên, các thực phẩm dễ gây dị ứng nhất mà người bị hen suyễn không nên ăn là đậu nành, trứng, sữa, lúa mì, cá, tôm, cua, sò, hến, đậu phộng và các loại hạt cây. Các triệu chứng dị ứng thực phẩm khá đa dạng; trong đó mề đay và phát ban là những phản ứng phổ biến. Ngoài ra, người bị dị ứng cũng có thể thở khò khè tương tự như khi bị suyễn. Trẻ em dưới 5 tuổi thường sẽ dễ mắc phải các triệu chứng hen suyễn do dị ứng thực phẩm nhất.
Nếu bạn không bị dị ứng thực phẩm hoặc hen phế quản dị ứng, bạn vẫn có nguy cơ bị thở khò khè và khó thở do các thành phần khác của thực phẩm. Một loại chất phụ gia thực phẩm phổ biến với tên Màu vàng số 5 (hay còn gọi là phẩm màu tartrazine) có liên quan đến việc bạn bị nhạy cảm với thực phẩm. Những chất làm ngọt nhân tạo, chẳng hạn như aspartame, cũng dễ gây ra phản ứng hệ miễn dịch. Một số yếu tố kích ứng gây hen khác bao gồm benzoat, sulfit, salicylat và glutamat monosodium, hay còn được biết với tên MSG (bột ngọt). Các tác nhân kích ứng này thường không phổ biến; tuy nhiên, đây vẫn là những thành phần mà bệnh nhân hen suyễn không nên ăn. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu thấy triệu chứng trở nặng hơn sau khi ăn các thực phẩm có chứa nhiều các chất phụ gia kể trên.
Sau khi chúng ta ăn một bữa hoành tráng thì việc cảm thấy quá no là chuyện bình thường. Nhưng khi bạn bị hen suyễn, ăn quá nhiều có thể làm bạn khó thở hơn vì dạ dày sẽ gây áp lực lên cơ hoành. Một cách để ngăn ngừa tình trạng này là chia nhỏ bữa ăn ra và ăn nhiều lần. Bạn cũng có thể giảm đầy bụng và thở khò khè bằng cách hạn chế ăn thực phẩm có ga, ví dụ như bông cải xanh và trắng, hành tây, đậu, tỏi và xúc xích.
Bạn nên nắm rõ và tránh xa các tác nhân làm bạn gặp những triệu chứng khó chịu. Bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra loại thực phẩm nào làm bạn mẫn cảm và dễ bị dị ứng. Để tránh gặp các triệu chứng hen suyễn do thực phẩm, bệnh nhân hen suyễn không nên ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho mình. Ngoài ra, còn một số loại thực phẩm người bị hen suyễn không nên ăn nếu không sẽ gây ra nhiều nguy hiểm. Bạn nên lưu ý rằng dị ứng nặng có thể làm cơ thể phản ứng mạnh mẽ hơn và đe dọa đến mạng sống, còn được gọi là sốc phản vệ.
Ngoài việc quan tâm đến chế độ ăn uống hằng ngày, bạn cũng nên trang bị cho mình những thiết bị hỗ trợ hô hấp để có thể chủ động hơn trong việc điều trị và phòng ngừa khi các cơn hen suyễn xảy ra.
Một gợi ý cho bạn là máy xông mũi họng nén khí NE-C28 OMRON thuộc dòng máy nén khí, dễ sử dụng, kích thước hạt thuốc nhỏ mịn, bền, đảm bảo vệ sinh, là sản phẩm lý tưởng cho việc chăm sóc sức khỏe gia đình bạn. Bạn có thể mua sản phẩm tại đây!
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Food that are bad for asthma. https://www.livestrong.com/article/64531-foods-bad-asthma/. Ngày truy cập 10/01/2018.
Food allergies and asthma. https://www.webmd.com/asthma/guide/food-allergies-and-asthma. Ngày truy cập 10/01/2018.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!