Bạn có thể gặp một số tác dụng phụ nhỏ khi thoa tinh dầu pha loãng này lên da. Vì vậy, cần kiểm tra kích ứng trên da trước khi sử dụng.
Tinh dầu phong lữ có khả năng làm chậm hoặc ngừng lưu thông máu. Hãy thận trọng khi sử dụng nếu bạn bị huyết áp cao hoặc mắc các bệnh tim mạch.
Trộn tối đa 5 giọt tinh dầu phong lữ với dầu nền. Bôi hỗn hợp này vào các khu vực bị ảnh hưởng 2 lần mỗi ngày cho đến khi thấy sự cải thiện.
7. Tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà có tác dụng giảm các triệu chứng ngứa và đau trong bệnh vảy nến. Có khoảng 25 loài bạc hà với hơn 600 giống khác nhau. Bất kể bạn sử dụng loại tinh dầu bạc hà từ loài nào cũng đem đến kết quả tương tự nhau.
Với liều lượng nhỏ, bạc hà không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, vẫn có một vài phản ứng dị ứng nhẹ xảy ra. Bạn nên cảnh giác với bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng bất thường sau khi sử dụng.
Cách sử dụng là kết hợp một cốc nước với 5-7 giọt tinh dầu bạc hà bỏ vào trong một chai xịt. Xịt trực tiếp lên vùng da bị tổn thương để làm dịu cơn đau và ngứa.
8. Dầu hạt thì là đen (Black seed oil)
Với đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, dầu hạt thì là đen rất có ích cho người bệnh khi đối mặt với một loạt vấn đề về da, từ bệnh vảy nến đến những bệnh da liễu khác gây ra bởi ký sinh trùng.
Dầu thì là đen giúp làm dịu, kháng viêm đồng thời đẩy nhanh quá trình chữa lành da. Ngoài ra, nó còn có công dụng dưỡng ẩm, làm giảm độ dày lớp vảy trên da người bệnh.
Hạt thì là đen làm chậm quá trình đông máu và hạ huyết áp. Do vậy, những người bị rối loạn đông máu, tiểu đường hoặc huyết áp thấp nên nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng. Phụ nữ có thai cũng nên tránh sử dụng dầu hạt thì là đen.
Bạn có thể thoa dầu hạt thì là đen trực tiếp lên da hoặc trộn nó với một loại tinh dầu khác trước khi sử dụng.
Các yếu tố rủi ro khi sử dụng dầu và tinh dầu
Luôn luôn nghiên cứu loại dầu, tinh dầu mà bạn dự định sử dụng trước khi thêm nó vào kế hoạch điều trị. Mỗi loại dầu, tinh dầu đều đi kèm với tác dụng phụ và tương tác riêng của nó.
Mặc dù đây là các chất tự nhiên, nhưng vẫn có loại có tác dụng rất mạnh. Vì lý do này, chúng nên được đối xử như thuốc và được sử dụng cẩn thận.
Tinh dầu thường không được khuyến cáo cho trẻ sơ sinh, trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Một số loại còn gây tương tác với các thuốc hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước sử dụng chúng trong việc điều trị bệnh vảy nến.
Cách trị vảy nến thông thường
Có 3 hình thức điều trị bệnh vảy nến:
- Các phương pháp điều trị tại chỗ: bao gồm thuốc bôi ngoài da, dầu gội đầu… trong đó thuốc bôi chứa corticoid được sử dụng nhiều nhất.
- Liệu pháp ánh sáng cực tím (UV) còn được gọi là liệu pháp quang học.
- Thuốc kê toa dùng đường uống hoặc tiêm.
Các loại thuốc trị vảy nến được kê toa bao gồm:
- Methotrexate
- Retinoids
- Cyclosporine
- Các chế phẩmsinh học như etanercept, adalimumab và Infliximab
Điều trị tại chỗ thường thích hợp cho bệnh vảy nến nhẹ, liệu pháp quang học cho những người bệnh vảy nến vừa phải và kê đơn thuốc điều trị đối với bệnh vảy nến nặng.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!