backup og meta

Húng quế

Húng quế

Cây húng quế (rau húng quế) là một loại thảo dược thuộc họ bạc hà có vị cay, tính nóng được dùng làm gia vị cho các món ăn và cũng mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe. Một số người còn dùng nước cây húng quế để súc miệng. Vậy rau húng quế có tác dụng gì? Mời bạn tham khảo bài viết sau.

Tìm hiểu chung

Rau húng quế có tác dụng gì?

Toàn cây húng quế thường được dùng để làm thuốc, nhưng phần ngọn c ó hoa và lá húng quế là bộ phận được sử dụng phổ biến nhất. Sau đây là một số tác dụng của rau húng quế đối với sức khỏe:

1. Rau húng quế có tác dụng gì? Phòng ngừa bệnh tiểu đường

Lá húng quế chứa nhiều chất chống oxy hóa và tinh dầu giúp sản xuất raeugenol, methyl eugenol và caryophyllene, những chất có tác dụng hỗ trợ các tế bào beta của tụy tạng hoạt động bình thường. Do đó, sẽ làm tăng khả năng nhạy cảm với insulin, làm giảm mức đường huyết và giúp kiểm soát, phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả.

2. Tác dụng của rau húng quế: Trị cảm sốt

Rau húng quế có thể giúp trị sốt do cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm khuẩn hoặc thậm chí là sốt rét do thảo dược này có khả năng sát trùng tiêu diệt nấm mốc, hạ nhiệt.

Cách làm: Đun sôi lá húng quế với nước rồi chắt lấy nước uống để hạ sốt.

Nếu sốt cao, bạn nên sắc lá húng quế cùng với bạch đậu khấu trong nửa lít nước, thêm ít đường rồi uống sẽ giúp hạ nhiệt độ cơ thể.

3. Lá húng quế có tác dụng gì? Bảo vệ tim mạch

Rau húng quế có chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa – eugenol – giúp bảo vệ tim mạch bằng cách giữ cho mức huyết áp luôn trong tầm kiểm soát đồng thời làm giảm mức cholesterol trong cơ thể.

Cách sử dụng lá húng quế bảo vệ tim mạch: Nhai vài lá húng quế đã rửa sạch khi bụng còn đói mỗi ngày.

tinh dầu rau húng quế

4. Tác dụng của rau húng quế: Phòng ngừa ung thư

Rau húng quế có chứa nhiều chất chống oxy hóa, nên có thể giúp phòng chống ung thư bằng cách bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi bị tổn thương.

5. Lá húng quế có tác dụng gì? Ngăn ngừa stress

Lá húng quế có thể giúp ngăn ngừa căng thẳng bằng cách duy trì cortisol – hormone gây stress trong cơ thể – ở mức bình thường. Rau húng quế làm dịu thần kinh, điều chỉnh khả năng tuần hoàn máu và đánh bại các gốc tự do vốn – yếu tố quan trọng gây stress.

6. Tác dụng của cây húng quế: Giảm đau đầu

Rau húng quế có thể giúp giảm chứng đau đầu và tiền đình. Nếu bạn bị đau đầu kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, có thể thử xông tinh dầu húng quế nhé.

7. Rau húng quế có tác dụng gì? Cai thuốc lá

Nếu bạn đang muốn cai thuốc lá, thì có thể dùng húng quế. Những hợp chất chống oxy hóa và stress trong thảo dược này sẽ giúp làm dịu thần kinh và giảm stress cho những người đang cai thuốc lá.

Húng quế còn có tác dụng làm mát cổ họng như bạc hà nên sẽ giúp giảm cảm giác thèm hút thuốc khi bạn nhai lá thường xuyên. Ngoài ra, các hợp chất chống oxy hóa còn giúp phục hồi các cơ quan bị tổn thương do thuốc lá gây ra.

8. Tác dụng của rau húng quế: Trị ho và long đờm

Húng quế là một thành phần quen thuộc trong các loại thuốc siro trị ho do nó có khả năng giảm ho và tống đờm ra khỏi đường hô hấp.

Thành phần dinh dưỡng của rau húng quế

Thành phần dinh dưỡng trong 100g húng quế như sau:

 Năng lượng  22 kilocalo
 Chất xơ  1,6 gram
 Protein  3,15 gram
 Vitamin A  264 microgram
 Riboflavin  0,076 miligram
 Vitamin B6  0,155 microgram
 Choline  11,4 miligram
 Vitamin E  0,8 miligram
 Canxi  177 miligram
 Mg  64 miligram
 Photpho  56 miligram
 Natri  4 miligram
 Carbohydrate  2,65 gram
 Chất béo  0,64 gram
 Nước  92,06 gram
 Vitamin B1  0,034 microgram
 Vitamin C  18 miligram
 Vitamin K  414,8 microgram
 Sắt  3,17 gram
 Mangan  1,148 miligram
 Kali  295 miligram
 Kẽm  0,81 miligram

Nguồn: USDA Nutrient Database

Cơ chế hoạt động của rau húng quế

Các thành phần hóa học trong cây có khả năng làm giảm đau và giảm viêm. Một số chất khác có thể giảm lượng đường trong máu ở người bệnh đái tháo đường. Một nghiên cứu cho thấy chúng có khả năng tăng hệ miễn dịch ở người và có thể dùng làm thuốc kích thích hệ miễn dịch.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của rau húng quế

Liều dùng khuyến cáo khi dùng lá húng quế tươi là khoảng 20g/ngày, còn với hạt là 6 – 12g/ngày. Tuy nhiên, liều dùng cụ thể cho từng trường hợp sẽ khác nhau.

Liều lượng được tính dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Vị thuốc này có thể gây ra vài tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế, bạn nên  hỏi ý kiến bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của cây húng quế

Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

  • Lá phơi khô và xay nhuyễn
  • Trà
  • Chiết xuất

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ của rau húng quế

tác dụng phụ của rau húng quế

Cây húng quế có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Gây ngộ độc: Việc ăn quá nhiều dẫn đến quá liều eugenol – thành phần chính trong húng quế có thể gây ngộ đôc, ho, thở gấp và có lẫn máu trong nước tiểu.
  • Hạ đường huyết: Bệnh nhân bị đái tháo đường hay có tiền sử bị hạ đường huyết ăn nhiều loài cây này sẽ dẫn đến lượng đường trong máu hạ quá thấp.
  • Gây ảnh hưởng đến mẹ bầu: Phụ nữ mang thai nếu ăn quá nhiều húng quế có thể dẫn đến các cơn co thắt ở tử cung, gây biến chứng trong khi sinh hoặc ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Làm loãng máu
  • Ung thư niêm mạc gan
  • Làm chậm quá trình đông máu và tăng xuất huyết

Không phải ai cũng mắc phải các tác dụng phụ trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, bạn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Rau húng quế có an toàn khi sử dụng không?

Nếu dùng với liều lượng ít, rau húng quế mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, bạn không nên dùng chúng cho trẻ em và phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú. Trong cây có chất estragole có thể gây đột biến ở trẻ khi dùng với liều lượng cao.

Bạn nên cẩn thận khi dùng dược liệu này chung với các thuốc chữa bệnh tiểu đường hoặc insulin vì chúng có thể hạ đường huyết của bạn xuống mức quá thấp.

Cây húng quế có thể tương tác với những gì?

Cây húng quế có thể tương tác với các thuốc điều trị đái tháo đường và insulin, làm cho đường huyết hạ xuống quá thấp. Chúng cũng có thể làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra đường huyết của bạn.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Skidmore-Roth, Linda. Mosby’s Handbook Of Herbs & Natural Supplements. St. Louis, MO: Mosby, 2001. Bản in. Trang 50

Basil. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5376420/. Ngày truy cập 10/6/2022

Basil. http://www.drugs.com/npp/holy-basil.html. Ngày truy cập 14/11/2015

Basil. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15070164/. Ngày truy cập 10/6/2022

Basil Benefits. https://www.indigo-herbs.co.uk/natural-health-guide/benefits/basil. Ngày truy cập 10/6/2022

Anti-inflammatory Effects of Extracts of Sweet Basil (Ocimum basilicum L.) on a Co-culture of 3T3-L1 Adipocytes and RAW264.7 Macrophages. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32281564/. Ngày truy cập 10/6/2022

Phiên bản hiện tại

10/10/2022

Tác giả: Tran Pham

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

15 loại thảo dược cực kỳ tốt cho sức khỏe mọi người

7 tác dụng thần kỳ của rau húng quế


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Tran Pham · Ngày cập nhật: 10/10/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo