backup og meta

Phác đồ điều trị lao hạch mới nhất và những điều bạn cần biết

Phác đồ điều trị lao hạch mới nhất và những điều bạn cần biết

Lao hạch là bệnh lao ngoài phổi phổ biến nhất, thường gặp ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Nếu điều trị sớm bệnh sẽ khỏi hoàn toàn và không để lại di chứng. Nếu chậm trễ hay điều trị không đúng cách từ đầu, lao hạch rất khó chữa, dễ gây biến chứng. Vậy nên, người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị lao hạch để đảm bảo đạt kết quả tốt nhất.

Vậy phác đồ điều trị bệnh lao hạch mới nhất là gì? Người bệnh cần điều trị lao hạch trong bao lâu? Bệnh lao hạch có tái phát không? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm câu trả lời cũng như bỏ túi thêm nhiều kinh nghiệm điều trị lao hạch vô cùng hữu ích nhé!

Nhìn chung người bệnh lao hạch được điều trị bằng thuốc là chính, theo phác đồ điều trị lao chung. Chỉ khi hạch to và vỡ ra, hạch to chèn ép thần kinh và mạch máu gây đau đớn hoặc hạch to gây dính mới cần phẫu thuật.

Phác đồ điều trị lao hạch của Bộ Y tế, theo Chương trình Chống lao Quốc gia 

Điều trị nội khoa sẽ phối hợp các thuốc chống lao. Thuốc này được chương trình Chống lao cung cấp.

Phác đồ điều trị lao hạch cho người lớn

Theo phác đồ IB: 2RHZE/10RHE

  • Giai đoạn tấn công kéo dài trong 2 tháng, dùng hàng ngày 4 loại thuốc, gồm Isoniazid (H), Rifampicin (R), Pyrazinamide (Z), Ethambutol (E) 
  • Giai đoạn duy trì kéo dài trong 10 tháng, dùng hàng ngày 3 loại thuốc, gồm R, H, E Rifampicin (R), Isoniazid (H), Ethambutol (E)

Phác đồ điều trị lao hạch trẻ em

Theo phác đồ IIB: 2RHZE/10RH

  • Giai đoạn tấn công kéo dài trong 2 tháng, dùng hàng ngày 4 loại thuốc, gồm Isoniazid (H), Rifampicin (R), Pyrazinamide (Z), Ethambutol (E) 
  • Giai đoạn duy trì kéo dài trong 10 tháng, dùng hàng ngày 2 loại thuốc, gồm Rifampicin (R), Isoniazid (H)

Lao đa kháng thuốc

Uống thuốc theo đúng phác đồ điều trị lao hạch

Phác đồ là Z E Km(Cm) Lfx Pto Cs/ Z E Lfx Pto Cs

  • Giai đoạn tấn công kéo dài trong 8 tháng, dùng hằng ngày 6 loại thuốc, gồm Pyrazinamide (Z), Ethambutol (E), Kanamycin (Km) hoặc Capreomycin (Cm), Levofloxacin (Lfx), Prothionamide (Pto) và Cycloserine (Cs)
  • Giai đoạn duy trì dùng 5 loại thuốc hằng ngày, gồm Pyrazinamide (Z), Ethambutol (E), Levofloxacin (Lfx), Prothionamide (Pto) và Cycloserine (Cs)

Tổng thời gian điều trị trong 20 tháng. Nếu bệnh nhân không dung nạp Kanamycin, Cycloserine thì thay thế bằng Capreomycin, Para-aminosalicylic acid.

Lưu ý khi áp dụng phác đồ điều trị lao hạch

Dùng thuốc đúng liều lượng

Mỗi loại thuốc chống lao có tác dụng nhất định. Nếu dùng liều thấp sẽ không đạt hiệu quả cũng như dễ tạo nên các chủng vi khuẩn kháng thuốc. Ngược lại, khi dùng liều cao dễ gây tai biến do tác dụng phụ của thuốc.

Dùng thuốc đúng giờ, đều đặn và đúng theo từng giai đoạn

Thuốc chống lao phải được uống cùng một lần vào thời gian nhất định trong ngày và cách xa bữa ăn để thuốc được hấp thu tối đa.

Dùng thuốc liên tục, điều trị đủ thời gian, không ngắt quãng

  • Giai đoạn tấn công: kéo dài từ 2 – 3 tháng nhằm tiêu diệt nhanh số lượng lớn vi khuẩn có trong các vùng tổn thương để ngăn chặn các vi khuẩn lao đột biến kháng thuốc.
  • Giai đoạn duy trì: kéo dài từ 4 – 6 tháng nhằm tiêu diệt triệt để các vi khuẩn trong vùng tổn thương để hạn chế bệnh tái phát.
  • Bệnh lao đa kháng: giai đoạn tấn công cần đến 8 tháng, thời gian điều trị tổng cộng là 20 tháng.

Phẫu thuật trong phác đồ điều trị lao hạch

Khi hạch to quá mức hoặc hạch đã hoá mủ, bệnh nhân cần được phẫu thuật để nạo hạch hoặc dẫn lưu đưa mủ thoát ra ngoài. Sau phẫu thuật, người bệnh cần thay băng mỗi ngày cho đến khi vết mổ lành lại cũng như cần dùng thêm kháng sinh nếu có dấu hiệu nhiễm trùng.

Phẫu thuật - Phác đồ điều trị lao hạch

Điều trị lao hạch trong bao lâu?

Điều trị lao hạch trong bao lâu là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân bên cạnh phác đồ điều trị lao hạch. Thời gian chữa bệnh sẽ kéo dài ít nhất 12 tháng. Trong vài tuần đầu tiên, bác sĩ sẽ theo dõi mức đáp ứng với điều trị và tác dụng phụ của thuốc. 

Nên thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh trong hạch bị lao hoặc cấy tìm vi khuẩn lao để đánh giá kết quả điều trị. Lưu ý dành riêng cho bệnh nhân HIV bị lao hạch là trong thời gian chữa bệnh hoặc kể cả khi đã hoàn tất điều trị, kết quả xét nghiệm có thể không thấy vi khuẩn nhưng thực tế lại có biến chứng lao, cần phải phẫu thuật.

Nếu sau 2 – 3 tháng áp dụng phác đồ mà hạch vẫn to lên hoặc áp xe mủ, người bệnh cần can thiệp ngoại khoa như trên. 

Việc điều trị sẽ được xem là hoàn tất nếu hạch lao nhỏ dần, không thể sờ thấy hoặc không còn phát triển và các triệu chứng lâm sàng biến mất sau 8 tháng điều trị.

Ngược lại, nếu đã điều trị được ít nhất 6 tháng mà các dấu hiệu bệnh xuất hiện trở lại hoặc vẫn không thuyên giảm, việc điều trị được xem là thất bại.

Chữa lao hạch là một quá trình lâu dài và người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị lao hạch được bác sĩ chỉ định. Đồng thời, đừng chủ quan mà bỏ qua những lần tái khám để đánh giá kết quả điều trị và có những phương án xử trí tiếp theo nếu cần.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Điều trị lao hạch http://bvpnt.org.vn/chan-doan-va-dieu-tri-lao-hach/ Ngày truy cập: 04/10/2021

Phác đồ điều trị lao  http://benhvien108.vn/cap-nhat-phac-do-dieu-tri-lao-nam-2015.htm Ngày truy cập: 04/10/2021

Bệnh lao hạch  https://benhvien108.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-benh-lao-hach-bach-huyet-ngoai-vi.htm 04/10/2021

Lymph nodes tuberculosis https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7425845/ Ngày truy cập: 04/10/2021

Treatment of tuberculosis  https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tuberculosis/diagnosis-treatment/drc-20351256 Ngày truy cập: 04/10/2021

Phiên bản hiện tại

04/08/2023

Tác giả: Vương Nguyễn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lương Lan


Bài viết liên quan

Giải đáp lao hạch có tái phát không?

Lao hạch có phải mổ không?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Vương Nguyễn · Ngày cập nhật: 04/08/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo