backup og meta

5 điều bạn nên biết trước khi sử dụng tinh dầu tràm

5 điều bạn nên biết trước khi sử dụng tinh dầu tràm

Tinh dầu tràm là sản phẩm của quá trình chưng cất từ lá và cành non của cây tràm và tràm gió. Bạn có thể sẽ nhầm lẫn dầu tràm với dầu tràm trà hay dầu tràm năm gân.

Dầu tràm khá phổ biến với các mẹ khi mới sinh con vì dân gian xưa hay dùng để tắm và thoa trẻ sơ sinh nhằm giúp bé khỏe mạnh và chống gió. Vậy liệu loại dầu có thực sự hiệu quả như thế và bạn đã biết dùng đúng cách chưa? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé.

1. Hiệu quả của tinh dầu tràm

tinh dầu tràm

Dù chưa có đầy đủ bằng chứng chứng minh nhưng dưới đây là những công dụng và hiệu quả của dầu mà nhiều người công nhận với các tình trạng như:

2. Tác dụng

Dầu tràm chứa chất hóa học được gọi là cineole. Khi bôi lên da, cineole có thể kích thích và làm ấm da, giúp giảm đau cho các cơ nằm sâu dưới da.

Dầu còn được dùng để trị cảm lạnh, đau đầu, đau răng và u bướu. Bên cạnh đó, dầu là chất loãng đờm hiệu quả nên thường dùng để trị ho và còn là thuốc bổ cho cơ thể.

Một vài người bôi dầu lên da để trị ghẻ và nấm. Dầu tràm có thể dùng đơn độc hay trộn chung với các thành phần khác thành dung dịch diệt khuẩn, điều trị đau khớp và các chứng đau khác.

Trong công nghiệp, dầu từ cây tràm còn có tác dụng giảm đau nướu sau khi nhổ răng. Trong công nghệ chế biến thực phẩm và đồ uống, dầu tràm còn được dùng để làm hương liệu với lượng nhỏ.

3. Mức độ an toàn của tinh dầu tràm

Một lượng rất nhỏ sẽ khá an toàn khi cho kèm với thức ăn để làm hương liệu. Thế nhưng, bạn không nên uống với lượng nhiều vì tác hại chưa rõ ràng.

Dầu tràm có thể an toàn với hầu hết mọi người khi thoa một lượng ít lên vùng da không có vết thương, nhưng có thể gây phản ứng dị ứng với một số người.

4. Lưu ý khi sử dụng tinh dầu tràm

Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, không có thông tin nào đáng tin cậy về độ an toàn khi sử dụng dầu tràm. Vì thế, bạn nên tránh sử dụng nếu không cần thiết nhé.

  • Trẻ em: Dầu có thể không an toàn với trẻ khi hít phải hay bôi lên da mặt vì có thể gây các vấn đề hô hấp nghiêm trọng. Bạn nên để dầu tránh xa tầm tay trẻ em.
  • Hen: Hít phải dầu có thể gây cơn hen cấp. Người có tiền căn hen suyễn không nên sử dụng.

5. Dầu tràm có sự tương tác thuốc nào không?

Sử dụng thuốc

Một vài thuốc được chuyển hóa bởi gan và dầu tràm có thể làm chậm quá trình này. Sử dụng dầu chung với một số thuốc có thể làm tăng hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc. Vì thế, trước khi kết hợp, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước nhé.

Những thuốc có thể bị ảnh hưởng khi dùng chung với dầu tràm gồm amitriptyline (Elavil), clozapine (Clozaril), codeine, desipramine (Norpramin), donepezil (Aricept), fentanyl (Duragesic), flecainide (Tambocor), fluoxetine (Prozac), meperidine (Demerol), methadone (Dolophine), metoprolol (Lopressor, Toprol XL), olanzapine (Zyprexa), ondansetron (Zofran), tramadol (Ultram), trazodone (Desyrel)…

Liều lượng thích hợp

Liều lượng dầu tràm thích hợp được dùng để điều trị bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, sức khỏe và một vài tình trạng bệnh khác. Hiện nay, chưa có đủ thông tin khoa học nào xác định liều an toàn khi sử dụng dầu tràm. Do đó, bạn nên sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất đáng tin cậy hay hỏi ý kiến bác sĩ và dược sĩ trước khi sử dụng nhé.

 

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

CAJEPUT OIL https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-457/cajeput-oil ngày truy cập 19/04/2018

Cajeput Oil https://www.medicinenet.com/cajeput_oil/supplements-vitamins.htm ngày truy cập 19/04/2018

 

Phiên bản hiện tại

24/07/2020

Tác giả: Thanh Thảo

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Cây thù lù trị bệnh gì? Cách dùng và những lưu ý

Dầu dừa trị rạn da: 7 cách dùng hiệu quả dành cho bạn


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Thanh Thảo · Ngày cập nhật: 24/07/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo