backup og meta

Bệnh hen suyễn kiêng ăn gì: 8 thực phẩm cần tránh xa

Bệnh hen suyễn kiêng ăn gì: 8 thực phẩm cần tránh xa

Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát triệu chứng của bệnh hen suyễn. Có những món ăn tốt cho người bị hen suyễn nhưng ngược lại, một số khác có thể là nguyên nhân gây khởi phát các cơn hen. Vậy bạn có biết người bệnh hen suyễn kiêng ăn gì và nên ăn gì để bảo vệ sức khỏe tốt hơn chưa?

Bệnh hen suyễn kiêng ăn gì được xem là băn khoăn của rất nhiều người khi mắc phải bệnh lý hô hấp này. Dưới đây là những loại thực phẩm mà bạn cần tránh và những món ăn tốt cho người bị hen suyễn để đảm bảo sức khỏe trong quá trình điều trị bệnh.

Bệnh hen suyễn kiêng ăn gì và uống gì?

Để cải thiện sức khỏe khi bị hen suyễn, bạn nên nghiêm túc kiêng một số loại thực phẩm không lành mạnh có thể gây khởi phát cơn hen hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh của bạn. Vậy bạn đã biết bệnh hen suyễn không nên ăn gì chưa?

1. Các loại nước cam, chanh đóng chai

bệnh hen suyễn không nên ăn gì

Đứng đầu danh sách các loại thực phẩm mà người bị hen suyễn cần tránh xa phải kể đến nước cam, chanh đóng chai với hàm lượng chất phụ gia, hương liệu nhân tạo và hóa chất cao. Vậy nếu không dùng các loại thức uống này, người bị hen suyễn nên uống nước gì? Bạn nên dùng nước chanh hoặc cam tươi để hạn chế chất phụ gia, đồng thời hỗ trợ các cơ trong đường thở hoạt động tốt hơn.

2. Rượu, bia

Người bị bệnh hen suyễn nên kiêng uống bia rượu

Bạn luôn tự hỏi tại sao lại có cảm giác khó thở sau khi uống rượu, bia phải không? Vì chúng là các chất gây khó thở hàng đầu, tác động tiêu cực đến hệ thần kinh, hô hấp…Vì vậy, hãy từ bỏ rượu, bia, các chất kích thích ngay nếu có thể bạn nhé.

3. Trái cây hay rau củ sấy khô

Bị hen suyễn kiêng ăn gì? Các loại trái cây sấy khô thường được bảo quản bởi các chất có tên gọi là sulfite. Sulfite là nhóm hóa chất có khả năng gây khó thở cao mà bệnh nhân hen suyễn cần tránh. Các loại trái cây và rau củ sấy khô điển hình mà người bệnh hen suyễn nên kiêng ăn là nho khô, quả dứa, quả mơ, quả anh đào và rau củ đóng hộp.

4. Bệnh hen suyễn kiêng ăn gì? Tránh những thực phẩm ngâm chua

bệnh hen suyễn không nên ăn gì

Hen suyễn không nên ăn gì? Hãy tránh xa các loại thực phẩm ngâm chua như dưa muối nếu bạn có phản ứng với sulfite. Nước nho, rượu chát và một số loại nước giải khát cũng có chứa chất này.

5. Đồ đông lạnh, đồ đóng gói sẵn 

Đồ đông lạnh và đồ đóng gói sẵn cũng thường chứa nhiều sulfite và các thành phần bảo quản như natri bisulfite không tốt cho bệnh nhân hen suyễn. Vì thế, nếu như đang băn khoăn không biết bị hen suyễn kiêng ăn gì, câu trả lời là bạn sẽ cần tránh xa những đồ ăn như cá đông lạnh, hải sản đông lạnh, khoai tây chiên, bánh snack,…

6. Bệnh hen phế quản kiêng ăn gì? Hãy tránh những thực phẩm gây dị ứng 

tránh ăn thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản

Một số loại thực phẩm gây dị ứng có thể khiến các cơn hen khởi phát như đậu phộng, lúa mì, đậu nành, sữa bò, tôm, cua… Các chuyên gia khuyến cáo người bị hen suyễn nên kiêng các loại thực phẩm này.

7. Hạn chế ăn muối 

Theo các nghiên cứu, thực phẩm nhiều muối khi thẩm thấu vào khí quản gây nên đờm, đặc biệt khi gặp gió hàn độc có thể gây tắc nghẽn đờm và sinh ra bệnh hen suyễn.

8. Thực phẩm có chứa sulfite khác

người bị hen suyễn không nên ăn nhiều măng tây

Một số thực phẩm tự nhiên khác cũng có chứa sulfite bao gồm măng tây, hẹ, ngô, trứng, tỏi, tỏi tây, xà lách, cá hồi, sản phẩm làm từ đậu nành, cà chua. Bạn nên cẩn trọng khi sử dụng những thực phẩm này trong bữa ăn của mình nhé.

Tuy chế độ ăn uống hằng ngày không thể chữa trị dứt điểm bệnh hen suyễn nhưng nó lại góp phần quan trọng giúp bệnh nhân kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Do đó, việc hiểu rõ bệnh hen suyễn kiêng ăn gì sẽ giúp bạn lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp.

Lưu ý về chế độ ăn cho người bị hen suyễn

Thực tế, không có chế độ ăn kiêng cụ thể để giúp hạn chế tình trạng khởi phát cơn hen. Tuy nhiên, người bị hen suyễn sẽ cần lưu ý một số điều sau:

  • Trái cây và rau quả là những món ăn tốt cho người bị hen suyễn. Chúng là nguồn cung cấp nhiều chất chống oxy hóa như beta carotene, vitamin C, E, có thể giúp phổi giảm sưng và kích ứng trước sự tấn công của các gốc tự do.
  • Tránh thức ăn gây dị ứng. Các phản ứng dị ứng với thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng hen suyễn.
  • Bổ sung vitamin D. Những người bị hen suyễn nặng có thể có lượng vitamin D thấp. Do đó, người bị hen suyễn nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin D vào chế độ ăn như sữa, trứng và các loại cá như cá hồi. Ngoài ra, việc phơi nắng cũng có giúp người bị hen suyễn tăng cường vitamin D.
  • Tránh các loại thực phẩm có chứa chất sulfite, một chất có thể gây ra các triệu chứng hen suyễn ở một số người. Chất này thường sử dụng với công dụng bảo quản ở 1 số loại thực phẩm như rượu vang, trái cây khô, dưa chua, tôm tươi, đông lạnh và một số thực phẩm khác. Do đó, người bị hen suyễn nếu dùng các thực phẩm này sẽ cần đọc kỹ về thành phần.

Nhìn chung, một chế độ ăn lành mạnh có thể không chữa khỏi bệnh hen suyễn nhưng nó có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh cũng như sức khỏe tổng thể của bạn.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Asthma diet: Does what you eat make a difference?
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/asthma/expert-answers/asthma-diet/faq-20058105
Ngày truy cập: 23.07.2020

Food as an asthma trigger https://www.asthma.org.uk/advice/triggers/food/ Ngày truy cập: 23.07.2020

Healthy eating for asthma https://www.nationalasthma.org.au/living-with-asthma/resources/patients-carers/factsheets/healthy-eating-for-asthma Ngày truy cập: 23.07.2020

Diet and Asthma https://www.pcrm.org/health-topics/asthma Ngày truy cập: 23.07.2020

The role of nutrition in asthma prevention and treatment https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7550896/ Ngày truy cập: 23.07.2020

Phiên bản hiện tại

14/10/2022

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Ho ăn dưa hấu được không? Lợi ích sức khỏe và cách dùng

Viêm phế quản có chữa được không?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 14/10/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo