Chàm thể tạng là một trong những tình trạng da liễu gây khó chịu, ảnh hưởng tới chế độ sinh hoạt hằng ngày sự tự tin của người bệnh. Vậy bệnh chàm thể tạng là gì? Những phương pháp điều trị chàm thể tạng nào hiệu quả?
Bệnh chàm thể tạng là gì?
Chàm thể tạng là dạng bệnh chàm phổ biến. Đây là bệnh lý gây ngứa da, có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào nhưng xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, đây là bệnh da liễu mãn tính, mặc dù bệnh chàm thể tạng có thể được chữa trị và cải thiện rõ rệt, nhưng vẫn có trường hợp trẻ vẫn mang các triệu chứng bệnh cho tới tuổi trưởng thành.
>>> Hãy đọc thêm: Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị
Triệu chứng bệnh chàm thể tạng
Bệnh chàm thể tạng thường xuất hiện các mảng da đỏ, mụn mủ, rỉ máu gây ngứa nhiều, đau và tróc da. Tùy vào tình trạng da, một số người có thể chỉ có những mảng da khô, nhưng những người khác có thể bị viêm da khắp nơi trên cơ thể.
Mặc dù chàm thể tạng có thể lây lan và xuất hiện bất kỳ trên bộ phận nào trên cơ thể, nhưng bệnh thường xuất hiện trên ở hai gò má, khuỷu tay, đầu gối, mặt, cổ và da đầu,…
Đối với chàm thể tạng ở người lớn, triệu chứng bệnh có thể khác nhau. Nhìn chung, tình trạng da bị lây lan như chàm thể trạng ở trẻ, nhưng khô từng mảng da ở vùng da dày hơn.
Nguyên nhân gây bệnh chàm thể tạng
Mặc dù chưa xác định nguyên nhân chính xác gây bệnh chàm thể tạng nhưng bệnh có thể xuất hiện do một số nguyên do sau đây:
- Dị ứng: Khi tiếp xúc với các chất gây kích thích
- Gen di truyền: Thế hệ trước trong gia đình đã từng có người mắc bệnh lý này. Bệnh còn phát triển đi kèm với bệnh hen suyễn và sốt
- Bẩm sinh: Một số trẻ sinh ra không may gặp bệnh lý này cho tới tuổi trưởng thành
- Ngoài ra, một số tác nhân bên ngoài khiến bệnh trầm trọng hơn như: Tiếp xúc với chất tẩy rửa, xà bông, căng thẳng, thời tiết,…
- Dị ứng thức ăn: Một số thực phẩm khiến bộc phát bệnh hoặc làm tình trạng da nghiêm trọng hơn.
>>> Xem thêm: Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh: Bật mí nguyên nhân và cách điều trị tại nhà
Phương pháp điều trị bệnh chàm thể tạng ở người lớn
1. Dưỡng ẩm da
Sử dụng kem dưỡng ẩm dành riêng cho bệnh chàm thể tạng để giúp ngăn ngừa da khô tróc. Ngoài việc giúp cung cấp độ ẩm và làm cho làn da đỡ bị khô hơn, dưỡng ẩm còn có vai trò hỗ trợ chống viêm nhẹ và giảm tình trạng bùng phát bệnh.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại kem dưỡng ẩm, bạn nên tham khảo bác sĩ da liễu trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho da.
2. Thuốc bôi corticosteroids
Nếu da của bạn bị đau và viêm, bác sĩ da liễu có thể kê đơn corticosteroid tại chỗ (áp dụng trực tiếp lên da). Các loại thuốc bôi corticosteroids có thể giúp giảm viêm trong vòng vài ngày, bởi thuốc có tính kháng viêm và giảm ngứa.
Cách sử dụng thuốc bôi corticosteroids
- Thoa kem dưỡng trước cho vùng da và chờ kem dưỡng ẩm thấm vào da trong 30 phút
- Sau đó bôi corticosteroids vào vùng da điều trị. Thường sử dụng corticosteroids cho da vào ban đêm.
- Có thể sử dụng nó sau 48 tiếng.
Lưu ý, thuốc bôi corticosteroids chỉ sử dụng để ngăn ngừa bùng phát bệnh, thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như:
- Làm da bị mỏng: corticosteroids có tính bào mòn da khá cao nên có khả năng làm da bị mỏng hơn
- Thay đổi màu da: Vùng da điều trị có thể bị trắng hơn so với vùng da bình thường khác
- Kích thích lông mọc vùng điều trị.
Các tác dụng phụ trên xuất hiện khi bạn sử dụng với loại thuốc bôi có lượng corticosteroids mạnh. Vì vậy bạn cần lưu ý tới liều lượng áp dụng cho da để tránh những lưu ý không mong muốn.
>>> Tham khảo thêm: Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh chàm để có giải pháp phù hợp
3. Thuốc bôi pimecrolimus hoặc tacrolimus
Thuốc bôi này được sử dụng đối với bệnh chàm ở các vị trí nhạy cảm và không áp dụng với những người điều trị tình trạng nhẹ hay với điều trị đơn giản.
4. Antihistamine điều trị tình trạng da ngứa nghiêm trọng
Thuốc kháng histamine là một loại thuốc giúp ngăn chặn tác dụng của một chất trong máu gọi là histamine. Thuốc có thể giúp giảm tình trạng ngứa liên quan đến bệnh chàm thể tạng.
Thuốc kháng này có tính an thần, gây buồn ngủ. Nếu chàm thể tạng gây ngứa nghiêm trọng và ảnh hưởng tới giấc ngủ, bác sĩ da liễu có thể kê đơn cho bệnh nhân sử dụng thuốc Antihistamine.
Hướng dẫn cách chăm sóc tình trạng chàm thể tạng tại nhà
Để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh chàm thể tạng và giảm sự khó chịu do bệnh gây nên, bạn có thể tham khảo một số cách chăm sóc tình trạng thể trạng tại nhà sau:
- Hạn chế cạy, gãi ngứa
- Mặc quần áo vải làm bằng nguyên liệu tự nhiên, bằng cotton, tránh sợi vải thô ráp; Mặc rộng thoải mái để hạn chế ma sát với vùng da bị chàm thể tạng
- Nên để nhiệt độ phòng mát mẻ thoáng mát
- Tránh sử dụng các chất tẩy rửa, xà phòng gây kích ứng da
- Tránh tắm thường xuyên. Bạn nên tắm với nước ấm thay vì nước lạnh
- Thay đổi chế độ ăn uống: Tùy vào tình trạng của mỗi người bởi dị ứng thức ăn phụ thuộc vào mỗi cá nhân. Một số trường hợp, các thực phẩm như trứng hay sữa bò tươi có thể dễ kích thích bộc phát các triệu chứng bệnh.
>>> Đọc thêm: Biết trẻ bệnh chàm kiêng ăn gì để tránh không cho bé ăn nữa
Lưu ý những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn nên tham vấn với bác sĩ da liễu để được chẩn đoán bệnh, đưa ra liệu trình điều trị và cách chăm sóc tình trạng da hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc bệnh chàm thể tạng là gì và cách trị chàm thể tạng hiệu quả, an toàn.