backup og meta

Cây cúc dại

Cây cúc dại

Tên thông thường: Cankerwort, Common Ragwort, Dog Standard, European Ragwort, Fleur de Jacob, Herbe Dorée, Herbe de Saint-Jacques, Hierba Cana, Hierba de Santiago, Jacobée, Ragweed, Ragwort, Staggerwort, Stammerwort, St. James’ Wort, Stinking Nanny

Tên khoa học: Senecio jacobaea

Tác dụng

Cây cúc dại dùng để làm gì?

Cây cúc dại  còn được gọi là cỏ lưỡi chó, phần hoa của loại thực vật này được dùng để hỗ trợ điều trị một số tình trạng và bệnh lý như ung thư, đau bụng kinh, nhuận trường, đau cơ khớp và thải độc cơ thể.

Ngoài ra, cây cúc dại có thể được kê cho các mục đích sử dụng khác. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Cơ chế hoạt động của cây cúc dại là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về cơ chế hoạt động và tác dụng của loại thảo dược này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Liều dùng

Liều dùng thông thường cho cây cúc dại là gì?

Liều dùng của cây cúc dại có thể khác nhau đối với những bệnh nhân tùy theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của cây cúc dại là gì?

Cây cúc dại này có thể được bào chế dưới dạng như:

  • Dịch chiết;
  • Cồn thuốc.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cây cúc dại?

Một số hoạt chất trong cây cúc dại có độc tính và có thể gây hại cho người tự ý dùng. Những chất này có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm như suy gan và tổn thương gan, dị tật bẩm sinh ở trẻ em.

Ngoài ra, một số tác dụng phụ khác cũng có thể xảy ra. Nếu bạn có câu hỏi về tác dụng phụ, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, hoặc thầy thước trước khi sử dụng.

Thận trọng

Trước khi dùng cây cúc dại, bạn nên lưu ý những gì?

Bạn nên thảo luận với bác sĩ, dược sĩ nếu:

  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú;
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác. Điều này bao gồm cả thuốc kê đơn và không kê đơn;
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào có trong cây cúc dại hoặc thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
  • Bạn có bất kỳ bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng sức khoẻ bất thường nào khác;
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, chẳng hạn như dị ứng với thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hoặc động vật.

Bạn nên tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.

Mức độ an toàn của cây cúc dại như thế nào?

Không có đủ thông tin về việc sử dụng cây cúc dại trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thảo dược này.

Tương tác

Cây cúc dại có thể tương tác với những yếu tố nào?

Cây cúc dại có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ. Những thuốc có thể tương tác với cây cúc dại bao gồm: các thuốc làm tăng khả năng chuyển hóa của gan bao gồm: carbamazepine (Tegretol®), phenobarbital, phenytoin (Dilantin®), rifampin, rifabutin (Mycobutin®) và một số thuốc khác.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng cây cúc dại. Vì vậy, bạn cần báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Ragwort. http://www.livingnaturally.com/ns/DisplayMonograph.asp?StoreID=E500FDE33212420DA51DB85BA6C3F8BA&DocID=bottomline-carrot. Ngày truy cập 21/12/2016.

Ragwort. http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-256-tansy%20ragwort.aspx?activeingredientid=256&activeingredientname=tansy%20ragwort. Ngày truy cập 21/12/2016.

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Thùy Trang Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Lá thường xuân có tác dụng gì? Lưu ý khi sử dụng

Long nhãn: Không chỉ là món ăn mà còn là vị thuốc quý


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Thùy Trang Phạm · Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo