backup og meta

Cây bồ đề

Cây bồ đề

Tên thông thường: Storax, American Storax, Balsam Styracis, Balsamum Styrax Liquidus, Copalm, Copalme, Copalmed’Amérique, Copalme du Levant, Copalme Oriental, Estoraque, Estoraque Liquido, Gum Tree, Levant Storax, Liquidambar, Liquidámbar, Liquid Amber, Liquid Storax, Lu Lu Tong, Opossum Tree, Red Gum, Styrax, Sweet Gum, White Gum

Tên khoa học: Liquidambar macrophylla, Liquidambar orientalis, Liquidambar styraciflua

Tác dụng

Cây bồ đề dùng để làm gì?

Bồ đề là loại nhựa dầu (balsam) lấy từ gốc cây Liquidambar orientalis (Levant Storax) hoặc Liquidambar styraciflua (Storax Hoa Kỳ). Cây bồ đề được sử dụng làm thuốc. Bạn có thể sử dụng cây này để:

  • Trị ung thư, ho, cảm lạnh, tiêu chảy, động kinh, đau họng và nhiễm ký sinh trùng;
  • Thoa trực tiếp lên da để bảo vệ vết thương hoặc để điều trị loét và ghẻ. Cây bồ đề là thành phần của Compound Benzoin Tincture®;
  • Điều trị ho và viêm phế quản khi dùng cây bồ đề để xông hơi.

Cây bồ đề có thể được kê đơn cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ, nhà thảo dược để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của cây bồ đề là gì?

Cây bồ đề có chứa thành phần chống lại một số loại vi khuẩn.

Liều dùng

Liều dùng thông thường cho cây bồ đề là gì?

Bạn dùng 20-30 giọt/ba lần/ngày và lắc đều trước khi dùng nếu là chiết xuất của cây bồ đề hoặc bạn có thể đun 1 muỗng cà phê vỏ cây bồ đề với 1 chén nước, uống 1 chén/ngày.

Liều dùng của cây bồ đề có thể khác nhau đối với những bệnh nhân. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của cây bồ đề là gì?

Cây bồ đề có những dạng bào chế sau:

  • Tinh dầu cây bồ đề;
  • Chiết xuất chất lỏng cây bồ đề;
  • Viên nén;
  • Nước xắc.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cây bồ đề?

Khi dùng cây bồ đề làm thuốc, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như tiêu chảy và phát ban.

Bạn không nên dùng một lượng lớn cây bồ đề để uống hoặc bôi lên vết thương vì nó có thể gây một số tổn thương nghiêm trọng kể cả cho thận.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng cây bồ đề, bạn nên lưu ý những gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú. Bạn chỉ nên dùng thuốc theo sự tư vấn của bác sĩ;
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ thành phần nào của cây bồ đề;
  • Bạn đang mắc các bệnh lý khác;
  • Bạn mắc các loại dị ứng khác, chẳng hạn như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hoặc động vật.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng cây bồ đề với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của cây bồ đề như thế nào?

Không có đủ thông tin về việc sử dụng cây bồ đề trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thảo dược này.

Tương tác

Cây bồ đề có thể tương tác với những yếu tố nào?

Cây bồ đề có thể tương tác với các thuốc khác bạn đang sử dụng hoặc các bệnh bạn đang mắc phải. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Storax. http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-683-Storax.aspx?activeingredientid=683&activeingredientname=Storax. Ngày truy cập 21/09/2016

Liquidambar styraciflua. http://medicinalherbinfo.org/herbs/SweetGum.html. Ngày truy cập 21/09/2016

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Thư Thanh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Lá thường xuân có tác dụng gì? Lưu ý khi sử dụng

Long nhãn: Không chỉ là món ăn mà còn là vị thuốc quý


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Thư Thanh · Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo