backup og meta

Lạm dụng corticoid trong điều trị vảy nến gây nguy hiểm khôn lường

Lạm dụng corticoid trong điều trị vảy nến gây nguy hiểm khôn lường

Bệnh vảy nến có lây không? Thật ra, đây là một bệnh mạn tính không lây. Tuy nhiên, nhiều người không hiểu điều này nên nghĩ người bệnh sẽ lây cho mình, từ đó xa lánh họ. Bệnh vảy nến khiến người bệnh ngứa ngáy, mất ngủ và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống. Muốn thoát khỏi tình trạng này, người bệnh thường được chữa bệnh vảy nến bằng thuốc và tránh những tác nhân kích thích bệnh tái phát. Thế nhưng, việc dùng thuốc cần cẩn trọng, đặc biệt là corticoid để không gặp tác dụng phụ nguy hiểm.

Nhiều bệnh nhân vảy nến mắc bệnh 15 – 20 năm, cuộc sống của họ bị đảo lộn không ít. Trong số những bệnh nhân đó, có ông Ngô Tấn Xuân (trú tại số 110 đường Thống Nhất, thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong, Bình Thuận). Từ những năm 2000, ông Xuân đã bị vảy nến. Ban đầu, bệnh xuất hiện ở rìa tóc và da đầu, sau đó lan rộng đến cổ và lưng, kèm theo ngứa ngáy, khó chịu.

Bên cạnh đó, ông còn bị những người xung quanh xa lánh vì sợ lây bệnh. Vì vậy, ông Xuân thường mặc cảm khi gặp gỡ mọi người nên hay mặc áo dài tay để che đi những vết vảy nến. Suốt thời gian dài chữa bệnh vảy nến, ông đã uống nhiều loại thuốc mà không thuyên giảm. Thế nhưng, chỉ sau 3 tháng sử dụng một sản phẩm thiên nhiên, các vảy da của ông đã giảm rõ rệt, không còn ngứa ngáy nữa. Vậy bí quyết của ông là từ đâu? Bạn có thể xem thêm về cách chữa bệnh vảy nến hiệu quả của ông Xuân tại đây và đừng bỏ qua những thông tin hữu ích về bệnh của Hello Bacsi nhé.

Triệu chứng bệnh vảy nến

Triệu chứng bệnh vẩy nến
Da có vảy trắng, hồng gây khó chịu cho bệnh nhân

Khi bị vảy nến, bạn thường có những dấu hiệu như có vảy óng ánh bạc trắng hơi nhô lên bề mặt da với rìa đỏ hay hồng; da khô, nứt, có thể chảy máu; ngứa, đỏ da và lở loét da; sưng và cứng khớp. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng thường ảnh hưởng đến vùng da ở khuỷu tay, đầu gối và da đầu.

Nguyên nhân bệnh vảy nến là gì?

Khi biết nguyên nhân bệnh vảy nến là gì, bạn mới có phương pháp can thiệp đúng cách.

1. Hệ miễn dịch suy yếu

Có nhiều nguyên nhân khiến hệ miễn dịch suy yếu. Trong đó, có nguyên nhân là do cơ thể bị các yếu tố ngoại lai (virus, vi khuẩn) tấn công, mắc một số bệnh như HIV/AIDS…; tủy xương, nơi sản sinh các bạch cầu, bị ức chế (mắc ung thư); hạch bạch huyết, ức… bị oxy hóa, suy yếu; cơ thể thiếu dinh dưỡng.

Khi hệ miễn dịch suy yếu, nhiều bệnh tự miễn sẽ xuất hiện, trong đó có vảy nến. Bình thường, hệ miễn dịch sẽ tạo ra những “chiến binh thiện chiến” (bạch cầu) phát hiện, tấn công và tiêu diệt các thành phần ngoại lai để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Ở người bị vảy nến, khi hệ miễn dịch suy yếu, các tế bào bạch cầu không còn khả năng nhận diện “người nhà” và “kẻ thù”. Vì vậy, thay vì tấn công và tiêu diệt “kẻ thù”, chúng lại quay sang tấn công vào “người nhà” (tế bào biểu bì).

Điều này khiến các tế bào biểu bì tăng sinh và chết đi liên tục trong 3 – 4 ngày thay vì 28 – 30 ngày. Các tế bào chết được đưa lên bề mặt da, tích tụ lại và gây các triệu chứng bệnh vảy nến như các mảng da sưng, viêm, có vảy trắng, đỏ và ngứa ngáy.

2. Các yếu tố nguy cơ khác gây vảy nến

Bạn sẽ có nguy cơ bị vảy nến cao hơn người khác nếu:

  • Gia đình có người bị vảy nến
  • Uống rượu bia, hút thuốc lá, lười vận động
  • Sử dụng một số loại thuốc
  • Chấn thương da.

3. Nguyên nhân khiến bệnh vảy nến tái phát

Sau khi chữa bệnh vảy nến thành công, bệnh có thể tái phát. Tình trạng này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần. Do đó, khi biết các tác nhân khiến bệnh vảy nến tái phát, bạn hãy tránh xa những tác nhân này ra nhé. Đó là:

  • Tiếp xúc với các loại hóa chất, ánh nắng mặt trời
  • Mất ngủ
  • Dùng rượu bia, chất kích thích
  • Ăn uống thiếu chất dinh dưỡng.

Tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh vảy nến

Tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh vẩy nến
Điều trị vảy nến phải kết hợp sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau

Phương pháp điều trị vảy nến thông thường là dùng thuốc uống và kem hoặc mỡ bôi ngoài da hay tiêm truyền đường tĩnh mạch. Các nhóm thuốc thường là nhóm ức chế miễn dịch, nhóm chống viêm, nhóm ức chế sự chết tế bào…

Hiện nay, các thuốc chữa bệnh vảy nến đều có tác dụng ức chế hệ miễn dịch nên giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh vảy nến. Tuy nhiên, nếu sử dụng lâu dài, thuốc sẽ làm hệ miễn dịch bị suy yếu trầm trọng, gây nhờn thuốc, giảm tác dụng điều trị của thuốc và khiến bệnh vảy nến ngày càng trầm trọng hơn, việc điều trị cũng mất thời gian hơn. Vì thế, người bệnh sẽ bị lệ thuộc vào thuốc, chỉ cần ngưng dùng thuốc, bệnh lại tái phát. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch suy giảm cũng khiến cơ thể gặp nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Ngoài ra, khi sử dụng các loại thuốc Tây chữa vảy nến, bạn còn có nguy cơ gặp các tác dụng phụ. Thông thường, thuốc Tây sẽ được đào thải qua gan, thận. Do đó, nếu sử dụng thuốc quá liều trong thời gian dài, bạn có thể sẽ gặp biến chứng nghiêm trọng lên gan gây suy gan, xơ gan; biến chứng lên thận gây suy thận hoặc bị teo da, giãn mạch máu dưới da, nhiễm độc da… Vì vậy, khi sử dụng thuốc, bạn cần cẩn trọng và tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ.

Cẩn trọng khi sử dụng thuốc corticoid để điều trị vảy nến

Corticoid là một vũ khí lợi hại dùng để điều trị vảy nến. Thuốc có thể kiểm soát tốt tình trạng viêm (khiến da bị sưng và đỏ). Tuy nhiên, bạn không thể tự mua thuốc về dùng mà phải có sự hướng dẫn của bác sĩ. Bác sĩ sẽ dựa vào tuổi, mức độ nghiêm trọng của bệnh, vị trí mà bệnh bùng phát và cân nhắc tác dụng phụ tiềm ẩn khi sử dụng thuốc để đưa ra liều lượng điều trị phù hợp cho bạn.

Ví dụ, nếu dùng thuốc cho khu vực nhạy cảm như mặt, háng và ngực, bác sĩ sẽ dùng loại nhẹ. Còn điều trị trong thời gian dài, bác sĩ sẽ cho bạn dùng loại ít mạnh hơn. Với trẻ em, trẻ sẽ dùng loại nhẹ hoặc trung bình.

Tác dụng phụ khi sử dụng corticoid

Khi tự ý sử dụng thuốc, bạn có thể gặp những tác dụng phụ như làm mỏng da, thay đổi màu da, bạn dễ bị bầm tím, rạn da, da bị đỏ, mạch máu bị vỡ, lông mọc nhiều ở vùng bôi thuốc, nhiễm trùng, trở nên nhạy cảm với ánh sáng. Corticoid có thể được hấp thu qua da và gây ra các vấn đề về sức khỏe như huyết áp cao, đường huyết caohội chứng Cushing.

Cách sử dụng thuốc corticoid an toàn

Khi sử dụng thuốc corticoid, bạn có thể đạt kết quả điều trị tốt và an toàn bằng cách:

  • Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Không nên lạm dụng thuốc. Khi bôi thuốc lên da, hãy sử dụng một lượng nhỏ và chỉ ở khu vực cần điều trị.
  • Chỉ thoa lên da. Không bao giờ sử dụng corticoid bôi lên mắt trừ khi bác sĩ cho phép vì thuốc có thể gây tăng nhãn áp hoặc đục thủy tinh thể.
  • Chỉ sử dụng phương pháp điều trị này khi bác sĩ kê toa.
  • Không dừng thuốc đột ngột. Nếu dừng, bệnh vảy nến có thể bùng phát mạnh, gây suy gan, suy thận, giòn xương.
  • Nếu cần, bác sĩ sẽ giảm liều cho bạn từ từ.

Chữa vảy nến bằng Đông y vừa hiệu quả, vừa an toàn

Nhiều người cảm thấy lo ngại về những tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Tây y, nên chuyển sang dùng Đông y. Tuy nhiên, trước đây, khi chữa trị bằng Đông y, bạn phải mất nhiều thời gian để sắc thuốc. Còn ngày nay, áp dụng khoa học bào chế hiện đại, các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu và cho ra đời các sản phẩm thảo dược chữa bệnh vảy nến. Điều này vừa giảm thời gian dùng thuốc, vừa đem lại hiệu quả điều trị vảy nến và lại an toàn. Trong các sản phẩm đó, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang và kem bôi da Explaq được đánh giá cao.

Kim Miễn Khang

Với thành phần thảo dược thiên nhiên như cây sói rừng (thành phần chính), bạch thược, nhàu, nhũ hương, thổ phục linh, hoàng bá, L-carnitine, Kim Miễn Khang có tác dụng chống tự miễn, tăng cường năng lượng và điều hòa hệ miễn dịch, giúp hệ miễn dịch được cân bằng. Từ đó, Kim Miễn Khang giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị vảy nến và các bệnh tự miễn khác rất hiệu quả.

Kim Miễn Khang
Kim Miễn Khang là thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả

Kem bôi Explaq

Bên cạnh việc sử dụng Kim Miễn Khang, bạn nên kết hợp thoa kem bôi ngoài da Explaq. Đây là kem bôi dược liệu 100% thành phần thiên nhiên với chitosan (thành phần chủ đạo), kết hợp với dịch chiết phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi giúp bong sừng bạt vảy, dưỡng da, làm mềm mịn làn da, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng bệnh vảy nến hiệu quả và không gây tác dụng phụ.

Explaq
Người bệnh vảy nến tin tưởng lựa chọn kem bôi da dược liệu Explaq

Kim Miễn Khang và Explaq được nhiều chuyên gia y tế đánh giá cao trong việc hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến. Bạn có thể tìm hiểu thêm về tác dụng hỗ trợ điều trị vảy nến của Kim Miễn Khang và Explaq bằng cách lắng nghe phân tích của TS. BS. Nguyễn Thị Vân Anh – Nguyên Trưởng khoa Nội, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương tại đây.

Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đã hiểu rõ về đặc điểm của các loại thuốc điều trị vảy nến hiện nay. Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vảy nến cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 1800 6107.

Vi Cao/HELLO BACSI

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

How to Pick a Topical Corticosteroid for Psoriasis https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/psoriasis/topical-corticosteroids-psoriasis#1 Ngày truy cập 2/10/2018

Psoriasis Health Center https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/psoriasis/default.htm Ngày truy cập 2/10/2018

Everything You Need to Know About Psoriasis https://www.healthline.com/health/psoriasis Ngày truy cập 2/10/2018

Phiên bản hiện tại

22/01/2020

Tác giả: Cao Nguyen Bich Vi

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Xịt khoáng cho da dầu mụn có công dụng gì và nên chọn như thế nào?

BHA cho da dầu mụn: Những lưu ý về cách chọn và cách dùng


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Cao Nguyen Bich Vi · Ngày cập nhật: 22/01/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo