backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ
Mục lục bài viết

Thải độc da nhiễm corticoid tại nhà giúp da sáng khoẻ

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lạc Thị Kim Ngân · Da liễu · Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 25/08/2023

Thải độc da nhiễm corticoid tại nhà giúp da sáng khoẻ

Hiện nay một số người gặp vấn đề da yếu, bị tổn thương do nhiễm độc corticoid. Vì vậy nhiều người vẫn loay hoay tìm cách thải độc da nhiễm corticoid. Vậy có những phương pháp điều trị thải độc da nhiễm corticoid nào?

Cùng tìm hiểu về thải độc da nhiễm corticoid và cách ngăn ngừa để da luôn được khoẻ mạnh, sáng tự nhiên!

Thải độc da nhiễm corticoid là gì?

Thải độc da nhiễm corticoid là phương pháp điều trị cần làm khi da bị nhiễm độc chất này do sử dụng sản phẩm, kem trộn có chứa corticoid. Nói cách khác việc lạm dụng sản phẩm chứa lượng corticoid có nồng độ cao trong thời gian dài sẽ bào mòn da và khiến da bị tổn thương. Tình trạng da nhiễm chất này cần có phương pháp giúp thải độc da nhiễm corticoid.

Thông thường bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bôi hoặc sản phẩm chứa corticoid (corticosteroid) để hỗ trợ điều trị các vấn đề da liễu như:

Do corticoid có tác dụng tẩy trắng mạnh và hoạt tính chống viêm khiến nhiều người tin vào quảng cáo các sản phẩm làm trắng da cấp tốc và lạm dụng các mỹ phẩm trên, dẫn đến tình trạng da nhiễm corticoid. Cần nhận biết và thải độc da nhiễm corticoid đúng cách để giảm nguy cơ biến chứng trầm trọng cho da.

Dấu hiệu da cần thải độc nhiễm corticoid

Triệu chứng phổ biến nhất của da nhiễm corticosteroid là cảm giác nóng rát hoặc châm chích khi bôi thuốc. Ngoài ra, một số tác dụng phụ cho thấy dấu hiệu da cần thải độc nhiễm corticoid như:

  • Viêm nang lông: Nang lông bị viêm.
  • Rạn da: Tạo vết rạn da theo thời gian.
  • Bệnh rosacea: Tình trạng mặt đỏ bừng và ửng đỏ.
  • Thay đổi màu da: Điều này thường dễ nhận thấy hơn ở những người có làn da sẫm màu.
  • Lông mọc quá mức: Lông thường phát triển quá mức trên vùng da nhiễm corticoid.
  • Viêm da tiếp xúc:  Da kích ứng, dị ứng nhẹ với các chất trong một số loại thuốc bôi corticosteroid.
  • Giãn mao mạch: Làm teo da, mỏng da, khiến vùng da dễ bị tổn thương, các vết xanh đỏ tím vàng như mạng nhện xuất hiện trên da.
  • Nhiễm trùng da: Sau khi sử dụng sản phẩm chứa corticoid, tình trạng nhiễm trùng da trở nên trầm trọng thêm hoặc lan rộng hơn.
  • Mụn trứng cá: Làm trầm trọng thêm tình trạng mụn trứng cá: mụn đỏ, sưng viêm, mụn mủ, mẩn đỏ, thậm chí là nóng rát và châm chích.
  • thải độc da nhiễm corticoid
    Thải độc da nhiễm corticoid là gì? Các triệu chứng thường gặp

    Các dấu hiệu có thể nghiêm trọng hơn nếu bạn:

    • Sử dụng corticosteroid có nồng độ mạnh.
    • Sử dụng các sản phẩm corticoid trong một thời gian dài hoặc trên một khu vực lớn.

    Sau bao lâu nhận biết da nhiễm corticoid?

    Phản ứng da nhiễm corticoid thường thấy sau khi sử dụng trong thời gian dài loại thuốc này:

    • Sau hơn 12 tháng ở người lớn.
    • Phát hiện sau ít nhất là 2 tháng sử dụng liên tục ở trẻ em.
    • Các triệu chứng trên có thể thấy nếu ngưng sử dụng thuốc thường xuyên.

    thải độc da nhiễm corticoid

    Làm gì khi da nhiễm corticoid?

    Khi phát hiện mình có những dấu hiệu da nhiễm corticoid, đầu tiên bạn nên tới thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị, ngăn ngừa bùng phát tình trạng da nghiêm trọng hơn.

    Sau khi chẩn đoán da nhiễm corticoid do lạm dụng sản phẩm kem trộn và thuốc bôi, tuỳ vào tình trạng bác sĩ có thể cân nhắc một số phương pháp như:

    • Chườm đá và chườm mát
    • Doxycycline
    • Tetracycline
    • Erythromycin
    • Thuốc kháng histamine
    • Chất ức chế calcineurin,…

    Lưu ý những thuốc này chỉ sử dụng khi có kê đơn và hướng dẫn của bác sĩ. Phương pháp và thuốc điều trị còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, bác sĩ sẽ cân nhắc tuổi tác, tình trạng thể chất và các loại thuốc khác mà bạn đang dùng.

    Ngưng ngay hay sử dụng giảm dần corticoid?

    Phản ứng da nhiễm corticoid thường xuất hiện các nốt ban đỏ, trông giống như bệnh chàm, viêm da dị ứng hoặc viêm da tiết bã. Trong vòng 1-2 tuần sau khi ngừng sử dụng corticoid, da bệnh nhân thường bị sưng, tấy đỏ, nóng rát và nhạy cảm hơn so với da thường.

    Nếu bạn ngừng sử dụng corticosteroid tại chỗ sau khi sử dụng liên tục trong một thời gian dài (hơn 12 tháng ở người lớn), bạn có nguy cơ bị phản ứng hội chứng cai thuốc. Thậm chí là nghiêm trọng như:

    • Da đỏ bừng hoặc thay đổi màu da
    • Nóng rát, châm chích, ngứa, bong tróc da, hoặc rỉ nước, vết loét hở,…

    Vì vậy, bạn nên giảm lượng sử dụng sản phẩm chứa corticoid dần dần miễn là bệnh vẫn được kiểm soát, thay vì ngưng đột ngột khiến da gặp tình trạng nghiêm trọng hơn.

    Nếu bạn đã sử dụng thuốc corticosteroid trong một thời gian dài, hãy thăm khám và yêu cầu bác sĩ xem xét lại phương pháp điều trị của mình.

    thải độc da nhiễm corticoid
    Cách thải độc tố cho da mặt bị nhiễm corticoid

    Một số cách thải độc da nhiễm corticoid tại nhà

    Trong quá trình thăm khám và điều trị tình trạng da nhiễm corticoid với bác sĩ, bạn có thể tham khảo một số cách thải độc da mặt bị nhiễm corticoid tại nhà sau giúp giảm nhẹ tình trạng nghiêm trọng cho da.

    Thải độc da nhiễm corticoid qua cách chăm sóc da

    • KHÔNG chạm, tránh ma xát gây tổn thương trên da
    • KHÔNG sử dụng bất kỳ mỹ phẩm, trang điểm nào lên cho da, để da có thời gian phục hồi khoẻ mạnh
    • NÊN bảo vệ da khỏi tia UV như sử dụng mũ nón, quần áo che kín, kính mát,…
    • Cách thải độc tố cho da mặt bị nhiễm corticoid bằng cách vệ sinh, làm sạch da hằng ngày với sữa rửa mặt nhẹ, không chứa cồn hay có chất tẩy mạnh

    Cách xông mặt thải độc da nhiễm corticoid tại nhà

    Bạn có thể thảo luận với bác sĩ da liễu về điều trị bằng phương pháp thiên nhiên như xông mặt với một số nguyên liệu: trà xanh, ngải cứu, sả,… để giúp giãn nở lỗ chân lông, đào thải độc tố, làm da khỏe lại.

    Các phương pháp điều trị dân gian tự nhiên tại nhà có thể có những rủi ro liên quan. Vì vậy, bạn cần tham khảo và thảo luận về bất kỳ phương pháp điều trị tự nhiên hoặc thay thế nào với bác sĩ để thải độc da nhiễm corticoid tại nhà an toàn, hiệu quả nhất.

    Cách phòng ngừa da nhiễm corticoid

    Để ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ tác dụng phụ của corticoid, bạn nên:

    • Chỉ sử dụng corticoid khi cần thiết (theo thuốc kê đơn của bác sĩ): Không tự ý mua và sử dụng thuốc corticoid liều lượng cao mà không có hướng dẫn của bác sĩ
    • Không nên sử dụng các sản phẩm kem trộn, sản phẩm không rõ nguồn gốc, không có nhãn mác,…
    • Đi khám bác sĩ: Nếu phát hiện dấu hiệu nhiễm corticoid, bạn nên tạm ngưng và liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn và điều trị

    Lưu ý các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, bạn cần tới thăm khám bác sĩ da liễu để được điều trị kịp thời.

    Tốt nhất bạn nên cẩn thận trong việc lựa chọn sản phẩm chăm sóc da, không nên tin những lời quảng cáo làm trắng da cấp tốc. Để da sáng khoẻ cần một thời gian dài chăm sóc với nhiều yếu tố như: sản phẩm phù hợp loại da, cách chăm sóc, chế độ ăn uống, lối sống sinh hoạt lành mạnh,…

    Câu hỏi thường gặp

    Da nhiễm corticoid nguy hiểm như thế nào?

    Tuỳ mức độ nặng nhẹ khác nhau, các triệu chứng thường gây khó chịu, có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ trên khuôn mặt, nguy hiểm hơn các tổn thương trên da kéo dài và mất nhiều thời gian điều trị, hồi phục. Tốt nhất bạn nên đến thăm khám bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời

    Các câu hỏi khác liên quan đến corticoid

    Hy vọng bạn đọc đã có thêm thông tin hữu ích về cách thải độc da nhiễm corticoid tại nhà, cũng như hiểu hơn lý do và dấu hiệu khi nhiễm độc chất này. Hãy chăm sóc da mỗi ngày đúng cách để sở hữu làn da sáng khoẻ tự nhiên!

    Bạn có thể quan tâm:

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lạc Thị Kim Ngân

    Da liễu · Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ


    Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 25/08/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo